3.1. Định hướng và nguyên tắc xây dựng định hướng
3.1.1. Định hướng phát triển giáo dục của trườngTHPT chuyên Hà
3.1. Định hướng và nguyên tắc xây dựng định hướng
3.1.1. Định hướng phát triển giáo dục của trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam Amsterdam
Trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam không ngừng phấn đấu trở thành một trong những trường chuyên hang đầu của Việt Nam. Ngay từ khi thành lập nhà trường đã đề ra những mục tiêu đào tạo rất rõ ràng. Mục tiêu đầu tiên là nhà trường trang bị cho HS những kiến thức vững vàng, đáp ứng được mọi yêu cầu, tiêu chí kiểm tra, đánh giá của Bộ GD&ĐT. Mục tiêu thứ hail à nhà trường đào tạo các thế hệ HS giỏi, ưu tú, đạt giải cao trong các kì thi HSG trong nước và quốc tế. Mục tiêu thứ ba là cung cấp hành trang kiến thức vững chắc, xây dựng phương pháp học tập, tự học, giúp HS hịa nhập được vào các khóa đào tạo của các trường đại học danh tiếng ở Việt Nam và trên thế giới. Nhà trường cũng tạo một mơi trường mở, khuyến khích sự phát triển óc sang tạo, khả năng suy luận, năng lực tư duy, hoạt động tự chủ và độc lập của học sinh. Mà mục tiêu cuối cùng của nhà trường là đào tạo những công dân tương lai được phát triển toàn diện, mạnh khỏe về thể chất, mạnh mẽ về trí lực, có lối sống đạo đức lành mạnh, có kỹ năng sống, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để đáp ứng được mọi yêu cầu trong giai đoạn hội nhập quốc tế của đất nước.
Trong tương lai, trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam sẽ chú trọng nhiều hơn đến việc đổi mới phong cách làm việc và nguyên tắc tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng phương pháp giảng dạy theo đúng qui luật hình thành và phát triển nhận thức, nhân cách của HS. Ngồi ra, nhà trường cịn phấn đấu trở thành ngơi trường của tình hữu nghị và giao thoa văn hóa: nhà trường sẽ chú trọng hơn đến việc mở rộng quy mô và chất lượng đào tạo
ra quốc tế, xây dựng các chương trình giao lưu kết nghĩa với bạn bè năm châu, xây dựng các chương trình đạo tạo liên kết, liên thơng, trao đổi học sinh và giáo viên với các quốc gia trên thế giới để tăng thêm cơ hội học hỏi lẫn nhau, phát triển năng lực giảng dạy của giáo viên và năng lực học tập của học sinh.