Để nghiên cứu về sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tơi đã tiến hành khảo sát thăm dị ý kiến bằng phiếu hỏi đến 50 người là ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, GV lãnh đội tuyển học sinh giỏi, GV đã và đang tham gia bồi dưỡng HSG các cấp của trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam. QL HĐBD HSG BP 1 BP 2 BP 3 BP 5 BP 4 BP 6
Bảng 3.1. Kết quả thống kê khảo sát về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp
Biện pháp 1: Quán triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG tại trường PTTH chuyên Hà Nội- Amsterdam.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, thiết thực.
Biện pháp 3: Đầu tư thích đáng cho cơ sở vật chất, mua sắm tài liệu, học liệu để phục vụ cho công tác bồi dưỡng HSG.
Biện pháp 4: Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục.
Biện pháp 5: Nâng cao chất lượng tuyển chọn và bồi dưỡng GV tham gia bồi dưỡng HSG
Biện pháp 6: Cải tiến các chế độ chính sách, thi đua khen thưởng để khuyến khích HS và GV tham gia bồi dưỡng HSG.
Tên biện pháp Mức độ cấp thiết Mức độ khả thi Rất cấp thiết Cấp thiết Ít Cấp thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Biện pháp 1 SL 21 29 0 17 24 9 % 42% 58% 0% 34% 48% 18% Biện pháp 2 SL 39 11 0 21 17 12 % 78% 22% 0% 42% 34% 24% Biện pháp 3 SL 34 16 0 29 19 2 % 68% 32% 0% 58% 38% 4% Biện pháp 4 SL 40 8 2 45 5 0 % 80% 16% 4% 90% 10% 0% Biện pháp 5 SL 43 7 0 34 10 6 % 86% 14% 0% 68% 20% 12% Biện pháp 6 SL 36 13 1 22 15 13 % 72% 26% 2% 44% 30% 26%
Kết quả khảo sát trên 50 cán bộ quản lý, các tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên lãnh đội và tham gia giảng dạy các đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường Hà Nội Amsterdam ở trên cho thấy đa số cá ý kiến đều cho rằng tất cả các biện pháp đưa ra đều rất cần thiết và có tính khả thi cao. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến tỏ ra nghi ngờ với tính khả thi của một số biện pháp. Có 24% số người được hỏi nghĩ rằng việc xây dựng được kế hoạch chỉ đạo cụ thể, thiết thực là ít có tính khả thi. Lý do cho sự hồ nghi này chính là ở lực lượng quản lý cịn mỏng, chỉ có một phó hiệu trưởng phụ trách chung cho toàn bộ hoạt động bồi dưỡng HSG của cả trường nên đơi khi cịn chưa bám sát và nắm được tình hình thực tế cụ thể, những khó khăn của từng mơn vốn có tính đặc thù riêng. Đốivới biện pháp số 1, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG cũng có 18% ý kiến cho rằng ít khả thi. Kết quả này là do tình hình thực tế những năm gần đây xu hướng HS đi du học ngay trong những năm cấp ba hoặc sau khi tốt nghiệp ở trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam ngày càng tăng. Điều này dẫn đến mâu thuẫn về mục tiêu và lợi ích của chính HS và CMHS. HS phân vân lựa chọn giữa việc tham gia học đội tuyển HSG, một cơng việc vốn rất khó khăn, vất vả địi hỏi thời gian và công sức với việc dành thời gian để học tiếng Anh, làm hồ sơ để chuẩn bị cho mục tiêu du học của mình. Và cuối cùng, có tới 26% số người được hỏi tỏ ra khá bi quan về tính khả thi của biện pháp 6, cải tiến các chế độ chính sách, thi đua khen thưởng để khuyến khích HS và GV tham gia bồi dưỡng HSG. Trên thực tế, để thay đổi một chính sách về chế độ, kinh phí của cả một ngành không phải là một việc đơn giản và có thể thực hiện trong ngày một ngày hai. Điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề, ý thức được khó khăn đó nên các ý kiến mới cho rằng biện pháp sáu là ít khả thi trong thời gian tới. Tuy nhiên, với kết quả này có thể khẳng định về tính cấp thiết của việc cần phải tăng cường quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG trong nhà trường để tăng chất lượng và hiệu quả mang lại thành tích ngày càng cao. Như vậy, các biện pháp của đề tài nghiên cứu hồn tồn có cơ sở để triển khai thực hiện
góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG tại trường THPT chuyên Hà Nội_ Amsterdam cũng nhằm nâng cao uy tín và vị thế của nhà trường trong ngành giáo dục thủ đô và cả nước.
Tiểu kết Chương 3
Trên cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng HSG của trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam gồm: quán triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG tại trường THPT chuyên HÀ Nội- Amsterdam; Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, thiết thực; Đầu tư thích đáng cho cơ sở vật chất, mua sắm tài liệu, học liệu để phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục; Nâng cao chất lượng tuyển chọn và bồi dưỡng giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi; Cải tiến các chế độ chính sách, thi đua khen thưởng để khuyến khích học sinh và giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. Các biện pháp này tập trung khắc phục tồn tại, giải quyết những vấn đề này sinh từ thực tế công tác quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam.
Mỗi biện pháp đều có những vai trị, chức năng riêng nhưng giữa chúng có một mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau. Mỗi biện pháp đưa ra đều dựa trên cơ sở lý luận, cách thức và điều kiện tiến hành nhằm đảm bảo tính thực tế và tính khách quan. Tuy nhiên, cần phải phối hợp các biện pháp với nhau một cách chặt chẽ, linh hoạt thì sẽ đạt kết quả tốt.
Các biện pháp đều đã được khảo nghiệm và khẳng định về tính cần thiết cũng như tính khả thi.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu thu được, có thể rút ra một số kết luận:
1.1. Các trường THPT chuyên ngoài nhiệm vụ giáo dục tồn diện cho HS cịn
phải thực hiện tốt nhiệm vụ mang tính quan trọng hàng đầu đó là phát hiện và bồi dưỡng HSG, đó là những học sinh có năng khiếu, có tư chất và kết quả học tập tốt, tạo điều kiện cho các em được phát triển tài năng. Chính vì thế hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường THPT chun có ý nghĩa vơ cùng to lớn trong chiến lược đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao trong xu thế hội nhập và phát triển đất nước. Đội ngũ GV trong các nhà trường được coi là lực lượng nịng cốt, đóng vai trị quyết định đến chất lượng bồi
dưỡng HSG.
1.2. Trong quản lý bồi dưỡng HS giỏi ở trường THPT chuyên, vai trò của
người quản lý cực kì to lớn. Người quản lý cần xây dựng kế hoạch dài hạn cũng như ngắn hạn một cách cụ thể và chi tiết, xác định những mục tiêu và quyết định những biện pháp có tính khả thi. Từ đó tạo nên sự đồng thuận, phân phối, sắp xếp các nguồn lực một cách khoa học, hợp lý, huy động mọi lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, người quản lý thực hiện tốt chức năng chỉ đạo, kiểm tra đánh giá, kết hợp với công tác thông tin trong quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG với phương châm “duy trì - ổn định - đổi mới - phát triển”.
1.3. Qua nghiên cứu thực trạng theo các nội dung trên đối với hoạt động bồi
dưỡng HSG và quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THPH chuyên Hà Nội Amsterdam chúng tơi nhận thấy bên cạnh những thành tích đáng kể trong hoạt động bồi dưỡng HSG những năm qua chứng tỏ mặt mạnh của nhà trường trong hoạt động này là không thể bàn cãi, hoạt động bồi dưỡng HSG của nhà trường vẫn còn tồn tại một số bất cập. Đội ngũ GV trẻ còn thiếu kinh nghiệm và chưa đủ để đáp ứng với công việc dạy chuyên và bồi dưỡng HSG vốn rất khó khăn và địi hỏi cao, một số GV cịn yếu về ngoại ngữ nên gặp nhiều khó
khăn khi tham gia giảng dạy đội tuyển HSG thi Quốc tế và đặc biệt là phải đưa học sinh đi thi và hỗ trợ HS trong các kì thi ngồi khu vực. Bên cạnh đó nhiều GV cịn chưa chú ý đến việc trang bị cho HS phương pháp tự học, phát triển kĩ năng hợp tác, khả năng giao tiếp, khả năng ngôn ngữ và khả năng thích ứng với xã hội.
Trong những năm học vừa qua, từ khi chuyển về cơ sở mới hiện đại, khang trang hơn và đầy đủ các trang thiết bị dạy học hơn nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của giáo viên và học sinh trong việc dạy và học môn chuyên và bồi dưỡng HSG. Các phịng thí nghiệm cịn ít, nên các giờ học đôi khi bị chồng chéo lên nhau. Phịng máy học các mơn ngoại ngữ cịn chưa đủ để đáp ứng cho tất cả khối chuyên ngữ gồm: chuyên Anh, chuyên Nga, chuyên Pháp, chuyên Trung Quốc. Ngoài ra các đầu sách tham khảo vẫn còn chưa cập nhật thường xuyên và đầy đủ để phục vụ nhu cầu nâng cao kiến thức của học sinh chuyên.
Tất cả những hạn chế và bất cập về việc đào tạo và bồi dưỡng HSG của nhà trường xuất phát từ sự đầu tư về cơng tác bồi dưỡng đội ngũ GV có phần chưa thỏa đáng; việc đầu tư về cơ sở vật chất cịn gặp nhiều khó khăn; thiếu các chế độ chính sách ưu tiên đặc biệt dành cho đội ngũ GV, HS và hoạt động bồi dưỡng HSG của nhà trường.
1.4. Để quản lý có hiệu quả, nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG ở
trườngTHPT chuyên Hà Nội Amsterdam, cần thực hiện tốt các biện pháp sau: - Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ các em về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục khi tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, tạo sự đồng thuận trong các hoạt động.
- Đổi mới mục tiêu, nội dung và hình thức bồi dưỡng HSG.
- Cải tiến chế độ chính sách thi đua khen thưởng để khuyến khích học sinh và giáo viên tham gia bồi dưỡng HSG.
- Tạo động lực cho giáo viên và học sinh trong hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Đầu tư thoả đáng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng HSG. Các biện pháp trên có mối quan hệ biện chứng với nhau và hỗ trợ nhau. Mỗi một biện pháp đều có một ý nghĩa, một vai trị nhất định trong quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG ở trườngTHPT chuyên. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia cho thấy: đa số các ý kiến đều cho rằng các biện pháp nêu trên đều cần thiết và khả thi.
2. Khuyến nghị
2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tạo cơ sở pháp lý để các địa phương hồn thiện các chính sách ưu tiên, đặc biệt dành cho các trường THPT chuyên. Đồng thời, tạo điều kiện cho các GV bậc THPT được tham gia các lớp tập huấn về phương pháp bồi dưỡng HSG, HS năng khiếu thường xuyên hơn nữa.
2.2. Với UBND thành phố Hà Nội
Sớm xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, cá nhân cùng tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước.
Ban hành chính sách ưu tiên, đổi mới các hình thức khen thưởng nhằm tạo động lực đủ mạnh để khích lệ đội ngũ GV và HSG các cấp.
2.3. Với Sở GD&ĐT Hà Nội
Xây dựng chương trình, nội dung cho khối trường chuyên, cung cấp tài liệu bồi dưỡng HSG các cấp cho các trường THPT trong toàn thành phố. Phân công các chuyên viên đến các trường THPT chuyên để giúp đỡ, tư vấn, bồi dưỡng cho GV tham gia dạy đội tuyển HSG, đồng thời tổ chức hội thảo chuyên đề về công tác bồi dưỡng HSG cho GV cốt cán của các trường THPT chuyên trong thành phố. Ngoài ra Sở GD$ĐT Hà Nội cần làm tốt công tác tham mưu với UBND thành phố Hà Nội để tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học cho nhà trường. Bên cạnh đó Sở GD$ĐT tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho hoạt động bồi dưỡng HSG của nhà trường như: Tổ chức thi tuyển sinh đầu vào lớp 6 và lớp 10 theo quy chế trường chuyên theo quy định của Sở GD&ĐT; thi chọn HSG cấp thành phố hàng năm để chọn và tuyển HSG của các trường trong toàn thành phố bổ sung vào các đội tuyển thi chọn HSG cấp Quốc gia của nhà trường; tuyển chọn những GV giỏi, có trình độ chun mơn cao, tâm huyết với công tác bồi dưỡng HSG về công tác tại trường, đồng thời thuyên chuyển những GV không đủ năng lực, không say mê với nghề đi trường khác. Cuối cùng Sở GD&ĐT cần có những ưu tiên trong công tác thi đua khen thưởng, hỗ trợ kinh phí để bồi dưỡng, khen thưởng GV và HSG.
2.5. Với trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam
Nâng cao năng lực và chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý; hồn thiện cơng tác quy hoạch phát triển và bồi dưỡng đội ngũ GV đặc biệt là GV chuyên và giáo viên bồi dưỡng HSG.
Tích cực tham mưu với Sở GD&ĐT, UBND thành phố để đảm bảo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng HSG. Làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường huy động sự tham gia của cộng đồng xã hội đối với sự nghiệp giáo dục của nhà trường nhằm giáo dục HS phát triển toàn diện.
Tiếp tục đổi mới công tác quản lý nhằm tạo sự đồng thuận trong và ngoài nhà trường để thực hiện hiệu quả mục tiêu và kế hoạch đề ra, tạo niềm tin đối với các cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc
gia. Ban hành kèm theo thông tư số 56 /2011/TT-BGDĐT ngày
25/11/2011.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường THCS, trường THPT và
trường THPT có nhiều cấp học. Ban hành kèm theo nghị quyết số:
07/2007/QĐ- BGD&ĐT ngày 02/04/2007.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh
trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Ban hành kèm theo
thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quy chế đánh giá xếp loại học sinh
THCS và THPT .
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt
động nhà trường, NXB Chính trị Quốc gia.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Hệ thống các văn bản pháp lệnh ngành
Giáo dục và Đào tạo, NXB Chính trị Quốc gia.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường PTCS, PTTH và trường
PTTH có nhiều cấp học ban hành kèm theo nghị quyết số 07/2007/ QĐ- BGD&ĐT 02/04/2007.
8. Đặng Quốc Bảo, Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Tập bài giảng
cho lớp Cao học Quản lý Giáo dục. Khoa Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Đặng Quốc Bảo (2010), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà
trường. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
10. Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Chiến
lược phát triển giáo dục 2011-2020. Ban hành kèm theo Quyết định số
11. Nguyễn Đức Chính (2011), Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy
học, Tập bài giảng Cao học Quản lý giáo dục, Đại học giáo dục, Đại học