Khẳng định kết quả quản lý HĐTNST

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường tiểu học đoàn kết quận hai bà trưng thành phố hà nội (Trang 69 - 93)

2.4. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân

2.4.1. Đánh giá thực trạng

Thực trạng về nhận thức các HĐTNST ở các đối tượng được phỏng

vấn, điều tra có khác nhau. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổng phụ trách Đội, GVCN… nhận thức rất tốt về vai trò, vị trí, nội dung, hình thức của

HĐTNST. Còn một tỷ lệ nhỏ GV bộ môn chưa nhận thức đầy đủ về hoạt động này. Các hình thức HĐTNST mà nhà trường đã thực hiện cơ bản phù hợp với tình hình chung, tuy nhiên cần đa dạng hóa hơn nữa nội dung, phong phú hơn hình thức thể hiện. Thực trạng mức độ quản lý các mặt nhà trường chưa tốt ở việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cũng như trong việc đánh giá kết quả các HĐTNST.

Chưa có biện pháp phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường. Hiệu trưởng tuy đã chỉ trực tiếp chỉ đạo HĐTNST tuy nhiên cần sâu sát, bao quát hơn và việc tăng cường nhận thức cũng như phối hợp với chuyên gia để bồi dưỡng cho GV có được năng lực tổ chức HĐTNST cần hiệu quả

hơn. Sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường như tổ chức cơng

đồn, PHHS cịn hạn chế. Về cơng tác kiểm tra, chưa xây dựng được tiêu chí

thi đua, lực lượng kiểm tra, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả HĐTNST chưa được cụ thể và các hình thức động viên, khen thưởng cần kịp thời hơn.

2.4.2. Nguyên nhân của thực trạng

Phần nhiều các CBQL và các lực lượng giáo dục khác nhận thức chưa

đúng mức về vai trò của HĐTNST, chưa quan tâm đầu tư thích đáng cho

quản lý và tổ chức hoạt động này. Mặt khác, CBQL chưa phát huy vai

tròcủaGVCN, các lực lượng giáo dục trong việc lựa chọn nội dung, chương trình, cách thức tổ chức, quản lý HĐTNST cho phù hợp với điều kiện hiện có.

Kinh phí và điều kiện CSVC cịn hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng HĐTNST.

Kết luận chương 2

Qua tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng HĐTNST và quản lí HĐTNST ở trường Tiểu học Đoàn Kết, phần nhiều CBQL, GV đều đón nhận chương

trình một cách hồ hởi bởi lẽ mọi người đều nhận thức rõ vai trò của

HĐTNST.

Công tác quản lý HĐTNST đã được CBQL nhận thức đúng đắn và triển khai tương đối có hiệu quả, 100% CBQL đều xác định những hoạt động giáo

dục mang tính quy mơ tồn trường phải do nhà trường lập kế hoạch và tổ chức thực hiện. Các loại kế hoạch theo năm học; theo tháng đều đã được triển khai dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu đến từng GVCN các lớp.

Hầu hết các chủ đề hoạt động ở tất cả các tháng trong năm học đã được triển khai, bước đầu đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, các hoạt động ở một số chủ

đề rất khó thực hiện được thay thế bằng các nội dung khác trên cơ sở vẫn đảm

bảo đúng chủ đề và mục tiêu yêu cầu đề ra,vẫn còn một số hoạt động chưa được thực hiện.

Tóm lại, chương trình HĐTNST ở trường Tiểu học Đồn Kết nhìn

chung đã được triển khai và bước đầu đạt được kết quả.Việc đổi mới phương

pháp, hình thức; chất lượng tổ chức thực hiện các hoạt động; công tác quản lý HĐTNST đã được thực hiện đầy đủ theo quy trình. Tuy nhiên chất lượng thực hiện chương trình chưa đạt yêu cầu, việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ

chức cịn hạn chế do nhận thức của CBQL, GV và các lực lượng giáo dục khác chưa đúng mức; phương pháp, biện pháp tổ chức, quản lý HĐTNST

chậm đổi mới; nội dung, hình thức nghèo nàn, kém hấp dẫn; hoạt động bồi

dưỡng và tự bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐTNST của lãnh đạo nhà

trườngchưa đi vào chiều sâu; CSVC, thiết bị dạy học, tài chính, phương

tiện...cịn bất cập.Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng HĐTNST và quản lý HĐTNST ở nhà trường, tác giả sẽ đề xuất một số biện pháp quản lý

HĐTNST góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học Đoàn

Kết - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN KẾT, HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI

3.1. Những căn cứ đề xuất biện pháp

3.1.1. Căn cứ vào cơ sở lý luận và kết quả của các cơng trình nghiên cứu về HĐTNST. về HĐTNST.

- Các biện pháp phải giúp cho HĐTNST đạt hiệu quả đáp ứng được

mục tiêu của hoạt động, góp phần phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

- Các biện pháp phải có tính khả thi và thực hiện được ở các trường tiểu học các vùng miền khác nhau.

- Các biện pháp phải phát huy tối đa và phối hợp tốt nhất các chủ thể

hoạt động và người tổ chức hoạt động.

- Các biện pháp phải phù hợp với đặc điểm học sinh tiểu học hiện nay.

3.1.2. Căn cứ vào yêu cầu đổi mới của giáo dục tiểu học và định hướng đổi mới về hình thức tổ chức HĐTNST ở trường Tiểu học. mới về hình thức tổ chức HĐTNST ở trường Tiểu học.

Thế kỷ XXI là thế kỷ của trí tuệ, của tri thức, sáng tạo khoa học và công nghệ, sẽ tác động mạnh mẽ đến nhân loại “Chiến lược GD & ĐT là một bộ

phận rất quan trọng trong chiến lược vì con người. Con người có tri thức là tài nguyên quan trọng nhất của mọi nền sản xuất. Cải thiện tố chất nguồn nhân lực là điều kiện chính để tăng trưởng kinh tế”.

Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã khẳng định “Phải tiếp tục đổi mới phương pháp GD & ĐT, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh”.

Các định hướng trên đây đã được cụ thể hoá trong mục 2, điều 24 Luật giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Do đó các biện pháp đưa ra phải đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục tiểu học, của phương pháp tổ chức HĐTNST nhằm tạo ra sản phẩm con người, những con người có trình độ cao, biết cách tự học, có hồi bão, có

năng lực sáng tạo, năng lực thích ứng với sự thay đổi nghề nghiệp của nền

kinh tế, biết tạo ra việc làm và làm việc có hiệu quả.

3.1.3. Căn cứ vào thực trạng tổ chức HĐTNST ở trường Tiểu học Đoàn

Kết.

Chương trình HĐTNST khi xây dựng phải theo định hướng đổi mới

chương trình giáo dục phổ thông sắp triển khai tới đây. Song công cuộc đổi

mới giáo dục phải đi từng bước mới đảm bảo tính hiệu quả vững chắc, vì vậy biện pháp tổ chức HĐTNST phải dựa trên điều kiện thực tiễn của nhà trường

hiện nay có như vậy biện pháp mới có tính khả thi.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng HĐTNST và thực trạng quản lý HĐTNST ở trường Tiểu học Đoàn Kết, tác giả đã tìm tịi các yếu tố ảnh

hưởng, đồng thời đưa ra được biện pháp phù hợp nhằm khắc phục hiện trạng. Biện pháp mới phải góp phần giải quyết những hạn chế, bất cập, phát huy

được những thuận lợi, các nhân tố tích cực. Trên cơ sở đó, nhân thành điển

hình của nhà trường trong q trình triển khai HĐTNST cho HS tiểu học.

3.2. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.

HĐTNST cần phải được xây dựng trên cơ sở đổi mới chương trìnhgiáo dục phổ thơng nhằm đáp ứng các mục tiêu giáo dục toàn diện. Để hoạt động này mang lại hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu giáo dục, trong quá trình thực

hiện, nhà quản lý cũng như GV cần phải thực hiện nguyên tắc tiếp cận hệ thống. Trong quá trình tổ chức HĐTNST cho HS cần xác định rõ vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ cũng như sự tác động của các yếu tố này đến các hoạt động.

Cần biết đặt các hoạt động trong điều kiện của địa phương. Các hoạt động

phải hướng vào việc bổ trợ kiến thức trong các môn học văn hóa và mang tính tích hợp các bộ mơn, từ đó góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của cấp học. Cần có sự thống nhất cao giữa mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động để tạo thành một chỉnh thể thống nhất.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.

HĐTNST phải được xây dựng trên cơ sở đáp ứng mục tiêu giáo dục. Điều đó địi hỏi hoạt động này phải dựa trên cơ sở thực tiễn của nhà trường

về định hướng kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường, năng lực tổ

chức hoạt động, nhận thức của GV và HS, điều kiện CSVC trang thiết bị

của nhà trường…Trên cơ sở đó việc thực hiện HĐTNST mới đạt hiệu quả cao và mang tính khả thi. Nếu kế hoạch tổ chức HĐTNST không đảm bảo tính thực tiễn thì có thể khơng đáp ứng được yêu cầu giáo dục hoặc vượt quá khả năng thực hiện việc tổ chức hoạt động.

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả.

Các biện pháp phải phù hợp cho việc quản lý HĐTNST. Đồng thời phải thiết thực phục vụ cho đổi mới giáo dục hiện nay ở các nhà trường tiểu học.

Trong quá trình xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện nội dung HĐTNST,

CBQL cần phải đưa ra các biện pháp cụ thể, hợp lý để đạt được hiệu quả công việc một cách cao nhất. Nếu CBQL khơng tính đến tính hiệu quả cơng việc sẽ dẫn đến lãng phí sức người và sức của. Do vậy tính hiệu quả là một nguyên tắc nhà quản lý cần xây dựng trong HĐTNST.

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo đáp ứng mục tiêu giáo dục tiểu học.

Mục tiêu của giáo dục phổ thơng là giúp HS phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá

XHCN, đủ tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Giáo dục tiểu học nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các

phẩm chất và năng lực cơ bản để HS tiếp tục học trung học cơ sở.

3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc trưng của HĐTNST và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.

Đặc điểm của HĐTNST là nội dung, hình thức tổ chức rất đa dạng và

phong phú, đánh giá hiệu quả hoạt động rất khó vì khơng có những tiêu chí cụ thể, khó huy động được người học tham gia một cách tích cực. Vì vậy, biện pháp tổ chức HĐTNST phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS

tiểu học, người tổ chức phải nắm được những mặt mạnh của HS để thúc đẩy

HS hành động đúng, hình thành các năng lực và phẩm chất, lối sống cũng như rèn luyện kỹ năng sống cần thiết cho HS. Cần mạnh dạn giao cho HS những yêu cầu vừa sức để HS có thể tự thực hiện và tự khẳng định mình trong hoạt

động được giao.

3.2.6. Nguyên tắc đảm bảo sự tác động và huy động các chủ thể cùng tham gia vào việc quản lý và tổ chức HĐTNST. gia vào việc quản lý và tổ chức HĐTNST.

Một trong những yêu cầu đổi mới giáo dục của chúng ta hiện nay là phát huy được tính tích cực của HS, HS là chủ thể nhận thức, chủ thể giáo dục

trong mọi hoạt động. Việc tổ chức HĐTNST ngồi HS cịn có các lực lượng

khác cùng tham gia như GVCN, GV bộ môn, Đội thiếu niên, PHHS, các đồn thể chính trị, xã hội khác. Trong việc tổ chức các HĐTNST thì HS đóng vai

trị chủ thể hoạt động, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lớp, các nhóm nịng cốt, các cá nhân có năng lực nổi bật trong các hoạt động sáng tạo. GV là người định

hướng, giải quyết và kết luận các vấn đề, còn các lực lượng khác đóng vai trị hỗ trợ các hoạt động, có như vậy HĐTNST mới có hiệu quả, đi vào chiều sâu và bền vững góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

3.3. Một số biện pháp quản lý HĐTNST ở trường Tiểu học Đoàn Kết,

quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

3.3.1. Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vị trí, vai trị của HĐTNST đối với việc giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. HĐTNST đối với việc giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học.

3.3.1.1. Mục tiêu

- Vị trí của HĐTNST trong chương trình giáo dục phổ thông.

HĐTNST được xếp vào nội dung tự chọn bắt buộc dành cho tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12, là hoạt động giúp học sinh vận dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học từ nhà trường và những kinh nghiệm của

bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo.

- Vai trò của HĐTNST được chia làm hai giai đoạn với hai nhóm mục tiêu

như sau:

+ Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình HĐTNST tập trung vào việc hình thành các phẩm chất nhân cách, những thói quen, kĩ năng sống, ... Thông qua hoạt động trải nghiệm, HS được bước vào cuộc sống xã hội, được tham

gia các đề án, dự án, các hoạt động động thiện nguyện, hoạt động lao động,… cũng như tham gia các loại hình câu lạc bộ khác nhau,… bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân mỗi HS vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên HS khơng những biết cách tích cực hóa bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách

nhiệm. Đặc biệt, ở giai đoạn này, mỗi HS cũng bắng đầu xác định được năng lực, sở trường và chuẩn bị một số năng lực cơ bản cho người lao động và

người cơng dân có trách nhiệm.

+ Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, chương trình HĐTNST được tổ chức gắn với nghề nghiệp phát triển mạnh hơn. HS sẽ được đánh giá

về năng lực, hứng thú, ...được tư vấn để lựa chọn và định hướng nghề nghiệp.

Ở giai đoạn này, chương trình có tính phân hóa và tự chọn cao. HS được trải

- Bậc Tiểu học: HĐTNST nhằm hình thành lối sống tích cực, biết cách hồn thiện bản thân, biết tổ chức cuộc sống cá nhân biết làm việc có kế hoạch, tinh thần hợp tác, có trách nhiệm, có ý thức cơng dân,… và tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

3.3.1.2. Nội dung, cách thức thực hiện. * Đối với cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn, Đội.

Đối với nhà trường, năng lực quản lý của đội ngũ CBQL có ý nghĩa

quyết định đến hiệu quả hoạt động giáo dục trong nhà trường. Vì vậy việc bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL là yêu cầu cấp thiết,

tăng cường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận cũng

như nghiệp vụ quản lý cho CBQL, cán bộ nguồn.

Ngồi ra, Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng cần phải nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của Bộ, của Sở, phối hợp với các chuyên gia tổ chức triển

khai tập huấn cho đội ngũ CBQL và toàn thể GV trong nhà trường. Qua đó,

nâng cao nhận thức của cán bộ GV về tất cả các hoạt động của nhà trường,

trong đó đặc biệt lưu ý tới việc nâng cao nhận thức của cán bộ, GV về

HĐTNST.

* Đối với giáo viên

GVCN có vai trị cực kỳ quan trọng trong việc tổ chức HĐTNST, đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường tiểu học đoàn kết quận hai bà trưng thành phố hà nội (Trang 69 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)