2.4.1. Mặt mạnh
Có thể khẳng định rằng, trong những năm qua, việc quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của nhà trường đã được thực hiện tốt và hiệu quả từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá và khen thưởng; từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là chất lượng bồi dưỡng HSG.
Lãnh đạo nhà trường đã quản lý bồi dưỡng HSG nhiều năm có rất nhiều kinh nghiệm có thể hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn trong quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG nên sẽ có những biện pháp quản lý hiệu quả giúp nhà trường ln đạt những thành tích nổi bật trong các kì thi HSG Quốc gia và Quốc tế mang lại vinh dự cho nhà trường. Nhà trường luôn xác định hoạt động bồi dưỡng HSG là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mỗi năm học. Mỗi đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo sát sao các tổ
chuyên môn lập kế hoạch cụ thể mang tính khả thi cho hoạt động bồi dưỡng HSG và cơng tác nhân sự được bố trí một cách hợp lý, linh hoạt.
2.4.2. Mặt yếu
Bên cạnh những mặt mạnh của quản lý bồi dưỡng HSG nói trên vẫn cịn tồn tại một số còn yếu kém cần khắc phục. Trước hết là ở khâu quản lý vĩ mơ, Phó hiệu trưởng phụ trách chun môn vừa phải phụ trách chuyên môn chung của nhà trường vừa phải quản lý cả hoạt động bồi dưỡng HSG nên lượng công việc quá nhiều. Quản lý chuyên môn vừa phải phân công giáo viên dạy từng lớp, lập kế hoạch chuyên môn chung cho tồn bộ các tổ bộ mơn ở trường, quản lý việc thực hiện giảng dạy đúng phân phối chương trình của giáo viên, phụ trách công tác thi cử trong mỗi kì thi…Ngồi lượng cơng việc khổng lồ đó ra Phó hiệu trưởng cịn phải lên kế hoạch cho hoạt động HSG của nhà trường, đồng thời quản lý chung tất cả các hoạt động bồi dưỡng HSG nên đôi khi công việc bị chồng chéo, dẫn đến tình trạng chưa bám sát công việc cụ thể và xử lý đôi khi chưa kịp thời.
Quản lý cơ sở vật chất cũng gặp nhiều khó khăn vì nhà trường rất rộng, lại nhiều phịng chức năng có nhiều thiết bị nên việc bảo vệ cơ sở vật chất rất vất vả. Chính vì lẽ đó các thiết bị hiện đại đơi khi bị hỏng hóc, chưa kịp thời sửa chữa để đáp ứng nhu cầu học tập của các HS trong đội tuyển.
2.4.3. Bài học kinh nghiệm
Bài học kinh nghiệm đầu tiên liên quan đến lĩnh vực quản lý. Ban lãnh đạo nhà trường phải có tầm nhìn và kế hoạch chiến lược, đồng thời luôn quan tâm đến chất lượng mũi nhọn, có những cơ chế chính sách động viên HS và GV giỏi.
Cùng với đó, GV cần có những biện pháp để sớm phát hiện HS có năng khiếu, u thích mơn học, say sưa, quyết tâm tìm tịi, có ý chí vươn lên để tập trung bồi dưỡng từ sớm để tạo nguồn học sinh giỏi về sau. GV phải giỏi về chun mơn, có phương pháp giảng dạy phù hợp, sáng tạo và phát triển được tư duy của học sinh; biết khơi dậy niềm đam mê, kích thích sự sáng tạo của HS.
Cuối cùng là phải tạo được sự đồng thuận, sự chăm lo động viên kịp thời cả về vật chất và tinh thần của các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế - xã hội, tạo sự gắn kết bền vững và có hiệu quả giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong cơng tác giáo dục nói chung và hoạt động bồi dưỡng HSG nói riêng.
Tiểu kết Chương 2
Qua những phân tích và dựa vào kết quả điều tra về thực trạng hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi và quản lý hoạt động học sinh giỏi tại trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam cho thấy hoạt động bồi dưỡng HSG của nhà trường từ trước đến nay vẫn là hoạt động quan trọng bậc nhất và mang tính chiến lược của nhà trường. Bên cạnh việc kế thừa truyền thống vẻ vang của nhà trường, hoạt động bồi dưỡng HSG của trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam đã và đang có những bước phát triển theo đúng định hướng của ngành giáo dục nói riêng và theo bối cảnh phát triển của đất nước hiện nay nói chung.
Tính từ năm 2009 tới nay, chất lượng bồi dưỡng HSG của nhà trường ln được giữ vững thậm chí thành tích của nhà trường trong những năm gần đây cịn có sự nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Điều này đã khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG mà nhà trường đã áp dụng từ trước tới nay.
Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG vẫn cịn một số bất cập nên cần thiết có các biện pháp để nâng cao chất lượng quản lý hoat động bồi dưỡng HSG của nhà trường.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÀ NỘI- AMSTERDAM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Định hướng và nguyên tắc xây dựng định hướng
3.1.1. Định hướng phát triển giáo dục của trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam Amsterdam
Trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam không ngừng phấn đấu trở thành một trong những trường chuyên hang đầu của Việt Nam. Ngay từ khi thành lập nhà trường đã đề ra những mục tiêu đào tạo rất rõ ràng. Mục tiêu đầu tiên là nhà trường trang bị cho HS những kiến thức vững vàng, đáp ứng được mọi yêu cầu, tiêu chí kiểm tra, đánh giá của Bộ GD&ĐT. Mục tiêu thứ hail à nhà trường đào tạo các thế hệ HS giỏi, ưu tú, đạt giải cao trong các kì thi HSG trong nước và quốc tế. Mục tiêu thứ ba là cung cấp hành trang kiến thức vững chắc, xây dựng phương pháp học tập, tự học, giúp HS hòa nhập được vào các khóa đào tạo của các trường đại học danh tiếng ở Việt Nam và trên thế giới. Nhà trường cũng tạo một mơi trường mở, khuyến khích sự phát triển óc sang tạo, khả năng suy luận, năng lực tư duy, hoạt động tự chủ và độc lập của học sinh. Mà mục tiêu cuối cùng của nhà trường là đào tạo những công dân tương lai được phát triển toàn diện, mạnh khỏe về thể chất, mạnh mẽ về trí lực, có lối sống đạo đức lành mạnh, có kỹ năng sống, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để đáp ứng được mọi yêu cầu trong giai đoạn hội nhập quốc tế của đất nước.
Trong tương lai, trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam sẽ chú trọng nhiều hơn đến việc đổi mới phong cách làm việc và nguyên tắc tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng phương pháp giảng dạy theo đúng qui luật hình thành và phát triển nhận thức, nhân cách của HS. Ngồi ra, nhà trường cịn phấn đấu trở thành ngơi trường của tình hữu nghị và giao thoa văn hóa: nhà trường sẽ chú trọng hơn đến việc mở rộng quy mô và chất lượng đào tạo
ra quốc tế, xây dựng các chương trình giao lưu kết nghĩa với bạn bè năm châu, xây dựng các chương trình đạo tạo liên kết, liên thơng, trao đổi học sinh và giáo viên với các quốc gia trên thế giới để tăng thêm cơ hội học hỏi lẫn nhau, phát triển năng lực giảng dạy của giáo viên và năng lực học tập của học sinh.
3.1.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và tính hệ thống
Đây là một nguyên tắc hết sức quan trọng của quản lý giáo dục nói
chung cần được vận dụng linh hoạt vào các cơng tác cụ thể. Đảm bảo tính hệ thống, kế thừa và phát triển là yêu cầu đầu tiên và cần thiết trong việc xây dựng các biện pháp quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi. Chúng ta không thể xây dựng một biện pháp mới hoàn toàn khi chúng ta khơng quan tâm đến cái hiện có, mà phải nghiên cứu xem nó đang diễn ra như thế nào, cái nào cần giữ gìn và phát huy, cái nào không phù hợp cần phải chỉnh sửa hoặc thay thế. Chúng ta cần xây dựng các biện pháp làm sao để khi áp dụng vào thực tế ít bị xáo trộn nhất. Ngoài ra, việc đảm bảo tính hệ thống được thể hiện qua việc các biện pháp phải được đưa ra và thực hiện một cách thống nhất từ cấp độ cao đến các cấp độ thấp hơn, từ trung ương, từ các cấp Bộ, Sở...đến từng đơn vị. Các biện pháp đưa ra phải đảm bảo sự logic, có hệ thống. Có thể nói tính kế thừa thể hiện sự tơn trọng lịch sử và nó chỉ thay đổi những gì bất cập, không phù hợp với thực tế và thời đại. Đồng thời, các biện pháp cũng phải phát huy được tiềm năng vốn có của nhà trường và xã hội; ý thức tự giác, năng lực tiềm ẩn của đội ngũ GV để nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG các cấp.
3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp
Trong tất cả các nguyên tắc có thể nói rằng nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành cơng của biện pháp quản lý. Và chính bản thân sự kế thừa có chọn lọc cũng là một yêu cầu mang tính phù hợp. Mỗi biện pháp đưa ra chúng ta đều phải tính đến yếu tố có phù hợp với điều kiện hồn cảnh hiện tại hay khơng, có phù hợp với thực tế, thực trạng của mỗi đơn vị, tổ chức, trường học cụ thể hay không. Một biện
pháp dù hay đến mấy nhưng khơng phù hợp với hồn cảnh thì mãi mãi chỉ tồn tại trên lý thuyết không thể áp dụng để thực hiện trên thực tế được. Vì vậy, tính phù hợp ở đây có nghĩa là biện pháp đưa ra phải là những biện pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nhà trường, của địa phương, và xu thế phát triển của xã hội.
3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Mục đích cuối cùng của mỗi biện pháp đưa ra chính là tính khả thi của nó, tức là biện pháp đó sẽ mang lại kết quả như thế nào, có đạt được hiệu quả cao hay không. Một biện pháp được coi là hiệu quả, khi biện pháp đó được triển khai phải đạt được kết quả như dự kiến. Trong đó “chi phí” thì “ít nhất” mà đem lại “lợi ích” thì “nhiều nhất”. Biện pháp pháp giải quyết được vấn đề đặt ra và không làm nảy sinh những vấn đề mới phức tạp và khó khăn hơn.
Trên thực tế, một biện pháp có thể thực hiện trong một thời điểm cụ thể và với một đơn vị cụ thể muốn thành cơng bắt buộc phải có tính phù hợp, vì có tính phù hợp mới có thể đảm bảo được tính khả thi Tuy nhiên, khi phân tích ở góc độ này có thể thấy rất phù hợp, song xét trên tổng thể thì lại bắt gặp những khó khăn khác. Nguyên nhân là do hoạt động bồi dưỡng HSG phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan; không chỉ phụ thuộc vào nguồn lực sư phạm mà cịn phụ thuộc nguồn lực về tài chính...
Giả sử một biện pháp được tập thể GV và nhà trường đánh giá cao là hiệu quả, là phù hợp, nhưng nếu không nhận được sự ủng hộ, sự đồng thuận của địa phương, của xã hội thì cũng khó có thể thực hiện được. Tính khả thi ở đây là biện pháp khơng bị các yếu tố chi phối nó ràng buộc ở mức độ cao.
Tóm lại, để chọn lựa được các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng HSG đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh hiện nay, cần phải căn cứ vào các nguyên tắc đã nêu trên đây. Không nên quá coi trọng nguyên tắc này hoặc ngược lại xem nhẹ nguyên tắc khác, tùy thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, của địa phương, của xã hội, linh hoạt trong việc phối hợp các nguyên tắc nhằm chọn lựa các biện pháp.
3.2. Các biện pháp cụ thể
3.2.1. Quán triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường PTTH chuyên Hà Nội- Amsterdam dưỡng học sinh giỏi tại trường PTTH chuyên Hà Nội- Amsterdam
3.2.1.1. Mục đích
Xây dựng và phát triển hệ thống các trường THPT chuyên để thực hiện nhiệm vụ phát hiện các học sinh giỏi, có năng lực tốt để tiến hành đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng hiệu quả để đào tạo nhân tài, mang đến nguồn lực lao động chất lượng cao cho đất nước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập chính là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Vì vậy, nâng cao nhận thức của toàn bộ cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường THPT chuyên như trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết.
3.2.1.2. Biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG
Việc đề ra các biện pháp để nâng cao nhận thức của toàn bộ cán bộ, cơng nhân viên, GV và học sinh tồn trường về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG là vô cùng quan trọng vì nhận thức đúng đắn sẽ tạo nên quyết tâm để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Đầu tiên, nhà trường thực hiện việc điều tra, khảo sát để đánh giá nhận thức của đội ngũ GV về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HSG, từ đó lập kế hoạch nâng cao nhận thức của cán bộ , giáo viên, HS và cộng đồng xã hội.
Ở tầm vĩ mô, CBQL của Sở GD&ĐT và ban lãnh đạo của nhà trường cũng cần ý thức được tầm quan trọng chiến lược của hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường chuyên đối với sự phát triển của ngành giáo dục nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung, từ đó có tầm nhìn và đề ra các kế hoạch chiến lược, có sự đầu tư thích đáng trong việc đào tạo đội ngũ GV, xây dựng cơ sở vật chất, tạo mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG.
Mọi cán bộ, GV, các bậc CMHS đặc biệt là GV trực tiếp bồi dưỡng đội tuyển phải hiểu và phân biệt rõ các khái niệm: năng lực, tài năng, năng khiếu, thơng minh, thiên tài... đồng thời phải có hiểu biết về cơ sở khoa học của các giai đoạn phát triển của một tài năng, hiểu một cách sâu sắc các tiêu chuẩn của năng khiếu tài năng, hiểu tâm lý của HSG, HS năng khiếu. Từ đó, nhận thức được tầm quan trọng của HSG trong việc GD&ĐT nhân tài, giúp phụ huynh có phương pháp ni dạy khoa học, định hướng cho HSG có sự phát triển tự nhiên, tồn diện, cân bằng về tình cảm và nhận thức. Nhà trường nên tổ chức các buổi hội thảo, mời các chuyên gia giáo dục, những chuyên gia về các lĩnh vực tâm lý, xã hội khác về nói chuyện, trao đổi với cán bộ, GV, CMHS và HS để mọi người có thể nâng cao nhận thức, hiểu biết và có định hướng đúng đắn cho quyết tâm và tương lai của chính HS và con em mình. Ngồi ra, nhà trong các dịp lễ, đầu năm hoặc cuối năm nhà trường, ban thi đua khen thưởng cũng có các hình thức vinh danh những GV và HS có những thành tích nổi bật trong bồi dưỡng HSG để giáo dục và khắc sâu sự tự hào về truyền thống và thành tích của nhà trường. Trong các buổi học hàng ngày, bằng lịng say mê, nhiệt huyết của mình, bằng những kinh nghiệm đúc kết của mình GV dần dần, từng bước thắp lửa cho HS của mình, giúp các em nhận thức đúng đắn nghĩa vụ và quyền lợi của mình đối với tương lai của mình, với nhà trường và với đất nước.
Nhà trường, cộng đồng xã hội cần hiểu đúng về chính sách nhân tài của Đảng và Nhà nước. Cần tạo ra sự đồng thuận, ủng hộ, hợp tác tích cực của các bậc CMHS, xã hội đối với nhà trường trong hoạt động bồi dưỡng HSG.
3.2.1.3. Cách tiến hành