Thị trường nhập khẩu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị xử lý nước thải và cấp nước tại Công ty TNHH thương mại và xây dựng Quang Minh (Trang 31 - 34)

IV. Tài sản ngắn hạn khác 165.233 15.669 112.176 115.590 118

2.1.3 Thị trường nhập khẩu

Qua Bảng 2.3, ta thấy thị trường nhập khẩu chính của Công ty TNHH xây dựng và thương mại Quang Minh là Đài Loan, thị trường nhập khẩu của Quang Minh được mở rộng ra thêm tại các nước như Hàn Quốc, Malaysia, Australia. Có thể thấy, thị trường Đài Loan là thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty, năm 2009 kim ngạch nhập khẩu 15.000USD (53,6%), năm 2010 có giảm đi một chút do Quang Minh thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc, nên thị trường Đài Loan giảm cịn 45,4%. Tiếp đó, năm 2011 con số này tăng lên với mức 26.000USD (66,7%) và năm 2012 là 29.000USD (72,5%), năm 2013 tiếp tục tăng lên 32.000USD (72,8%). Thị trường Đài Loan là thị trường trọng yếu do giá cả của các sản phẩm tại thị trường này rẻ hơn vì Đài Loan có nguồn ngun liệu rẻ hơn so với các quốc gia khác. Có

thể thấy, sản phẩm máy thổi khí Longtech, máy ép bùn… của Đài Loan rất được ưa chuộng. Năm 2010, Quang Minh tiếp cận sản phẩm máy bơm J.M.I của Hàn Quốc và bắt đầu nhập khẩu sản phẩm từ thị trường. Có thể cho rằng đây là bước mở rộng kinh doanh của Quang Minh, sản phẩm nhập khẩu được cập nhật cho phù hợp với nhu cầu trong nước. Tiếp đó, đến năm 2011, máy bơm bùn Versa của Australia được nhập khẩu với số lượng là 4 chiếc (Bảng 2.2) do nhu cầu của các cơng trình mà Cơng ty nhận dự án, ứng dụng sản phẩm này vào các dự án để mang lại hiệu quả.

Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của Công ty TNHH xây dựng và thương mại Quang Minh giai đoạn 2009-2013

Đơn vị: Giá trị (nghìn USD), Tỷ trọng (%)

Năm 2009 210 2011 2012 2013 Thị trường Giá trị Ty trọng Giá trị Ty trọng Giá trị Ty trọng Giá trị Ty trọng Giá trị Ty trọng Đài Loan 15 53,6 16 45,4 26 66,7 29 72,5 32 72,8 Đức 7 25,0 11 30,6 2 5,1 3 7,5 4 9,0 Italia 2 7,1 3 8,6 1 2,8 1 2,5 1 2,3 Singapore 3 10,7 5 14,3 7 18 6 15 6 13,6 Hàn Quốc - - 1 2,8 1 2,8 - - - - Malaysia 1 3,6 - - 1 2,8 - - - - Australia - - - - 1 2,8 1 2,5 1 2,3 Tổng 28 100 36 100 39 100 40 100 44 100

Nguồn: Phịng X́t Nhập khẩu, Cơng ty TNHH xây dựng và thương mại Quang Minh

Italia và Đức là hai thị trường mà kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh qua các năm, đối với thị trường Đức, với con số nhập khẩu năm 2009 là 17.000USD, chiếm 25% kim ngạch nhập khẩu, đây cũng là một con số lớn cho thấy thị trường Đức cũng là một trong số các thị trường đáp ứng được nhu cầu trong nước, nhưng những năm tiếp theo, điển hình là 2012 và 2013 thì kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Đức chỉ còn khoảng 3.000-4.000USD, tức 7%-9% tổng kim ngạch nhập khẩu, mức hạ thấp lượng nhập khẩu này có thể là do thị trường Đài Loan đã cung ứng đầy đủ các sản

phẩm chất lượng cho thị trường tiêu thụ. Thị trường Italia từ trên 7% kim ngạch giảm xuống còn 2,3% kim ngạch.

Thị trường mới Hàn Quốc giữ nguyên cơ cấu 2,8% tổng kim ngạch từ năm 2010 đến năm 2011; năm 2012, sản phẩm từ Hàn Quốc đã khơng cịn được nhập khẩu. Tiếp tục là thị trường Malaysia và Australia mức nhập khẩu ít nhưng dần dần số lượng nhập khẩu là khơng cịn đáng kể. Lý giải cho vấn đề này có thể do việc nghiên cứu thị trường của Cơng ty cịn chưa được chú trọng, các sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng và tính ứng dụng cịn chưa cao. Có thể thấy việc nghiên cứu thị trường là cần thiết, các sản phẩm của các quốc gia có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của quốc gia đó nhưng nó lại khơng phù hợp với nước ta. Thứ hai, có thể là do giá cả, các quốc gia có được nguồn nguyên liệu giá rẻ như Đài Loan là khơng nhiều, chính vì vậy cũng cần phải cân nhắc đến giá khi nhập khẩu, có thể sản phẩm đó đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước nhưng giá cả lại quá cao không phù hợp với ngân sách của dự án.

Hơn nữa, các thị trường gần như xâm nhập cùng một lúc. Trong khi thị trường Hàn Quốc chưa mang lại doanh thu cũng như lợi nhuận nào thì Quang Minh đã tiếp tục mở rộng sang thị trường Australia, không tập trung vào một thị trường nhất định, điều này khiến cho hiệu quả nhập khẩu tại các thị trường mới không cao. Làm giảm lợi nhuận nhập khẩu, mất thêm các khoản chi phí cho việc mở rộng sang các thị trường mới.

Tóm lại, thị trường Đài Loan là thị trường có sản phẩm được nhập khẩu với số lượng nhiều nhất. Sản phẩm có giá cả phù hợp và chất lượng đáp ứng được nhu cầu trong nước. Đài Loan có nguồn nguyên liệu giá rẻ, đây cũng là một trong những lý do mà Công ty chọn Đài Loan làm thị trường nhập khẩu chính. Các thiết bị xử lý nước thải và cấp nước được nhập khẩu ở nhiều quốc gia khác nhau. Mỗi một thị trường lại có những ưu thế riêng về những sản phẩm riêng biệt. Có thể thấy, qua các năm Cơng ty tìm kiếm thêm thị trường để có thể nhập khẩu được các thiết bị đáp ứng cho các dự án mà Công ty dự thầu. Hơn nữa, Công ty nhận làm đại lý cho các hãng thiết bị máy bơm nước, xử lý nước thải lớn ở thị trường các nước như Đài Loan, Mỹ, Đức, Nhật, Italia… việc lắp đặt và sử dụng các thiết bị này được thực hiện một cách nghiêm ngặt theo quy trình của nhà sản xuất, các thiết bị nhập khẩu về đáp ứng đầy đủ về công suất, hiệu năng sử dụng và hiệu quả sử dụng trong tương

lai do các dự án thực hiện đều là các dự án lớn, có thời hạn sử dụng lâu dài. Việc bảo quản và quy trình lắp đặt được Cơng ty chú trọng để nâng cao tuổi thọ cho thiết bị, bên cạnh đó Cơng ty cịn tư vấn cho các khách hàng, người sử dụng các cách thức để giảm thiểu chi phí vận hành, hạn chế sửa chữa lớn trong quá trình vận hành.

2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU THIẾTBỊ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG BỊ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI QUANG MINH

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị xử lý nước thải và cấp nước tại Công ty TNHH thương mại và xây dựng Quang Minh (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w