Những yêu cầu đổi mới đối với HĐTNSTtrong chương trình tiểu học sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường tiểu học đoàn kết quận hai bà trưng thành phố hà nội (Trang 39)

sau năm 2015.

1.4.1. HĐTNST trong chương trình giáo dục phổ thơng

Trong chương trình giáo dục phổ thơng mới (sau năm 2015), hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và HĐTNST.

HĐTNST là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thơng mới. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm

để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn, từ đó hình thành năng

lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.

1.4.2. Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Chương trình giáo dục phổ thơng nhằm tạo ra những con người Việt Nam phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, có những phẩm chất cao đẹp, có các năng lực chung và phát huy tiềm năng của bản thân, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời.

Chương trình giáo dục cấp Tiểu học nhằm hình thành những cơ sở ban

đầu cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất, học vấn và

năng lực chung được nêu trong mục tiêu giáo dục phổ thông.

Bậc tiểu học: HĐTNST nhằm hình thành lối sống tích cực, biết cách hồn thiện bản thân, biết tổ chức cuộc sống cá nhân biết làm việc có kế hoạch, tinh thần hợp tác, có trách nhiệm, ..tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Bước đầu phát triển những tiềm năng sẵn có để tiếp tục học trung học cơ sở.

Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung đối với HĐTNST.

Phẩm chất và năng lực chung Yêu cầu cần đạt Yêu đất nước, con người

Tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội, từ

thiện, hoạt động bảo vệ mơi trường, di sản văn hóatham gia các hoạt động lao động, sinh hoạt trong gia đình, nhà

trường. Sống mẫu mực

Thực hiện các hành vi phù hợp với các yêu cầu hay quy

định đối với trẻ và không vi phạm pháp luật trong quá trình

tham gia HĐTNST cũng như ngồi cuộc sống. Sống trách

nhiệm

Thực hiện được các nhiệm vụ được giao; biết giúp đỡ các

bạn trong hoạt động; thể hiện sự quan tâm lo lắng tới kết

quả của hoạt động. Năng lực

tự học

Có thái độ học hỏi thầy cơ và các bạn trong q trình hoạt động và có những kĩ năng học tập như: quan sát, ghi chép,

tổng hợp, báo cáo,…những gì thu được từ hoạt động… Năng lực giải

quyết vấn đề

và sáng tạo

Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, hiệu quả nảy sinh trong quá trình hoạt động, nội dung hoạt động

cũng như quan hệ giữa các cá nhân, vấn đề của chính bản

thân,… Năng lực ngôn

ngữ và giao

Thể hiện kĩ năng giao tiếp phù hợp với mọi người trong quá trình tác nghiệp, tương tác; có kĩ năng thuyết phục, trình

tiếp bày..theo mục đích, đối tượng và nội dung hoạt động. Năng lực

hợp tác

Phối hợp với các bạn cùng chuẩn bị, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai hoạt động và giải quyết vấn đề. Thể hiện sự

giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẽ nguồn lực,…để hoàn thành nhiệm vụ chung.

Năng lực tính tốn

Lập được kế hoạch hoạt động, định hướng thời gian cho

hoạt động, xây dựng kế hoạch kinh phí, xác định nguồn lực,

đánh giá,…cho hoạt động.

Năng lực CNTT và truyền thông

Sử dụng ICT trong tìm kiếm thơng tin, trình bày thơng tin và phục vụ cho hoạt động trải nghiệm, cho định hướng

nghề nghiệp…Có kĩ năng truyền thông hiệu quả trong hoạt

động .

Năng lực thẩm mĩ

Cảm thụ được cái đẹp trong thiên nhiên, trong hành vi của

con người. Thể hiện sự cảm thụ thông qua sản phẩm, hành vi và tinh thần khỏe mạnh.

Năng lực thể chất

Biết cách chăm sóc sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần thể hiện sự tham gia nhiệt tình vào các hoạt động thể dục

thể thao và ln có suy nghĩ và sống tích cực…

1.4.3: Nội dung chương trình HĐTNST ở bậc tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. giáo dục phổ thông mới.

Chương trình giáo dục cấp tiểu học nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần.

Phẩm chất và năng lực được nêu trong mục tiêu chương trình giáo dục phổ

thơng; định hướng chính vào giá trị gia đình, dịng tộc, q hương, những thói quen cần thiết trong học tập và sinh hoạt; có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất để tiếp tục học trung học cơ sở.

Mạch nội dung :

- Giáo dục và phát triển cá nhân: Khám phá bản thân; Giá trị của tôi; Ước mơ

- Quê hương đất nước và hịa bình thế giới: Trường của tôi; Nơi tôi sinh; Quê

hương tôi (Con người, địa lý, thiên nhiên); Truyền thống (Phong tục, tập

quán, lịch sử, văn hóa, giáo dục); Văn hóa thế giới; Thế giới hịa bình; Bảo vệ mơi trường;

- Tình bạn, tình u và gia đình: Gia đình của tơi; Tình bạn, tình bạn khác

giới; Tổ chức cuộc sống; Trách nhiệm của tôi trong gia đình; Quản lý kinh tế.

- Thế giới nghề nghiệp: Khám phá thế giới nghề nghiệp; Phẩm chất, năng lực

nghề nghiệp (Khám phá, học tập, rèn luyện); Thành phố nghề nghiệp.

- Khoa học và nghệ thuật: Em làm khoa học; Nghệ thuật truyền thống (Địa phương, dân tộc, thế giới); Khám phá sở thích nghệ thuât của em; Nghệ sĩ trong tôi (Năng lực biểu diễn, thể hiện); Tìm hiểu phát minh sáng chế;

Ý tưởng của tôi (Nảy sinh, phát triển).

1.4.4. Đánh giá HĐTNST của học sinh tiểu học

Trong HĐTNST, đánh giá HS và đánh giá chương trình TNST là vơ cùng quan trọng. Kết quả này giúp GV đánh giá đúng được năng lực của HS, từ đó có thể hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của từng cá nhân HS. Điều này giúp cải tiến,

đổi mới phương pháp chỉ đạo thực hiện chương trình TNST trong nhà trường đạt hiệu quả hơn. Đánh giá theo năng lực là quá trình thu thập thơng tin, phân

tích và xử lý thơng tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm

hiểu nguyên nhân, ra những quyết định giúp HS học tập ngày càng tiến bộ. Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả hoạt động

không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá theo tiếp cận năng lực cần chú trọng khả năng vận

dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Hay nói

cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ

trong bối cảnh có ý nghĩa.

Xét về bản chất thì khơng có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kĩ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao

một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả kĩ năng nhận thức, kĩ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của trẻ.

1.4.5. Điều kiện để thực hiện nội dung chương trình giáo dục phổ thông

mới và HĐTNST ở bậc tiểu học

HĐTNST là hoạt động giữ vai trị rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thơng mới. Đối với cấp tiểu học cần có đủ các điều kiện tối thiểu sau

để thực hiện được chương trình.

* Tổ chức và quản lý nhà trường.

- Nhà trường có sứ mệnh phát triển nhân cách cho mỗi HS và phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện thường xuyên thay đổi; là trung tâm văn hoá giáo dục của địa phương; được tự chủ về chuyên môn,

nhân sự và tài chính; đảm bảo Quy chế dân chủ ở cơ sở; chấp hành chủ

trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo

cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp. - Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định của Điều lệ

trường Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Lớp học, số học sinh theo quy định của Điều lệ trường phổ thông. - Quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và quản lý tài chính, đất đai, cơ sở vật chất theo quy định.

* Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.

- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được đánh giá hằng năm từ loại đạt yêu

cầu trở lên theo quy định Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học; được bồi dưỡng, tập huấn về chính trị, quản lý giáo dục và chương trình mới theo quy định.

- Số lượng và cơ cấu GV đảm bảo để dạy các môn học, chuyên đề học

tập và HĐTNST theo chương trình mới; 100% GV đạt trình độ chuẩn hoặc

trên chuẩn; xếp loại từ đạt yêu cầu trở lên theo quy định về Chuẩn nghề

nghiệp GV tiểu học; GV đã được bồi dưỡng, tập huấn về dạy học theo chương trình mới.

- Số lượng nhân viên đảm bảo quy định; có trình độ trung cấp trở lên theo

đúng chuyên môn, các nhân viên khác được bồi dưỡng về nghiệp vụ theo vị trí

việc làm; nhân viên hoàn thành các nhiệm vụ được giao và được đảm bảo các

chế độ, chính sách theo quy định; nhân viên được bồi dưỡng, tập huấn về các

vấn đề của chương trình mới, liên quan đến nhiệm vụ của họ trong nhà trường. - Học sinh của nhà trường đáp ứng yêu cầu theo quy định của Điều lệ

trường tiểu học và của pháp luật; đảm bảo quy định về tuổi học sinh; được đảm bảo các quyền theo quy định.

* Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục

- Diện tích, khn viên và các u cầu về xanh, sạch, đẹp, thoáng mát đảm bảo quy định. Số lượng, quy cách và thiết bị của phòng học đảm bảo quy định của Điều lệ trường phổ thông; đảm bảo quy định của BGD&ĐT, Bộ

Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế. Khối phục vụ học tập, khối hành chính đạt tiêu chuẩn theo quy định; có trang thiết bị y tế tối thiểu và tủ thuốc với các

loại thuốc thiết yếu đảm bảo quy định; có các loại máy văn phịng (máy tính, máy in…) phục vụ cơng tác quản lý và giảng dạy, máy tính nối mạng Internet

phục vụ các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu.

- Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, GV, nhân viên và HS; kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo hằng năm đáp ứng

yêu cầu dạy học theo chương trình mới. Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy, học tập. Việc sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự

làm một số đồ dùng dạy học của GV đảm bảo quy định của BGD&ĐT.

* Xã hội hoá giáo dục

Thực hiện giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn

dân. Nhà trường chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền và phối hợp với các cá nhân, tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động đa dạng các nguồn lực tham gia các hoạt động giáo dục và hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

Phối hợp tốt giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Gia đình, PHHS được hướng dẫn phối hợp và tham gia giáo dục con em theo yêu cầu của lớp học, cấp học; Ban đại diện cha mẹ HS có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ HS.

Tiểu kết chương 1

Một trong những yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là phải chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành.

HĐTNST là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thơng mới. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm

để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng

lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.

HĐTNST khơng hồn tồn xa lạ đối với giáo dục Việt Nam trước đây cũng như trong thời gian gần đây. Nhằm định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, nhiều hoạt động dưới dạng trải nghiệm sáng tạo đã được triển khai thực

hiện. Việc gọi tên khác cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở chương trình giáo dục mới, khơng chỉ là vì nội hàm triết lý giáo dục có sự thay đổi, mà còn nhấn mạnh đến sự thay đổi nhận thức, ý thức về cái mới của hoạt động này. Mục tiêu giáo dục của nước ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đầy đủ đức, trí, thể, mỹ và nghề nghiệp. Nhân cách HS được

hình thành và phát triển chịu sự chế ước của nhiều thành tố. Trong đó, mơi

trường là điều kiện, giáo dục là chủ đạo, còn hoạt động cá nhân là cơ sở và là nhân tố quyết định chất lượng nhân cách. HĐTNST trong trường phổ thơng

có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần phát triển nhân cách của HS phổ thơng nói chung và đặc biệt quan trọng với HS tiểu học.

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết để đánh giá thực trạng HĐTNST và

quản lý HĐTNST của trường tiểu học Đoàn Kết - quận Hai Bà Trưng - Hà

Nội. Do đó, cần có các biện pháp quản lý HĐTNST phù hợp đối với trường

tiểu học Đoàn Kết - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội thì sẽ nâng cao về chất

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở

TRƯỜNGTIỂU HỌC ĐOÀN KẾT – QUẬN HAI BÀ TRƯNG – HÀ NỘI 2.1. Phương pháp tổ chức nghiên cứu:

2.1.1. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu:

- Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội:

Trong 5 năm qua, Quận Hai Bà Trưng đã có nhiều sự thay đổi lớn. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được chú trọng đầu tư, xây dựng và hồn thiện; các khu

đơ thị mới, trung tâm thương mại lớn, nhiều cơng trình giáo dục, y tế được đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn hóa, được hồn thành và đưa vào sử dụng,

góp phần giải quyết kịp thời các vấn đề dân sinh bức xúc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Công tác quy hoạch, quản lý đất đai, xây dựng và quản lư đô thị tạo được những thay đổi cơ bản và rõ nét diện mạo đô thị của quận. Nhiều cơ sở giáo dục được xây mới, nâng cấp, thành lập mới 5 trường mầm non, là quận có tỷ lệ trường chuẩn quốc gia vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra. An sinh xã hội được bảo đảm, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ 0,90% năm 2011 xuống còn 0,81% năm 2015. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên.

Sự nghiệp giáo dục của Quận Hai Bà Trưng trong những năm gần đây luôn được chú trọng quan tâm nên phát triển khá toàn diện, chất lượng giáo dục ngày càng cao.

Năm học 2015-2016, tồn quận có 53 trường mầm non (trong đó có 30 trường cơng lập, 23 trường dân lập), 24 trường tiểu học(trong đó có19 trường cơng lập, 5 trường dân lập), 20 trường THCS (trong đó có 14 trường cơng lập, 6 trường dân lập), 6 trường THPT (trong đó có 4 trường công lập, 2 trường

dân lập), 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên. Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia tồn Quận là 33 trường, trong đó có 9 trường tiểu học, 7 trường THCS và 17 trường mầm non.

Số trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Số HS tiểu học có xu hướng tăng dần, học sinhTHCS và THPT hàng năm tăng. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở các cấp hàng năm đều đạt mức cao, cấp tiểu học đạt 100%, cấp THCS đạt 99,9%, cấp THPT đạt 97,7%. Trong công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường tiểu học đoàn kết quận hai bà trưng thành phố hà nội (Trang 39)