3.2. Các biện pháp cụ thể
3.2.4. Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục
3.2.4.1. Mục đích
Để thực hiện tốt bất cứ một kế hoạch hay một cơng việc nào, rất khó có thể đạt được kết quả cao nhất nếu như chỉ thực hiện một mình. Việc phối hợp, giữa các tổ chức, các bộ phận là một điều vô cùng quan trọng, nâng cao hiệu quả cơmg việc. Có thể nói tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục khi tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường là hết sức cần thiết, từ đó tạo sự
đồng thuận trong Ban giám hiệu, tổ chuyên, GV, nhân viên và cộng đồng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục của nhà trường, trong đó có hoạt động bồi dưỡng HSG.
3.2.4.2. Biện pháp tăng cường các lực lượng giáo dục
Công tác phối hợp giữa các tổ chức, bộ phận cần được thực hiện đồng bộ, tuân theo nguyên tắc nhất định, phối hợp nhịp nhàng. Sự phối hợp trong nhà trường bao gồm sự phối hợp giữa các thành viên trong Ban giám hiệu, Ban giám hiệu với các tổ chuyên môn, giữa Ban giám hiệu với các đoàn thể, giữa các tổ chun mơn với nhau và với các đồn thể trong nhà trường, giữa Ban giám hiệu với Ban đại diện CMHS, giữa Ban giám hiệu với giáo viên, giữa giáo viên với giáo viên, giữa GV với HS và giữa GV với CMHS. Ngoài ra, nhà trường cần phối hợp với các đoàn thể, tổ chức ở địa phương, thuộc các cấp và các ngành khác nhau, tùy thuộc vào tính chất của cơng việc, kế hoạch cần thực hiện.
Trong chỉ đạo, điều hành công việc, lãnh đạo nhà trường và các tổ chuyên môn làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy tính sáng tạo, ý thức trách nhiệm của cán bộ, GV, nhân viên, đảm bảo giữ vững trật tự kỷ cương nhà trường. Lãnh đạo nhà trường, cán bộ GV thuộc các tổ chuyên môn giải quyết công việc căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật, phải có kế hoạch, chương trình làm việc. Bảo đảm tính khoa học, chính xác, trung thực đạt hiệu quả công tác cao. Cán bộ GV trong nhà trường cần có ý thức đồn kết nội bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đồn thể, các tổ chun mơn và cán bộ GV trong công tác hàng ngày, thực hiện cơng tác cải cách hành chính khơng gây phiền hà cho phụ huynh và HS. Và cuối cùng nhà trường cùng với Ban đại diện CMHS làm việc theo nguyên tắc phối hợp, đồng thuận.
3.2.4.3. Cách tiến hành
- Sự phối hợp giữa các thành viên Ban giám hiệu với nhau
Ban giám hiệu của trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam bao gồm một hiệu trưởng và bốn hiệu phó bao gồm: hiệu phó phụ trách chun mơn,
hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất, hiệu phó phụ trách nền nếp và hiệu phó phụ trách các công tác liên quan đến chủ nhiệm và ngoại giao. Để thực hiện tốt việc phối hợp giữa các thành viên trong ban giám hiệu cần phân công công việc hợp lý, theo nguyên tắc phân quyền cùng phối hợp quản lý. Hiệu trưởng chỉ đạo chung, chịu trách nhiệm về việc vạch ra phương hướng phát triển của nhà trường, đưa ra những mục tiêu hoạt động và phát triển, lên các kế hoạch hoạt động của nhà trường, quản lý cao nhất về tài chính. Một hiệu phó phụ trách chun mơn trong đó có hoạt động bồi dưỡng HSG. Một hiệu phó phụ trách về cơ sở vật chất và các hoạt động của khối bán trú. Một hiệu phó phụ trách về mặt thực hiện nội quy, nề nếp của cán bộ, giáo viên và hoạc sinh trong nhà trường. Cuối cùng, một hiệu phó sẽ phụ trách các mảng về công tác chủ nhiệm, các hoạt động ngoại kháo của GV và HS và công tác đối ngoại.
- Sự phối hợp giữa BGH với các tổ chuyên môn
Theo quy định, Ban giám hiệu quản lý tổ chuyên môn theo cơ chế phân
cấp: Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học; xây dựng kế hoạch
phát triển nhà trường trong từng giai đoạn; trong đó chỉ đạo sát sao cơng tác chuyên môn của nhà trường, tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ
chuyên môn.
Các tổ chuyên môn chịu sự chỉ đạo của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo nhà trường về quản lý điều hành hoạt động của tổ chuyên môn để thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ được giao. Tổ trưởng chuyên môn thực hiện các công việc chỉ đạo chuyên môn trong tổ, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của tổ; chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng phân phối chương trình, lập đề xuất phân công nhiệm vụ giảng dạy, công tác cho từng thành viên trong tổ để trình lên ban giám hiệu xét và đưa ra quyết định cuối cùng. Ngồi ra, tổ trưởng chun mơn sẽ cùng lên kế hoạch công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tham mưu với Ban giám hiệu về bổ nhiệm GV lãnh đội cho các đội tuyển HSG các cấp, cùng giám sát việc bồi dưỡng HSG. Tham mưu với ban giám hiệu cơng tác thi đua khen thưởng và xử lí kỉ
luật. Đề xuất và thực hiện các chính sách chế độ ưu đãi đối với các thành viên trong tổ. Các thành viên trong từng tổ chuyên mơn có trách nhiệm hợp tác và tuân theo sự lãnh đạo và các quyết định của Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Sự phối hợp giữa BGH và các đoàn thể trong nhà trường
BGH bao gồm hiệu trưởng và bốn hiệu phó có vai trị rất lớn đối với sự phát triển của nhà trường. Tuy nhiên, BGH dù có tài năng đến thế nào thì muốn hiệu quả công việc quản lý tốt, thành công cũng không thể thiếu sự phối hợp với các đồn thể trong nhà trường. Các đồn thể đó có thể là đảng bộ, các chi bộ, các tổ chun mơn, cơng đồn, tổ hành chính sự nghiệp, chi đoàn giáo viên, học sinh, hội cha mẹ học sinh.... Và để vận hành tốt một bộ máy thì BGH chắc chắn phải làm việc theo cơ chế hoạt động phối hợp. Thông thường, lãnh đạo nhà trường thường có sự trao đổi ý kiến với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trước khi đưa ra quyết định các vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và lợi ích của cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Sự trao đổi này có thể thực hiện trong các buổi họp hội đồng, các buổi họp giữa BGH với Đảng bộ, chi bộ, với cơng đồn trường hoặc các tổ trưởng chuyên môn...Sau khi trao đổi lấy ý kiến, lãnh đạo nhà trường sẽ cân nhắc và đưa ra quyết định cuối cùng. Các tổ chức, đồn thể có trách nhiệm hợp tác, ủng hộ đối với BGH và ngược lại BGH cũng phải tạo điều kiện cho tổ chức đoàn thể hoạt động theo quy định của pháp luật.
Một trong những tổ chức lớn mạnh và quan trọng trong nhà trường chính là cơng đồn trường. Cơng đồn trường là đại diện cho tiếng nói của tập thể nhân viên, giáo viên trong nhà trường và có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ giáo viên trong khả năng và phạm vi cho phép. Cơng đồn trường bảo vệ quyền lợi chính đáng của cán bộ giáo viên thông qua giám sát, nhắc nhở việc thực hiện nghiêm túc các chế độ có liên quan. Với một vai trị to lớn và quan trọng cơng đồn trường lại càng cần có sự phối hợp với Ban giám hiệu để mang đến lợi ích cao nhất cho tồn thể cán
bộ nhà trường. Cơng đồn trường kết hợp với BGH tạo điều kiện cho cán bộ, GV có vơ hội tham gia tập huấn, học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và nhận thức về mặt chính trị. Ngồi ra cơng đồn cịn kết hợp với BGH tổ chức và duy trì phong trào thi đua trong nhà trường.
Một tổ chức quan trong khác là Đoàn thanh niên. Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động phong trào nhằm giáo dục, định hướng và khuyến khích HS phát triển tồn diện dưới sự chỉ đạo của BGH nhà trường.
_ Sự phối hợp giữa các tổ chun mơn với nhau và với các đồn thể Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cần có sự phối hợp khăng khít với nhau vì mục đích chung là đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ GV trong nhà trường và hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện của nhà trường. Chính vì mục đích chung đó mà các tổ chức đồn thể cần bàn bạc với nhau đẻ có thể cùng phối hợp trong các hoạt động để mang đến hiệu quả cao nhất. Các tổ chuyên môn trong nhà trường cũng cần có sự trao đổi về mặt thông tin, kinh nghiệm để có thể cùng phát triển hài hịa, đúng theo đường lối chung của nhà trường. Q trình giải quyết cơng việc nếu có vướng mắc, chồng chéo về nhiệm vụ thì các tổ trưởng chuyên môn chủ động giải quyết, trường hợp cần thiết phải báo cáo lãnh đạo nhà trường giải quyết.
- Sự phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện CMHS
Ban Đại diện CMHS luôn luôn sát cánh với BGH và nhà trường trong từng năm học đối với mỗi hoạt động học và thi đua của nhà trường. Chính vì vậy nhà trường ln giữ mối quan hệ khăng khít với ban đại diện CMHS để cùng hỗ trợ giúp nhà trường phát triển. Nhà trường tổ chức các buổi giao ban với đại diện hội CMHS theo định kỳ, thường là tổ chức cuộc họp với Ban đại diện phụ huynh toàn trường vào đầu năm học và cuối năm học. Ngoài ra cuộc họp phụ huynh định kì sẽ được tổ chức vào đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học để có thể thơng báo với CMHS đường lối phát triển trong năm học của nhà trường, thơng báo, trao đổi tình hình học tập của HS và tình hình trường lớp. Bên cạnh đó nếu có cơng việc hoặc tình hình đột xuất nhà trường
sẽ triệu tập các cuộc họp bất thường với ban phụ huynh hoặc ban phụ huynh có thể đề xuất gặp gỡ trao đổi với BGH nhằm thơng báo tình hình của nhà trường và tình hình học tập của HS từ đó phối hợp với CMHS giáo dục HS một cách kịp thời, hiệu quả.