Thực trạng viêc thực hiện mục tiêu HĐTNST

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường tiểu học đoàn kết quận hai bà trưng thành phố hà nội (Trang 53 - 56)

Đạt Bình thường Chưa đạt TT Nội dung

SL % SL % SL % 1 Yêu đất nước, con người. 14 53,8 8 30,7 4 15,5 2 Sống mẫu mực. 10 38,5 9 34,6 7 26,9 3 Sống trách nhiệm. 13 50 8 30,7 5 19,3 4 Năng lực tự học. 14 53,8 7 26,9 5 19,3 5 Năng lục giải quyết vấn đề và

sáng tạo. 16 61,5 4 15,5 6 23 6 Năng lực ngôn ngữ và giao tiếp. 11 42,3 4 15,4 11 42,3 7 Năng lực hợp tác. 14 53,8 6 23,1 6 23,1 8 Năng lực tính tốn. 15 57,7 7 26,9 4 15,4 9 Năng lực CNTT và truyền thông. 10 38,6 8 30,7 8 30,7 10 Năng lực thẩm mĩ. 12 63,1 5 19,3 9 34,6 11 Năng lực thể chất. 13 50 8 30,7 5 19,3 Qua khảo sát, tác giả nhận thấy trên 60 % số người được hỏi đều cho

rằng việc thực hiện các mục tiêu cơ bản trên là có thể đạt được.Trong đó, có

hơn 30% số người cho rằng mục tiêu của 3 phẩm chất đều đạt yêu cầu,mục

tiêu yêu đất nước, con người và sống trách nhiệm được trên 53% ý kiến khả

năng này HS thực hiện đạt hiệu quả cao. Yêu cầu cần đạt về năng lực giải

quyết vấn đề và sáng tạo của HĐTNST khiến HS rất thích thú, ln mong

hiện cái mới: Tính tị mị, chịu khó quan sát và có sự liên tưởng khá tốt nên có trên 61% đánh giá Đạt.

Ví dụ: Trong giờ học Khoa học lớp 4 về “Các thể của nước”, khi được giáo viên cho xem và cùng làm thí nghiệm để phát hiện ra nước có thể ở dạng:

Hơi, lỏng, khí, rắn thì HS vơ cùng phấn khích bởi HS sẽ có sự cảm nhận và hứng thú về trải nghiệm với thế giới xung quanh bởi HS cũng có trải nghiệm về nội dung này nhưng chưa biết cách gọi tên. Do đó, mục tiêu về năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh sẽ đạt yêu cầu.

Trên 70 % người được hỏi đã đánh giá tốt mục tiêu thơng qua TNST

nhằm hình thành các năng lực tự học, hợp tác, tính tốn và thể chất bởi khi tham gia hoạt động trẻ sẽ phát huy tính tích cực, đóng góp có hiệu quả trong việc tự thiết kế hoạt động và quản lý thời gian, công việc, nâng cao sức

khỏe...tuy nhiên vẫn có hơn 42% ý kiến cho rằng năng lực ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ còn thụ động cho nên khi tự đánh giá hoạt động khi thực hiện mục tiêu này chưa đạt yêu cầu. Có 61,5% người được hỏi đánh giá phẩm chất sống mẫu mực chỉ ở mức bình thường và chưa đạt vì trẻ tiểu học hiện nay có nhiều cháu rất ngại khi biết tự phục vụ hay chia sẻ cơng việc gia đình và thể hiện

khả năng sống mẫu mực. Vì: Bố mẹ các cháu muốn con em mình phải học quá nhiều (phần nhiều do nhu cầu của cha mẹ), sợ các cháu không làm được

hoặc khơng theo ý mình, bên cạnh đó ở độ tuổi này yêu cầu đó khó biểu hiện. Tương tự, 23% ý kiến đánh giá mục tiêu năng lực giải quyết vấn đề và sáng

tạo chưa đạt yêu cầu vì các hình thức TNST của GV chưa đa dạng nên khó

phát huy được năng lực này ở một số HS. Năng lực hợp tác của HS chỉ đạt

mức bình thường và chưa đạt khi có hơn 46% GV được hỏi đánh gía, cũng có thể dễ hiểu bởi trẻ có thể nhận ra khả năng của mình nhưng để thay đổi hoàn thiện bản thân thì cần rất nhiều thời gian và sự giúp đỡ từ nhiều phía. Tuy

nhiên, cũng có trên 50 % số người được hỏi đánh gía năng lực hợp tác, thẩm mỹ, tính tốn và thể chất hồn tồn đạt u cầu bởi hiện nay nhiều trẻ rất năng

động và có nhiều năng khiếu, sở trường. Mục tiêu để học sinh tiểu học đạt

năng lực công nghệ thông tin truyền thông, thẩm mỹ, thể chất là chưa thể đạt

hình thức TNST và năng lực tổ chức của GV khi triển khai HĐTNST còn thiếu hiệu quả. Do đó, 30% ý kiến cho rằng việc đạt được mục tiêu này là còn xa vời, chưa thực tế. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác tác động tới các năng lực của trẻ vì việc tạo mơi trường cho trẻ được tham gia, có cơ hội tìm hiểu về nghề nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn, cần có sự phối hợp từ các nguồn lực hỗ trợ, đầu tư CSVC và có nguồn động viên khen thưởng tạo động lực trong công tác đánh giá HĐTNST của CBQL. Chính vì vậy, từ thực

trạng thực hiện mục tiêu của HĐTNST, rất cần các nhà quản lý quan tâm nhiều hơn nữa trong từng biện pháp quản lý HĐTNST đặt ra sau này.

2.2.3. Thực trạng thực hiện nội dung và hình thức tổ chức các HĐTNST

2.2.3.1. Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp.

Nội dung HĐTNST rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục. Điều này giúp cho các nội dung giáo dục thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn,

đáp ứng được nhu cầu hoạt động của HS, giúp các em vận dụng vào trong

thực tiễn một cách dễ dàng,thuận lợi.

Kết quả khảo sát cho thấy, trên 96% số người được hỏi đều thấy rằng , nội dung của chương trình TNST đã được đánh giá rất cao bởi những nội

dung đó phù hợp với xu thế hiện tại. Có đến 3 nội dung đạt 100% số người được hỏi đều đánh giá các nội dung chương trình TNST về Giáo dục và phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

triển cá nhân là phù hợp và rất phù hợp, với chủ đề Quê hương đất nước cũng như nội dung liên quan đến khoa học và nghệ thuật đềukhiến cho học sinh rất hào hứng cũng như phù hợp với tâm sinh lý của học sinh tiểu học, đó là:

Muốn khám phá, muốn khẳng định mình và phù hợp với nhân sinh quan của trẻ. Bên cạnh đó, nội dung khám phá thế giới nghề nghiệp và tình bạn tình

yêu gia đình tuy cịn 4% ý kiến cho rằng chưa phù hợp bởi có thể nhà trường chưa đa dạng hóa các hình thức TNST, GV chưa biết tổ chức các HĐTNST nên HS ít có cơ hội được tìm hiểu sâu hơn về nội dung này.

2.2.3.2. Hình thức học qua hoạt động trải nghiệm rất đa dạng.

HĐTNST trong nhà trường có các hình thức tổ chức rất đa dạng và phong phú. Cùng một chủ để, một nội dung giáo dục nhưng HĐTNST có thể tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động khác nhau, tùy theo lứa tuổi và nhu cầu của

HS, tùy theo điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường tiểu học đoàn kết quận hai bà trưng thành phố hà nội (Trang 53 - 56)