2.1. Phương pháp tổ chức nghiên cứu:
2.2.1. Nhận thức của các lực lượng giáo dục về vai tròcủa HĐTNST với việc
việc nâng cao chất lượng giáo dục
Để tìm hiểu nhận thức của các lực lượng giáo dục trong nhà trường về
vai trò của các HĐTNST đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tiểu học, tác giả đã xây dựng phiếu khảo sát với các câu hỏi yêu cầu GV,
CBQL đánh dấu vào phương án lựa chọn, kết quả thu được như sau: * Thực trạng nhận thức của GV:
Việc nhận thức và hiểu đúng về HĐTNST còn là một khái niệm chưa cụ thể, rõ rệt mà họ chỉ hiểu đại loại giống như chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp, với những chủ điểm đã đặt sẵn trong từng tháng cho từng thời điểm có sự kiện lớn. Bên cạnh đó, để xác định xem chương trình này liệu có
nâng cao chất lượng dạy học và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh khi tham gia vào các hoạt động bộ môn Nhạc, Mỹ thuật hay Thể dục thì
khơng ít giáo viên còn băn khoăn. Cụ thể :
+ 78,9% GV nhận thức HĐTNST góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành phát triển năng lực và phẩm chất HS Tiểu học.
* Thực trạng nhận thức của CBQL:
+ Trên 85% CBQL được hỏi đều nhận thức: TNST là biện pháp tốt để
giáo dục tư tưởng đạo đức HS, nâng cao chất lượng giáo dục, giảm thiểu tác
động tiêu cực của các hoạt động ngoài nhà trường.
+ Trên 70% CBQL được hỏi đều khẳng định vai trò quan trọng của
HĐTNST trong việc hình thành năng lực và phẩm chất của HS tuy nhiên cịn một số ít đồng chí CBQL vẫn chưa đánh giá cao hiệu quả nâng cao chất lượng giáo dục bởi nhiều yếu tố khách quan hoặc chủ quan có thể có tác động lớn
hơn việc tham gia HĐTNST của học sinh, chính vì vậy phẩm chất và năng lực mà HS có được chủ yếu do di truyền hoặc các yếu tố khác tạo nên.
Bảng 2.3: Vai trò HĐTNST đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục.
KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Có hiệu quả Ít hiệu quả Khơng hiệu quả
ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT Sl % Sl % Sl % Giáo viên 10 52,6 5 26,3 4 21,1 Cán bộ quản lý 5 71,4 1 14,3 1 14,3 Qua bảng 2.3, chúng ta thấy có 52,6 % GV; 71,4% CBQL khẳng định
HĐTNST có hiệu quả đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục. Có 26,3% GV; 14,3% CBQLcho rằng HĐTNST ít hiệu quả đối với việc nâng cao chất
lượng giáo dục. Tuy nhiên có tới 21,1% GV và 14,3% CBQL khẳng định
HĐTNST khơng có hiệu quả đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tác giả đã cố gắng tìm hiểu xem những điểm nào mà người GV và CBQL cịn băn khoăn thì được biết những khó khăn cơ bản mà GV gặp phải là chưa biết tìm kiếm thơng tin cần thiết về chủ điểm giáo dục, chưa biết cách thiết kế
HĐTNST, triển khai HĐTNST, chưa chủ động hướng dẫn và động viên được học sinh cùng tham gia HĐTNST. CBQL cịn lúng túng trong cơng tác lập kế hoạch và xây dựng kỹ năng tổ chức HĐTNST cho GV. Các yếu tố khác như
hoạch đội ngũ, thu hút các nguồn lực từ các màng lưới liên kết… cũng có ảnh hưởng đến quá trình bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTNST cho đội ngũ GV.
Điều đó địi hỏi cần có những biện pháp quản lý để phát huy đồng bộ vai trò ảnh hưởng của các yếu tố này, nhằm nâng cao hiệu quả HĐTNST cho đội ngũ
GV và CBQL.