Đánh giá về cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo sau đại học tại viện khoa học nông nghiệp việt nam (Trang 72 - 121)

Nội dung Tốt Khá Trung

bình Yếu

1. Trang thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại, đáp ứng đủ nhu cầu của học viên, nghiên cứu sinh và giảng viên

48 2 0 0

2. Chỗ học tập và nghiên cứu của học viên,

nghiên cứu sinh được sắp xếp đầy đủ 40 10 0 0 3. Trang thiết bị giảng dạy và học tập được sử

dụng hiệu quả 41 9 0 0

4. Website của CSĐT đăng tải các thơng tin có liên quan đến đào tạo HV, NCS và được cập nhật thường xuyên

40 16 4 0

5. Sách chuyên ngành được cung cấp đầy đủ, kịp

thời 42 8 0 0

6. Báo/tạp chí chuyên ngành được cập nhật

thường xuyên 42 8 0 0

7. Hệ thống tra cứu, mượn tài liệu dễ dàng 46 4 0 0

Tổng 50

Đánh giá ở vị trí thấp nhất là nội dung 4: Website của cơ sở đào tạo đăng tải các thơng tin có liên quan đến đào tạo học viên, nghiên cứu sinh và được cập nhật thường xuyên. Thực tế cho thấy đây là một việc làm rất cần

việc tuyên truyền rộng rãi hoạt động đào tạo và nâng cao cao tính cơng khai, minh bạch trong hoạt động đào tạo của Viện. Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đã ý thức được điều này khi xây dựng trang Web của Viện. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, trang web có một số sự cố cần nâng cấp, cán bộ phụ trách trang web lại thiếu kinh nghiệm thế nên trang web của Viện hiện tại đang hoạt động không được hiệu quả. Điều này gây khó khăn cho học viên, nghiên cứu sinh, cho những người quan tâm đến các hoạt động đào tạo của Viện cũng như gây khó khăn cho chính cơ sở đào tạo trong việc công bố rộng rãi các thông tin liên quan đến quá trình đào tạo cũng như quảng bá, tuyên truyền về hoạt động đào tạo của Viện.

Nhìn chung, với đặc thù là cơ sở đào tạo chuyên ngành về nông nghiệp, không như các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội khác, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và học tập của Viện không chỉ giới hạn ở các thiết bị cơ bản như phòng học, máy tính, phịng hội thảo, sách và tài liệu tham khảo, ngân hàng băng đĩa dữ, hệ thống máy chiếu, camera mà cịn cả hệ thống các phịng thí nghiệm, nhà lưới. Tuy nhiên, để xứng đáng là Viện nghiên cứu khoa học - cơ sở đào tạo hàng đầu của ngành nông nghiệp, Viện đã đầu tư khá lớn và cũng được Bộ nông nghiệp và phát triển nơng thơn đầu tư lớn để có các trang thiết bị học tập, nghiên cứu đây đủ, hiện đại nhất.

Hiện nay, Viện có 06 phòng học, 01 phòng semina và hệ thống các phịng thí nghiệm được đặt ở các đơn vị thuộc Viện, 01 một thư Viện tổng hợp và 12 thư viện chuyên ngành của các đơn vị thuộc Viện với hàng chục ngàn đầu sách, giáo trình, tạp chí, báo các loại…đáp ứng nhu cầu tham khảo, nghiên cứu của giảng viên, học viên và nghiên cứu sinh.

Việc nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị được quan tâm thường xuyên. Giảng đường, phòng học được sửa sang, lắp đặt điều hoà nhiệt độ,

đảm bảo sạch đẹp, thơng thống. Phịng máy tính được trang bị nhiều bộ máy mới, đã sắm thêm hai máy chiếu để phục vụ học tập.

2.4. Chất lƣợng đào tạo sau đại học của viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Nam.

Trong những năm qua, công tác đào tạo sau đại học đã được Viện rất chú trọng vì nó góp phần quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho ngành nông nghiệp nói riêng và cho tồn xã hội nói chung. Tính đến nay, Viện đã có lịch sử 30 năm đào tạo sau đại học cho ngành nông nghiệp, đào tạo được gần 400 tiến sĩ và gần 1 ngàn thạc sĩ. Vấn đề chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, nâng cao chất lượng đào tạo học viên và nghiên cứu sinh là vấn đề được Viện và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thơn rất quan tâm. Trong q trình 5 năm qua, sự nghiệp đào tạo sau đại học của Viện đã có những bước tiến quan trọng: quy mô đào tạo được mở rộng, chuyên ngành đào tạo được bổ sung sát với yêu cầu thực đào tạo của Viện và đòi hỏi của xã hội, đội ngũ giảng viên được tăng cường, cơ sở vật chất được chú trọng đầu tư.

Có được những kết quả này là do đội ngũ làm công tác đào tạo sau đại học của Viện đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và hoàn thiện nội dung đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên, phát huy tính tự chủ, tự nghiên cứu của học viên và nghiên cứu sinh trong suốt quá trình đào tạo, cũng như tăng cường các nguồn lực vật chất phục vụ quá trình đào tạo. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, Viện đang đứng trước những thách thức to lớn trong việc đáp ứng nhu cầu về số lượng và đảm bảo chất lượng của công tác đào tạo sau đại học.

Về chương trình đào tạo, nội dung đào tạo sau đại học cần đáp ứng được yêu cầu đảm bảo cho học viên, nghiên cứu sinh nâng cao và hoàn chỉnh kiến thức cơ bản; có hiểu biết sâu về kiến thức chuyên ngành; có đủ năng lực

tiến hành độc lập công tác nghiên cứu khoa học và sáng tạo trong công tác chuyên môn. Tuy nhiên để làm được điều này, chương trình đào tạo phải có tính liên thông, phân cấp nội dung đào tạo từ thấp đến cao. Thực tế cho thấy, giữa các cơ sở đào tạo sau đại học của ngành nơng nghiệp chưa có sự thống nhất về chương trình, giáo trình đào tạo giữa bậc thạc sỹ, tiến sỹ. Dẫn đến tình trạng học đi học lại một chương trình hoặc có NCS hệ 5 năm (cử nhân) lại học chương trình tiến sĩ trước khi học chương trình thạc sỹ.

Đội ngũ giảng viên cũng có vai trị quan trọng trong chất lượng đào tạo sau đại học. Hiện nay lực lượng giảng viên cơ hữu của Viện đã tăng nhiều về số lượng so với trước đây nhưng vẫn còn quá nhỏ bé so với yêu cầu của công tác đào tạo sau đại học của Viện. Viện vẫn phải mời giảng viên từ các cơ sở bên ngoài về giảng dạy cho một số chun ngành mà Viện khơng có giảng viên. Song vấn đề này không thể giải quyết ngày một ngày hai mà cần có thời gian và đầu tư nhiều cơng sức. Trong đó nhiệm vụ đầu tiên để phát triển đội ngũ giảng viên đó là mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng công tác đào tạo tiến sĩ của Viện.

Công tác tuyển sinh cũng cần được quan tâm thích đáng và có cái nhìn mới. Cần xác định cho đúng những yêu cầu về chuẩn kiến thức đầu vào. Học viên và nghiên cứu sinh cần xác định rõ mục tiêu học tập, chuẩn bị về kiến thức, tích lũy kinh nghiệm thực tế để chuẩn bị cho một cấp đào tạo cao hơn. Chuẩn đầu ra cho quá trình đào tạo cũng cần được xác định rõ hơn. Các đề tài nghiên cứu của học viên và nghiên cứu sinh cần bám sát thực tiễn cơng tác của nơi cử đi học, có tính thực tiễn, định hướng rõ ràng, tránh tình trạng luận văn, luận án làm xong bị lãng quên ngay.

Chỉ tiêu tuyển sinh cũng cần được mở rộng để tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ cao làm công tác chuyên môn và quản lý cho ngành nông nghiệp. Thực tế hiện nay, hàng năm Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam

chỉ được giao có 20 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ và 50 – 60 chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ, số lượng này cịn q ít so với nhu cầu thực tế về đào tạo của Viện và ngành.

Ngoài ra, Viện cũng như các cơ sở đào tạo sau đại học khác trong quá trình đào tạo cần phải chú ý đến một loạt các vấn đề khác như: cơ sở vật chất, kinh phí đào tạo, hợp tác quốc tế và liên kết đào tạo. Để làm được điều này, bên cạnh nguồn ngân sách đào tạo do Nhà nước cấp, Viện cũng cần có nguồn ngân sách riêng cho công tác đào tạo sau đại học để hỗ trợ học viên và nghiên cứu sinh trong hoạt động nghiên cứu cũng như hỗ trợ chi phí mua tài liệu, vật liệu thí nghiệm, triển khai mơ hình thí nghiệm...

2.5. Ngun nhân và các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý đào tạo sau đại học của Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam: học của Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam:

Việc đào tạo sau đại học còn nhiều hạn chế và bất cập do nhiều yếu tố (nhân tố) ảnh hưởng đến việc quản lý đào tạo sau đại học

2.5.1.Nguyên nhân khách quan.

Ngày nay, trong thời đại phát triển của khoa học và công nghệ, cơ chế quản lý tập trung vẫn còn chi phối nhiều trong lĩnh vực quản lý nói chung và quản lý giáo dục, đào tạo nói riêng. Cần có các biện pháp quản lý làm cho công tác quản đào tạo sau đại học năng động, linh hoạt, thích ứng, gắn kết với thực tiễn

- Chính sách quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của cơ quan quản lý người học đối với việc đào tạo đội ngũ các nhà khoa học chân chính và cơ sở đào tạo sau đại học cịn chưa cụ thể, chưa có hiệu lực trong thực tiễn. Có cơ chế khuyến khích song cịn chưa đủ mạnh, hiệu lực kém và chỉ tồn tại trên văn bản…

- Chưa có chính sách đánh giá về quản lý chất lượng, các quyền lợi, nghĩa vụ kèm theo, các mức chất lượng được đánh giá với các cơ sở đào tạo

sau đại học trong giai đoạn phát triển đổi mới của nền kinh tế tri thức, kinh tế hội nhập như hiện nay.

- Ngân sách cho đào tạo sau đại học trong tình trạng cịn eo hẹp, tỷ lệ ngân sách chỉ cho đào tạo như hiện nay là chưa đáp ứng được điều kiện cần chứ chưa nói đến đủ, để giải quyết các tính chất nói chung, căn bản như: Xây dựng nội dung chương trình, nâng cấp chất lượng giảng viên, hệ thống giáo trình, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập tại cơ sở đào tạo sau đại học…

2.5.2.Nguyên nhân chủ quan.

- Còn chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý tập trung, chưa thực sự năng động, linh hoạt trong việc cải tiến chất lượng đào tạo theo hướng cung sang cầu.

- Chưa đi sâu nghiên cứu viết chương trình, giáo trình, làm mơ hình thí nghiệm, sáng chế, cải tiến các trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Nội dung chương trình và tài liệu dạy học đã quá lạc hậu, thiếu thốn, cũ kỹ thiếu cập nhật.

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn về số lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đặc biệt là trang thiết bị thực hành, thí nghiệm.

- Chưa chủ động thiết lập phát triển hợp tác đào tạo với các cơ sở đào tạo, các cơ quan quản lý người học…

- Cịn trơng chờ vào cơ quan Nhà nước, những điều kiện sẵn có, chưa chủ động quản bá, tuyên truyền về cơ sở đào tạo…

Trong chương này chúng tôi khái quát chung về công tác quản lý đào tạo sau đại học của Viện Khoa học nơng nghiệp Việt Nam đến nay có thể nói Viện có đủ điều kiện để trở thành “Cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học có chất lượng phục vụ đắc lực cho yêu cầu phát triển đào tạo sau đại học của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nước nhà và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”

Điều tra, nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đào tạo sau đại học của Viện, đi sâu tìm hiểu cơng tác quản lý đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ của Viện. Nhằm tìm ra những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo để có biện pháp đổi mới trong công tác quản lý phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, các cơ sở liên kết đào tạo và đối với học viên, nghiên cứu sinh, nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo chất lượng đào tạo.

CHƢƠNG 3:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TẠI VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

VIỆT NAM 3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp

3.1.1. Các yêu cầu (có tính ngun tắc) của biện pháp.

- Các biện pháp phải vừa đáp ứng các yêu cầu trước mắt, phải vừa có

tính cơ bản, có giá trị ổn định tương đối lâu dài, hướng tới tương lai. Trước

mắt phải có biện pháp đổi mới cơ chế quản lý đào tạo: chấn chỉnh công tác quản lý đào tạo, hướng trọng tâm vào chất lượng đào tạo. Để khắc phục tình trạng bng lỏng quản lý đào tạo, cắt xén rút bớt chương trình đào tạo, tổ chức thi, kiểm tra đánh giá không nghiêm, dẫn tới chất lượng đào tạo sau đại học thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Đồng thời đổi mới quan niệm, qui trình và phương pháp thi cử, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, đánh giá luận văn, luận án của người học, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Quan điểm chất lượng và hiệu quả được khẳng định mạnh mẽ, tạo được sự đồng thuận của các cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý người học và toàn xã hội, đây là sự chuyển biến rất quan trọng có ý nghĩa lâu dài cho sự nghiệp đào tạo sau đại học của nước nhà.

Công nghệ thông tin đã được áp dụng rộng rãi trong quản lý đào tạo và trong hoạt động dạy – học, mở ra những khả năng mới hỗ trợ đắc lực cho cơng tác quản lý q trình đào tạo, cho quá trình học tập liên lục, học suốt đời, học ở mọi nơi, mọi lúc và đặc biệt là tự học, tự nghiên cứu của mọi người. Do vậy, cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên phải thích ứng kịp thời với môi trường mới, để đưa công nghệ thông tin ứng dụng rộng rãi trong hoạt

động giáo dục – đào tạo, nâng cao hiệu quả quản lý, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

- Các biện pháp phải có tính đồng bộ, hệ thống. Cơng tác đào tạo sau

đại học là quá trình thống nhất, đa dạng và phong phú. Bởi đây là hoạt động đào tạo ở trình độ bậc cao, đòi hỏi sự chủ động tham gia của cả học viên, nghiên cứu sinh và cơ sở đào tạo, sắp xếp theo một hệ thống nhất định. Vì vậy các giải pháp nhằm nâng công tác quản lý đào tạo sau đại học phải có tính hệ thống rồi mới tính đến chi tiết cơng việc. Quan trọng hơn là giúp cho công việc quản lý xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng của các giải pháp trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác đào tạo sau đại học: giải pháp nào là mũi nhọn? giải pháp nào có tính quyết định? giải pháp nào có thể tổ chức triển khai ngay?... Có như vậy mới đem lại hiệu quả trong cơng tác tổ chức đào tạo.

- Các biện pháp phải có tính thực tiễn. Hoạt động đào tạo sau đại học cũng như các hoạt động giáo dục đào tạo khác đều phải xuất phát từ thực tiễn mới đem lại kết quả cao. Thực tiễn đó là: tình hình kinh tế - xã hội của thế giới, của đất nước, những chính sách, đường lối, quan điểm chỉ đạo … về đào tạo sau đại học của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thực tiễn nhu cầu cán bộ và nhu cầu nghiên cứu của ngành nơng nghiệp, của địa phương. Đảm bảo tính thực tiễn của các giải pháp nâng hiệu quả công tác quản lý đào tạo sau đại học ngành nông nghiệp là đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện công tác đào tạo sau đại học đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo sau đại học tại viện khoa học nông nghiệp việt nam (Trang 72 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)