2.3. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tầm
Amsterdam
Ngay từ những ngày đầu thành lập trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam cho đến nay lãnh đạo nhà trường qua các thời kỳ luôn luôn ý thức rõ mục tiêu phát triển của nhà trường chính là giáo dục, bồi dưỡng HSG để cung cấp nhân tài, nguồn lao động chất lượng cao cho đất nước, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Chính vì vậy, lãnh đạo nhà trường luôn đặt mục tiêu cao nhất, và đưa ra nhiều kế hoạch chiến lược để có thể nâng cao chất lượng, hiệu quả và thành tích của cơng tác bồi dưỡng HSG của nhà trường. Ban giám hiệu cũng ln ln có ý thức giáo dục nhận thức về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng HSG đối với sự phát triển của nhà trường cho toàn bộ GV, nhân viên và HS. Trong các buổi họp hội đồng giáo dục thường kỳ diễn ra hàng tháng, công tác bồi dưỡng HSG ln được nói đến như một nội dung quan trọng nhất. Ban giám hiệu thơng báo tình hình, đưa ra kế hoạch bồi dưỡng cụ thể trong năm học, báo cáo tình hình hoạt động bồi dưỡng HSG ở từng đội tuyển, tuyên dương những GV dạy tốt, có những chuyên đề hay, phương pháp giảng dạy sáng tạo có hiệu quả, những học sinh tiến bộ… Và trong buổi họp hội đồng giáo dục đầu năm và trong Đại hội công nhân viên
chức của nhà trường, Hiệu trưởng sau khi diễn văn về truyền thống và thành tích của nhà trường trong những năm vừa qua sẽ đưa ra chỉ tiêu cụ thể đến từng đội tuyển để GV lãnh đội và các GV tham gia giảng dạy có mục tiêu và động lực để phấn đấu. Trước mỗi kì thi HSG Quốc gia nhà trường lại tổ chức lễ dâng hương long trọng, thành kính tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, cái nôi đào tạo nhân tài đầu tiên ở nước ta. Tại đây sẽ diễn ra lễ báo công, đại diện nhà trường, đại diện HSG sẽ dâng hương báo công, báo cáo thành tích đến các nhân sĩ nổi tiếng trong lịch sử, đồng thời sẽ đưa ra lời hứa sẽ nỗ lực hết mình để đạt thành tích cao nhất trong kì thi sắp tới. Đây là một truyền thống rất có ý nghĩa mang tính thường niên của trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam, nó đã giáo dục được sâu sắc cho HS và GV về tình yêu, sự tự hào với truyền thống của nhà trường đồng thời ý thức được sâu sắc trách nhiệm của mình đối với bản thân và nhà trường phải mang thành tích cao nhất trong các kì thi HSG. Cuối năm học lãnh đạo nhà trường cùng với Ban thi đua khen thưởng cũng sẽ tổ chức lễ tuyên dương khen thưởng với những cá nhân, tập thể có thành tích cao trong năm học. Những dẫn chứng trên cho thấy sự quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG là vô cùng quan trọng và cần thiết, nhất là với sự quản lý đúng đắn, đưa được ra những biện pháp hữu hiệu để giáo dục ý thức của từng thành viên trong nhà trường. Chính những điều đó cộng với tinh thần học tập thi đua thường thấy đã tạo cho HS, GV ln nỗ lực hết mình, và có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của bồi dưỡng HSG của nhà trường.
Tiến hành khảo sát trên tổng số 50 GV đã và đang tham gia bồi dưỡng HSG tại trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG với câu hỏi: “Theo ông (bà), hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học phổ thơng CHUN có tầm quan trọng như thế nào?” và khảo sát 350 em học sinh với câu hỏi tương tự: “Em thấy việc tham gia học bồi dưỡng HSG có tầm quan trọng thế nào với một học sinh trường chuyên?” đã nhận được kết quả như sau
Bảng 2.6: Nhận thức của giáo viên và học sinh trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG
Mức độ quan trọng
Đối tượng khảo sát
Giáo viên Học sinh
Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Rất quan trọng và là
ưu tiên hàng đầu 22 44% 97 27,7%
Quan trọng 27 54% 228 65,1%
Bình thường 1 2% 25 7,1%
Không quan trọng 0 0% 0 0%
Nhìn vào kết quả thống kê ta thấy rõ được nhận thức của GV và HS trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam về tầm quan trọng của bồi dưỡng HSG là rất rõ ràng: 44% GVvà 27,7% số HS của nhà trường đồng ý với quan điểm bồi dưỡng HSG chính là nhiệm vụ rất quan trọng, được ưu tiên hàng đầu của nhà trường. 70,9 % HS và 54% GV cho rằng đó là nhiệm vụ quan trọng. Chỉ có 2% số GV và 7,1% số HS nghĩ rằng bồi dưỡng HSG là nhiệm vụ có mức độ quan trọng bình thường đối với HS trường chun. Khơng có GV và HS nào cho rằng đó là nhiệm vụ khơng quan trọng đối với sự phát triển của nhà trường.