3.1. Định hướng và nguyên tắc xây dựng định hướng
3.1.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và tính hệ thống
Đây là một nguyên tắc hết sức quan trọng của quản lý giáo dục nói
chung cần được vận dụng linh hoạt vào các cơng tác cụ thể. Đảm bảo tính hệ thống, kế thừa và phát triển là yêu cầu đầu tiên và cần thiết trong việc xây dựng các biện pháp quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi. Chúng ta không thể xây dựng một biện pháp mới hoàn toàn khi chúng ta khơng quan tâm đến cái hiện có, mà phải nghiên cứu xem nó đang diễn ra như thế nào, cái nào cần giữ gìn và phát huy, cái nào khơng phù hợp cần phải chỉnh sửa hoặc thay thế. Chúng ta cần xây dựng các biện pháp làm sao để khi áp dụng vào thực tế ít bị xáo trộn nhất. Ngoài ra, việc đảm bảo tính hệ thống được thể hiện qua việc các biện pháp phải được đưa ra và thực hiện một cách thống nhất từ cấp độ cao đến các cấp độ thấp hơn, từ trung ương, từ các cấp Bộ, Sở...đến từng đơn vị. Các biện pháp đưa ra phải đảm bảo sự logic, có hệ thống. Có thể nói tính kế thừa thể hiện sự tôn trọng lịch sử và nó chỉ thay đổi những gì bất cập, khơng phù hợp với thực tế và thời đại. Đồng thời, các biện pháp cũng phải phát huy được tiềm năng vốn có của nhà trường và xã hội; ý thức tự giác, năng lực tiềm ẩn của đội ngũ GV để nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG các cấp.
3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp
Trong tất cả các nguyên tắc có thể nói rằng nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của biện pháp quản lý. Và chính bản thân sự kế thừa có chọn lọc cũng là một yêu cầu mang tính phù hợp. Mỗi biện pháp đưa ra chúng ta đều phải tính đến yếu tố có phù hợp với điều kiện hồn cảnh hiện tại hay khơng, có phù hợp với thực tế, thực trạng của mỗi đơn vị, tổ chức, trường học cụ thể hay không. Một biện
pháp dù hay đến mấy nhưng không phù hợp với hồn cảnh thì mãi mãi chỉ tồn tại trên lý thuyết không thể áp dụng để thực hiện trên thực tế được. Vì vậy, tính phù hợp ở đây có nghĩa là biện pháp đưa ra phải là những biện pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nhà trường, của địa phương, và xu thế phát triển của xã hội.
3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Mục đích cuối cùng của mỗi biện pháp đưa ra chính là tính khả thi của nó, tức là biện pháp đó sẽ mang lại kết quả như thế nào, có đạt được hiệu quả cao hay không. Một biện pháp được coi là hiệu quả, khi biện pháp đó được triển khai phải đạt được kết quả như dự kiến. Trong đó “chi phí” thì “ít nhất” mà đem lại “lợi ích” thì “nhiều nhất”. Biện pháp pháp giải quyết được vấn đề đặt ra và không làm nảy sinh những vấn đề mới phức tạp và khó khăn hơn.
Trên thực tế, một biện pháp có thể thực hiện trong một thời điểm cụ thể và với một đơn vị cụ thể muốn thành cơng bắt buộc phải có tính phù hợp, vì có tính phù hợp mới có thể đảm bảo được tính khả thi Tuy nhiên, khi phân tích ở góc độ này có thể thấy rất phù hợp, song xét trên tổng thể thì lại bắt gặp những khó khăn khác. Nguyên nhân là do hoạt động bồi dưỡng HSG phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan; không chỉ phụ thuộc vào nguồn lực sư phạm mà cịn phụ thuộc nguồn lực về tài chính...
Giả sử một biện pháp được tập thể GV và nhà trường đánh giá cao là hiệu quả, là phù hợp, nhưng nếu không nhận được sự ủng hộ, sự đồng thuận của địa phương, của xã hội thì cũng khó có thể thực hiện được. Tính khả thi ở đây là biện pháp không bị các yếu tố chi phối nó ràng buộc ở mức độ cao.
Tóm lại, để chọn lựa được các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng HSG đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh hiện nay, cần phải căn cứ vào các nguyên tắc đã nêu trên đây. Không nên quá coi trọng nguyên tắc này hoặc ngược lại xem nhẹ nguyên tắc khác, tùy thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, của địa phương, của xã hội, linh hoạt trong việc phối hợp các nguyên tắc nhằm chọn lựa các biện pháp.