Mơ hình quản lý lực lượng tham gia HĐTNST

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường tiểu học đoàn kết quận hai bà trưng thành phố hà nội (Trang 93 - 116)

3.3.5. Thực hiện tốt việc tạo động lực cho giáo viên thực hiện HĐTNST.

3.3.5.1. Mục tiêu

Tạo động lực là một trong những chức năng quan trọng của quản lý.

Qua đó nhà quản lý nắm bắt được toàn bộ công việc đang diễn ra trong tổ

chức của mình, từ đó điều chỉnh kế hoạch hoạt động hoặc đôn đốc nhắc nhở, động viên khích lệ hoặc tổ chức rút kinh nghiệm để những hoạt động diễn ra

càng về sau càng đạt kết quả cao hơn. Cần làm cho GV biết : - Vận dụng được các nguyên tắc đánh giá HĐTNST.

- Biết đánh giá và tự đánh giá kết quả HĐTNST.

- Vận dụng được các tiêu chí đánh giá hiệu quả năng lực học sinh trong từng

loại hình HĐTNST.

3.3.5.2. Nội dung và cách thực hiện

Qua kết quả khảo sát thực trạng cho thấy công tác kiểm tra đánh giá

chưa đem lại hiệu quả cao. Vì vậy cần xây dựng tiêu chí cụ thể về kiểm tra,

đánh giá kết quả, đảm bảo công bằng, khách quan dựa trên ý thức tham gia và

hiệu quả của các hoạt động. Mỗi một hoạt động đều có những tiêu chí chung

và những tiêu chí đặc thù. Thực hiện tốt việc tạo động lực cho giáo viên thực hiện HĐTNST là vô cùng quan trọng. Kết quả này giúp CBQL đánh giá đúng

được năng lực của GV, từ đó có thể hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của từng cá

nhân GV. Thông qua việc tạo động lực cho giáo viên thực hiện HĐTNST, nhà trường có thể đánh giá kết quả thực hiện chương trình giáo dục của trường,

của lớp, xem xét kế hoạch thực hiện có mang tính thực tiễn khơng, nội dung hoạt động cũng như quá trình thực hiện có thích hợp không, hiệu quả thu được trên học sinh có cao khơng. Điều này giúp cải tiến, đổi mới phương

pháp chỉ đạo thực hiện chương trình TNST trong nhà trường đạt hiệu quả

hơn. Tuỳ theo điều kiện và tính chất cơng việc mà có thể sử dụng các biện

- Trao quyền cho GV thiết kế, chủ động lên kế hoạch thực hiện HĐTNST. - Trao sự tự chủ, đặt niềm tin vào họ.

- Có sự hỗ trợ từ CBQL và các nguồn lực phối hợp .

- Có sự kiểm tra, đánh giá từ CBQL với mục đích giúp đỡ để họ hoàn thành nhiệm vụ.

- Trên cơ sở đó, khen thưởng động viên kịp thời những GV thực hiện

HĐTNST có hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục.

CBQL cần xây dựng tiêu chí cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: Kiểm tra theo tháng hoặc kiểm tra đột xuất đối với GVCN có thể thực hiện dựa theo các tiêu chí: thực hiện đầy đủ các hoạt động theo kế hoạch, giáo án đầy đủ, chi tiết, công tác chuẩn bị, công tác tổ chức, sử dụng các hình thức phù hợp, phong phú có kết hợp kiểm tra, đánh giá. Mỗi tiêu chí này được đánh giá theo điểm, sau đó tổng kết so sánh giữa các GVCN về mức độ hồn

thành cơng việc làm cơ sở để đề nghị khen thưởng.

Thực hiện tốt việc tạo động lực cho giáo viên và tập thể lớp thực hiện

HĐTNST dựa trên tiêu chí: mức độ nhận thức các vấn đề mà nội dung hoạt động cần chuyển tải, ý thức trách nhiệm khi tham gia và hiệu quả hoạt động.

Số lượng HS tham gia hoạt động, các sản phẩm của hoạt động, ý thức làm

việc theo nhóm… Có thể sử dụng các hình thức đánh giá qua bài viết thu

hoạch, quan sát cá nhân, tọa đàm, trao đổi, đánh giá chất lượng và số lượng

sản phẩm, qua ý kiến người khác hoặc tự mình đánh giá. Việc tăng cường

kiểm tra, đánh giá HĐTNST là hết sức cần thiết cần được các nhà trường đặc biệt quan tâm, coi trọng để nâng cao hơn nữa hiệu quả của HĐTNST.

Công tác tổng kết, nhận xét rút kinh nghiệm: Đây là một công đoạn hết

sức quan trọng nhằm khích lệ sự phấn đấu, thi đua, tạo sự đồn kết, nhất trí

cao trong một tập thể. Điều này có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Vì vậy cần phải đánh giá, khen thưởng kịp thời, chính xác mang tính động viên. Cần xây dựng

các tiêu chí khen thưởng cho mỗi hoạt động, phổ biến tới các lực lượng tham gia để mọi người phấn đấu đạt thành tích đó. Bên cạnh đó cần xây dựng tiêu

chí và quy định hình thức kỷ luật, tổ chức rút kinh nghiệm. Đối với GV, cần chọn ra những GV nhiệt tình có năng lực, tổ chức thành cơng các HĐTNST

để biểu dương trước tồn trường hoặc tính vào điểm thi đua. Cần khen thưởng

những tập thể hoàn thành xuất sắc các hoạt động dựa vào các tiêu chí đánh giá mức độ hồn thành HĐTNST. Với HS, cần uốn nắn và khen thưởng kịp thời, dựa vào mức độ hồn thành cơng việc, tự đánh giá của bản thân, sự bình bầu của GVCN và của các bạn.

Trên đây là 5 biện pháp đề xuất nhằm tăng cường quản lý các

HĐTNST ở trường Tiểu học Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà

Nội. Các biện pháp này cần được nhìn nhận trong một chỉnh thể thống nhất bởi chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nếu chỉ thực hiện riêng một biện pháp nào đó thì hiệu quả quản lý sẽ khơng cao. Các biện pháp đưa ra

được xếp theo thứ tự từ nhận thức đến hành động để phù hợp với quá trình

nhận thức cũng như khả năng thực hiện HĐTNST. Nếu như biện pháp tăng cường nhận thức về vị trí, vai trị của HĐTNST đối với việc giáo dục toàn

diện cho HS khởi nguồn cho việc suy nghĩ xem cần tạo điều kiện để GV thực hiện đa dạng hóa các hình thức TNST sẽ là bước khởi đầu cho một chuỗi hoạt

động. Tiếp theo là bồi dưỡng năng lực tổ chức các HĐTNST cho đội ngũ GV

và thu hút các nguồn lực đầu tư CSVC, tạo mạng lưới liên kết các lực lượng GD để nâng cao hiệu quả HĐTNST thì cuối cùng đến khâu thực hiện tốt việc tạo động lực cho GV thực hiện HĐTNST.

3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐTNST. quản lý HĐTNST.

Những biện pháp quản lý HĐTNST ở trường Tiểu học Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội mà tôi đề cập trên đây được rút ra từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và kết quả của quá trình khảo sát thực tế.

Để kiểm chứng cho các biện pháp đã đề ra, tôi tiến hành trưng cầu ý

kiến của đội ngũ cán bộ chủ chốt và các GV về mức độ cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp.

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Đánh giá mức độ cần thiết của từng biện pháp quản lý HĐTNST thông

qua ý kiến đánh giá của các đối tượng được khảo sát.

Tìm hiểu tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐTNST đã đề xuất

nhằm nâng cao chất lượng của HĐTNST.

3.4.2. Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm

Để khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, tôi tiến

hành lấy ý kiến đánh giá qua phiếu hỏi đối với 26 người là cán bộ, giáo viên

trong Hội đồng trường Tiểu học Đồn Kết, bao gồm 1 hiệu trưởng, 1 phó hiệu trưởng, 1 tổng phụ trách và 23 GV.

3.4.3. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp sau:

1. Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vị trí, vai trị của HĐTNST đối với việc giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học.

2.Tạo điều kiện để GV thực hiện đa dạng hóa các hình thức TNST. 3. Bồi dưỡng năng lực tổ chức các HĐTNST cho đội ngũ GV.

4. Thu hút các nguồn lực đầu tư CSVC và tạo mạng lưới liên kết các lực lượng GD để nâng cao hiệu quả HĐTNST.

5. Thực hiện tốt việc tạo động lực cho GV thực hiện HĐTNST. Khi tiến hành khảo sát các biện pháp trên, tôi chia mức ra thành 3 mức:

- Nhận thức về mức độ cần thiết của 5 biện pháp đã đề ra: + Rất cần thiết: 3 điểm

+ Cần thiết : 2 điểm + Không cần thiết: 1 điểm

- Nhận thức về tính khả thi của 5 biện pháp đã đề ra: + Rất khả thi : 3 điểm

+ Khả thi : 2 điểm + Không khả thi : 1 điểm

+ Điều tra bằng phiếu.

+ Xử lý kết quả thăm dò bằng phương pháp thống kê toán học. 3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý HĐTNST.

Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết TT Biện pháp quản lý HĐTNST SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vị trí, vai trị của HĐTNST đối với việc giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học.

21 80,8 5 19,2 0 0

2 Tạo điều kiện để GV thực hiện đa

dạng hóa các hình thức TNST. 21 80,8 4 15,4 1 3,8 3 Bồi dưỡng năng lực tổ chức các

HĐTNST cho đội ngũ GV. 22 84,6 3 11,5 1 3,9

4

Thu hút các nguồn lực đầu tư CSVC và tạo mạng lưới liên kết các lực lượng GD để nâng cao hiệu quả

HĐTNST

19 73,1 6 23,1 1 3,8

5 Thực hiện tốt việc tạo động lực cho

Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý HĐTNST

Từ các kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các biện pháp

quản lý HĐTNSTtrong bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 ở trên cho thấy:

Trên 96% các ý kiến được hỏi đã đánh giá là cần thiết và rất cần thiết. Trong số đó phần lớn cho rằng các biện pháp này được đánh giá là rất cần

thiết tuy nhiên có những biện pháp như biện pháp tạo điều kiện để GV thực hiện đa dạng hóa các hình thức TNST và biện pháp bồi dưỡng năng lực tổ

chức các HĐTNST cho đội ngũ GV, thu hút các nguồn lực đầu tư CSVC và tạo mạng lưới liên kết các lực lượng GD để nâng cao hiệu quả HĐTNST chỉ

có 96% số người được hỏi cho rằng rất cần thiết, chỉ 3,8% cho rằng biện pháp này chỉ được đánh giá ở mức cần thiết.

Trong 5 biện pháp thì biện pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức các HĐTNST cho đội ngũ GV được cho là biện pháp quan trọng nhất. Qua kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp cho thấy biện pháp này được

đánh giá rất cao (84,6% cho rằng rất cần thiết). Tiếp sau đó là biện pháp bồi

dưỡng năng lực tổ chức các HĐTNST cho đội ngũ GV và đa dạng hóa các hình thức TNST là điều kiện quan trọng góp phần tạo được động lực để đội

Dưới đây là đánh giá về tính khả thi khi triển khai các biện pháp quản lý

HĐTNST trong thời gian qua tại trường Tiểu học Đoàn Kết.

Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐTNST

Tính khả thi Rất khả thi Khả thi Không khả thi TT Biện pháp quản lý HĐTNST SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vị trí, vai trị của HĐTNST đối với việc giáo dục

toàn diện cho học sinh tiểu học.

22 84,6 4 15,4 0 0

2 Tạo điều kiện để GV thực hiện đa

dạng hóa các hình thức TNST. 21 80,7 4 15,4 1 3,9 3 Bồi dưỡng năng lực tổ chức các

HĐTNST cho đội ngũ GV. 23 88,5 3 11,5 0 0

4

Thu hút các nguồn lực đầu tư CSVC và tạo mạng lưới liên kết các lực lượng GD để nâng cao hiệu quả

HĐTNST.

20 76,9 5 19,2 1 3,9

5 Thực hiện tốt việc tạo động lực cho

Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐTNST

Từ các kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐTNST trong bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 ở trên cho thấy:

Trên 96% các ý kiến được hỏi cho rằng các biện pháp này đều khả thi và rất khả thi. Trong đó, biện pháp nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vị trí, vai trị của HĐTNST đối với việc giáo dục toàn diện cho học

sinh tiểu học được 100% ý kiến cho rằng rất khả thi và khả thi, biện pháp thu hút các nguồn lực đầu tư CSVC và tạo mạng lưới liên kết các lực lượng GD

để nâng cao hiệu quả HĐTNST có tới 76,9 % ý kiến cho rằng rất khả thi, cịn

lại 23,1% cho rằng khả thi và khơng khả thi. Biện pháp thực hiện tốt việc tạo

động lực cho GV thực hiện HĐTNST và biện pháp tạo điều kiện để GV thực

hiện đa dạng hóa các hình thức TNST đều có trên 80% ý kiến cho rằng rất

khả thi, chỉ có khoảng 20% ý kiến cho rằng khả thi và không khả thi. Tuy nhiên có khoảng 4% ý kiến được hỏi cho rằng biện thực hiện tốt việc tạo động lực cho GV thực hiện HĐTNST và biện pháp tạo điều kiện để GV thực hiện

mạng lưới liên kết các lực lượng GD để nâng cao hiệu quả HĐTNST được đánh giá là không khả thi.

Biện pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức các HĐTNST cho đội ngũ GV nhận

được 100% ý kiến được hỏi đều nhận thấy tính khả thi của biện pháp. Bởi vì,

sau khi triển khai và thực hiện dựa vào các chương trình cụ thể của chủ điểm hoạt động, đội ngũ GV đã có được một số kỹ năng tổ chức các HĐTNST, tập trung vào các kỹ năng sau:

- Kỹ năng kế hoạch hố, kỹ năng thiết kế chương trình các HĐTNST gồm các năng lực: thu thập và xử lý thông tin; xác định mục tiêu hoạt động;

xây dựng, thiết kế và đạo diễn các loại chương trình, kế hoạch hoạt động; xây dựng các chỉ tiêu, biện pháp thực hiện.

- Kỹ năng tổ chức gồm: Bố trí điều phối nhân lực, tổ chức bộ máy hoạt

động; thiết lập cơ chế phối hợp; huy động tiếp nhận, phân bổ tài lực, vật lực.

- Kỹ năng chỉ đạo gồm: Hướng dẫn thực hiện, theo dõi hoạt động;

phòng ngừa, uốn nắn sai lệch, điều chỉnh phù hợp; động viên khuyến khích

tạo động lực cho hoạt động kịp thời.

- Kỹ năng kiểm tra, đánh giá gồm: Thu thập, chọn lọc, xử lý thông tin,

đánh giá xếp loại, phát huy thành tích, uốn nắn xử lý sai lệch….

3.5. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý HĐTNST.

Bảng 3.3. Sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi TT Nội dung 3đ 2đ 1đ Điểm trung bình 3đ 2đ 1đ Điểm trung bình 1 Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vị trí, vai 21 5 0 2,8 22 4 0 2,8

trò của HĐTNST đối

với việc giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học.

2

Tạo điều kiện để GV

thực hiện đa dạng

hóa các hình thức TNST.

21 4 1 2,8 21 4 1 2,8

3

Bồi dưỡng năng lực tổ chức các HĐTNST cho đội ngũ GV.

22 3 1 2,8 23 3 0 2,9

4

Thu hút các nguồn lực

đầu tư CSVC và tạo

mạng lưới liên kết các lực lượng GD để nâng cao hiệu quả HĐTNST

19 6 1 2,7 20 5 1 2,7

5

Thực hiện tốt việc tạo

động lực cho GV

thực hiện HĐTNST.

Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biệnpháp quản lý HĐTNST

Đánh giá về mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý HĐTNST, thông

qua bảng số liệu 3.3 và biểu đồ 3.3, có thể thấy mức độ cần thiết và tính khả thi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Biện pháp được đánh giá là có mức độ khả thi và tính cần thiết cao nhất, theo ý kiến đánh giá khảo sát được hỏi cho rằng việc hoạt động một cách khoa học và hợp lý sẽ đảm bảo cho việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện HĐTNST được triển khai có hiệu quả trong suốt cả

năm học.

Qua kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các biện pháp trên đều mang tính khả thi. Mỗi biện pháp lại có những ưu điểm và thế mạnh riêng, các biện pháp này ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, tác động qua lại với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường tiểu học đoàn kết quận hai bà trưng thành phố hà nội (Trang 93 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)