Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, thiết thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 81 - 83)

3.2. Các biện pháp cụ thể

3.2.2. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, thiết thực

3.2.2.1. Mục đích

Một cơng việc muốn triển khai được tốt, mang lại hiệu quả và đạt được thành công thì khơng thể khơng kể đến vai trị của việc lên kế hoạch cũng như

sự chỉ đạo sát sao của nhà trường nếu khơng muốn nói quản lý chính là một trong những yếu tố mang tính quyết định đến sự thành bại của một cơng việc. Chính vì vậy, để nâng cao chất luộng bồi dưỡng HSG nhà trường cần xây dựng kế hoạch chỉ đạo một cách cụ thể và thiết thực.

3.2.2.2. Biện pháp xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, thiết thực

Việc lên kế hoạch chỉ đạo là vô cùng cần thiết cần được Ban giám hiệu và các tổ trưởng chun mơn thực hiện đồng nhất, có tính khoa học. Ngồi ra các kế hoạch cần được đưa ra sớm để các giáo viên lãnh đội có thể nắm được tinh thần, nội dung và nhiệm vụ của mình sớm để có sự chuẩn bị tốt nhất cho cơng việc. Bên cạnh đó, các kế hoạch chỉ đạo cần phải được cụ thể hóa bám sát thực tế và tình hình chung của nhà trường trong giai đoạn nhất định. Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn cần họp với nhau, cùng bàn bạc, đồng thời lấy ý kiến, nguyện vọng của giáo viên để cùng đưa ra kế hoạch và phương hướng.

3.2.2.3. Cách tiến hành

Đầu tiên, trước khi đưa ra một kế hoạch quản lý cụ thể Ban giám hiệu mà cụ thể ở đây chính là Hiệu trưởng cùng với hiệu phó phụ trách chuyên mơn, hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất cần họp với nhau để phân công hợp lý từng nội dung cụ thể cho từng người. Tiếp sau đó, Ban giám hiệu sẽ cùng với các tổ trưởng chuyên môn họp lại để cùng bàn bạc đưa ra một kế hoạch cụ thể cho mục đích, phương hướng và nội dung của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong năm học. Kế hoạch này cần cụ thể hóa từng nội dung và có sự phân cơng từng mảng cụ thể đến từng đối tượng.

Các kế hoạch quản lý cụ thể này sẽ được đưa ra trong cuộc họp đầu năm học để các giáo viên lãnh đội và tham gia giảng dạy đội tuyển học sinh giỏi có thể nắm được mục tiêu và nội dung của cơng việc. Ngồi ra, các lực lượng quản lý triển khai kế hoạch cần phối hợp chặt chẽ với nhau, có trách nhiệm cao với mảng của mình, bám sát tình hình thực tế để có thể có những xử lý tình huống mềm dẻo mà lại mang lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)