IV. Tài sản ngắn hạn khác 165.233 15.669 112.176 115.590 118
7 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí NK
trên chi phí NK (LN NK / CP NK)
% 164,67 128,26 123,62 117,77 118,06
(Nguồn: Phịng Kế tốn + Tính tốn của tác giả)
Qua Bảng 2.4, ta có thể thấy, lợi nhuận nhập khẩu qua các năm luôn giữ được giá trị dương và tương đối cao (hơn 800 triệu đồng), điều này cho thấy hoạt động nhập khẩu mang lại lợi nhuận cho Công ty, tuy nhiên tỉ lệ tăng qua từng năm tương đối thấp. Lợi nhuận nhập khẩu năm 2010 tăng 8,96 triệu đồng so với năm 2009, ở giai đoạn 2010-2012 lợi nhuận nhập khẩu giảm khoảng 14 triệu đồng, ta thấy lợi nhuận là dương nhưng nó lại giảm qua các năm ở giai đoạn này. Mức tăng về doanh thu không tỉ lệ với mức tăng về lợi nhuận, năm 2011 doanh thu tăng 17,22 triệu đồng so
với năm 2010 nhưng mức tăng này không làm cho lợi nhuận tăng theo, năm 2011 thậm chí lợi nhuận cịn giảm nhẹ, thấp hơn năm 2010 là 4,26 triệu đồng.
Năm 2011-2012, doanh thu tăng tương ứng 17,22 triệu đồng và 15,38 triệu đồng nhưng lợi nhuận giảm 4,26 triệu đồng và 10,12 triệu đồng so với năm trước đó. Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể là do sự thay đổi thị trường nhập khẩu, như đã phân tích ở mục 2.1.3, thể hiện qua Bảng 2.3, năm 2010 thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty là thị trường Đài Loan (45,4%) với các loại máy bơm Longtech. Đến năm 2011, mặc dù thị trường Đài Loan vẫn chiếm tỉ trọng lớn (66,7%) trong các thị trường nhâp khẩu nhưng Công ty đã mở rộng thị trường nhập khẩu sang một số nước như: Ý, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia… đây cũng là một nguyên nhân làm cho lợi nhuận khơng có biến chuyển tốt so với năm 2010.
Đến năm 2012, Công ty bắt đầu cắt giảm chỉ tiêu nhập khẩu các loại thiết bị xử lý nước thải và cấp nước từ một số thị trường với các sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng và tính ứng dụng cịn chưa cao như các sản phẩm của thị trường Australia… Dừng hẳn hoạt động nhập khẩu các sản phẩm từ thị trường Hàn Quốc, Malaysia, các sản phẩm của các quốc gia này có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của quốc gia đó nhưng nó lại khơng phù hợp với nước ta. Công ty tăng cường nhập khẩu sản phẩm từ thị trường Đài Loan, đa dạng hóa các mặt hàng, đem lại lợi nhuận cho Công ty, mức lợi nhuận bắt đầu tăng trở lại qua các năm.
2.2.2 Thực trạng ty suất lợi nhuận trong kinh doanh nhập khẩu
Để thấy rõ được hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty, người ta thường so sánh lợi nhuận với doanh thu, chi phí và nguồn vốn phục vụ cho hoạt động. Việc xem xét đến chỉ tiêu lợi nhuận chỉ là một khía cạnh để đánh giá chứ không thể đánh giá được tồn bộ q trình hoạt động kinh doanh.
* Tỷ suất lợi nhuận theo vốn
Qua Bảng 2.4, ta thấy từ năm 2009-2013 tỷ suất lợi nhuận theo vốn giảm qua các năm, có thể thấy năm 2010 giảm nhiều nhất với mức 7,5% (0,075 đồng) so với năm 2009. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do quá trình bắt đầu mở rộng quy mơ hoạt động năm 2010 khiến Công ty tăng tổng nguồn vốn nhập khẩu nhưng lợi nhuận nhập khẩu thu về lại tăng không đáng kể so với mức tăng của nguồn vốn bỏ ra, tỉ lệ tăng của nguồn vốn nhập khẩu lớn hơn tỉ lệ tăng của lợi nhuận nhập khẩu.
Đến năm 2011, tỷ suất lợi nhuận theo vốn giảm nhẹ hơn ở mức 2,8%, tức giảm so với năm 2010 là 0,028 đồng. Năm 2012 con số này tiếp tục giảm xuống đến 0,038 đồng. Tỷ suất lợi nhuận từ năm 2009-2013 giảm dần, mức giảm từ 2012-2013 nhỏ hơn mức giảm 2011-2012, điều đó cho thấy mức lợi nhuận đạt được trên một đồng vốn bỏ ra giảm qua các năm, vốn sử dụng mang lại hiệu quả chưa cao, nguyên nhân là do quá trình tìm kiếm nguồn hàng, xâm nhập gần như cùng một lúc vào các thị trường không mang lại doanh thu cũng như lợi nhuận, việc không tập trung vào một thị trường nhất định khiến cho hiệu quả nhập khẩu tại các thị trường mới khơng cao, thậm chí làm giảm lợi nhuận nhập khẩu ở giai đoạn 2010-2012 trong khi nguồn vốn bỏ ra ln tăng. Qua đó, có thể thấy việc sử dụng vốn của Cơng ty chưa được tính tốn một cách kỹ lưỡng, lượng vốn bỏ ra cho việc mở rộng sang các thị trường nhập khẩu không tiềm năng ở giai đoạn này làm mất thêm các khoản chi phí, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không đồng đều qua các năm.
* Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
Qua Bảng 2.4 ở trên, có thể thấy tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu từ hoạt động nhập khẩu thiết bị xử lý nước thải và cấp nước của Công ty không ổn định qua các năm. Cụ thể như sau:
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu của Công ty năm 2009 là 62,2% có nghĩa là cứ một đồng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu sẽ thu được 0,622 đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này giảm trong năm 2010 còn 56,2%, giảm 0,06 đồng lợi nhuận. Đến năm 2011 và năm 2012, con số này tiếp tục giảm ở mức là 0,92% và 1,2% so với năm trước đó. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị xử lý nước thải của Công ty là không ổn định. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do q trình Cơng ty mở rộng sang thị trường nhập khẩu khác nhau giữa các quốc gia khác nhau, việc tìm hiểu thị trường lại chưa được đẩy mạnh, do đó đây là một lý do khiến cho lợi nhuận nhập khẩu không tăng, mức doanh thu thu được tuy là lớn nhưng lợi nhuận nhập khẩu lại ln có xu hướng giảm như đã phân tích ở phần trên, vì vậy dẫn đến tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu của Công ty cũng giảm qua các năm và không ổn định.
Đến năm 2013, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu có hiện tượng tăng nhẹ, tăng 0,1% so với năm 2012, mức tăng này không đáng kể, và nó chỉ thể hiện được sự nỗ lực của Cơng ty nhằm duy trì hoạt động kinh doanh ổn định trước sự cạnh tranh của
các đối thủ khi nhu cầu sử dụng thiết bị xử lý chất thải của thị trường hiện nay là vô cùng lớn, cầu lớn dẫn đến sự mở rộng mạng lưới kinh doanh của các công ty trong ngành, điều đó gây khó khăn cho việc hoạt động của Công ty Quang Minh.
* Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu
Qua Bảng 2.4, ta thấy tỷ suất lợi nhuận theo chi phí của Cơng ty năm 2009 là 164,67%, có nghĩ là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động nhập khẩu thiết bị xử lý nước thải sẽ thu được 1,6467 đồng lợi nhuận. Tương tự như thế, năm 2010, số lợi nhuận thu được từ 1 đồng chi phí bỏ ra là 1,2826 đồng, thấp hơn so với năm 2009. Đến năm 2012, số lợi nhuận thu được từ một đồng chi phí bỏ ra là 1,1777 đồng, giảm 0,469 đồng so với năm 2009. Sự sụt giảm này qua các năm là do tốc độ tăng của chi phí ln lớn hơn tốc độ giảm của lợi nhuận, chi phí nhập khẩu tăng qua từng năm nhưng lợi nhuận thu về lại giảm, lý giải cho điều này là do sự kiểm sốt chi phí của Cơng ty chưa tốt, các chi phí bỏ ra cho hoạt động nhập khẩu chưa mang lại hiệu quả, chưa đáp ứng được tồn bộ quy trình hoạt động. Sự biến động về giá cước chi phí như chi phí lưu kho, chi phí vận chuyển, chi phí kiểm hàng có thể tăng ngồi những dự tính ban đầu, hay mức giá dự tính cho các khoản chi phí trên thấp hơn so với thực tế, khiến cho chi phí bị chênh lệch một khoản lớn. Chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh cịn khá cao. Nhiều phương án kinh doanh chi phí (trừ vận tải) lên đến gấp 3-4 lần lãi ròng. Thời gian thực hiện một hợp đồng là khá dài thường phải từ 3 đến 6 tháng. Điều này làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Một số mặt hàng khi nhập về được đến trong nước thì nhu cầu đã bị hạ xuống rất thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của Cơng ty cũng như gây mất uy tín của Công ty với các bạn hàng trong nước, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến việc theo dõi, quản lý hàng hố nhập khẩu.
Đến năm 2013, tỷ suất này có xu hướng tăng nhẹ (tăng 0,29%), mức tăng tuy khơng đáng kể nhưng điều đó thể hiện sự nỗ lực của Cơng ty trong việc vượt qua những khó khăn chung của nền kinh tế.
Nhìn chung tỷ suất lợi nhuận theo chi phí của Cơng ty giảm qua từng năm nhưng đây là những con số tương đối cao so với những công ty hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu tại Việt Nam. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty tương đối hiệu quả.
2.2.3 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu
Sử dụng chỉ tiêu này, để thấy được việc sử dụng vốn vào hoạt động nhập khẩu của cơng ty, đem lại những lợi ích gì cho q trình kinh doanh nhập khẩu, đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động nhập khẩu. Cơng ty có thể có nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn đi vay, vốn tự có. Vốn sử dụng có hiệu quả hay khơng dựa vào việc hoạt động nhập khẩu mang lại lợi nhuận là bao nhiêu với lượng vốn được đưa vào. Những nguồn vốn được đưa vào sử dụng với những mục đích và nội dung khác nhau sẽ mang lại những kết quả khác nhau, do đó sự tính tốn kỹ lưỡng những khoản vốn là cần thiết để cơng ty có thể thu được mức lợi nhuận tối đa mà vốn có thể mang lại.
* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu
Qua Bảng 2.5, ta thấy năm 2009 chỉ tiêu này đạt 53,8%, có nghĩa là cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra sẽ thu về được 0,538 đồng lợi nhuận, năm 2010 tỉ lệ này là 55,44% tức là tăng 0,0164 đồng so với năm 2009, mức tăng tuy khơng đáng kể nhưng nó cũng đã thể hiện được phần nào sự đầu tư cho hoạt động nhập khẩu của Công ty. Đến năm 2011, tỉ lệ này tăng nhiều hơn so với giai đoạn trước, một đồng vốn lưu động bỏ ra năm 2011 thu được về 0,5783 đồng lợi nhuận, tăng 0,0239 đồng so với năm 2010. Điều này cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã có sự tiến bộ so với năm trước, việc điều tiết vốn lưu động là hợp lý. Giai đoạn 2010-2013, mặc dù lượng vốn lưu động đầu tư vào các năm là giảm dần nhưng hiệu quả lại tương đối đồng đều.
Nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty qua các năm tương đối ổn định, khơng có sự tăng, giảm đáng kể, cho thấy việc sử dụng vốn lưu động đã được Cơng ty chú trọng và có kế hoạch cụ thể. Đây là chỉ tiêu tương đối cao so với nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu. Kết quả này có được là do Cơng ty đã có những thay đổi cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vốn kinh doanh cũng được bổ sung từ lợi nhuận thu được và những khoản khác làm cho khả năng về vốn của Công ty là tương đối vững mạnh. Cùng với sự phát triển chung của cả nước, Công ty đang ngày càng chứng tỏ được khả năng của mình, đóng góp rất nhiều cho sự tăng trưởng chung của cả nước.
Bảng 2.5: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH xây dựng và thương mại Quang Minh giai đoạn 2009-2013
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2009 2010 2011 2012 2013 1 Vốn lưu động NK