Quản lý đào tạo thạc sĩ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo sau đại học tại viện khoa học nông nghiệp việt nam (Trang 52 - 55)

1.1.2 .Chức năng của quản lý

2.2. Đặc điểm công tác quản lý đào tạo sau đại học của Viện

2.2.1. Quản lý đào tạo thạc sĩ

Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ từ năm 1991 tại Quyết định số Quyết định số 2553/QĐ-BGD&ĐT ngày 5/10/1991 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào với 07 chuyên ngành đào tạo là: Trồng trọt; Di truyền và Chọn giống cây trồng; Bảo

vệ thực vật; Khoa học đất; Hệ thống nông nghiệp; Chăn nuôi; Thú y;

Thực hiện nhiệm vụ của Viện, hoạt động đào tạo thạc sĩ đã bám sát và thực hiện nghiêm các văn bản pháp quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của nhà nước về đào tạo sau đại học và đào tạo thạc sĩ:

1.Quyết định số 7175/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/12/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chuyển tiếp Nhiệm vụ đào tạo sau đại học từ Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam về Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.

4. Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25/11/2009.

5. Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 2/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.

6. Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ qui định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

7. Quyết định 45/2008-QĐ-BGDĐT quy định đào tạo trình độ thạc sĩ. 8. Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT ngày 28/2/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành qui chế đào tạo trình độ Thạc sĩ.

Bộ phận quản lý đào tạo thạc sĩ có nhiệm vụ: quản lý tổ chức đào tạo thạc sĩ của Viện theo các văn bản pháp quy của nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, văn bản liên kết đào tạo với hai trường liên kết là Đại học Thái Nguyên và trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, văn bản pháp quy về chức năng nhiệm vụ của Ban Đào tạo sau đại học. Hàng năm bộ phận này có kế hoạch đi tiếp thị, điều tra nhu cầu đào tạo của các địa phương, đơn vị để xây dựng kế hoạch tuyển sinh, báo cáo Giám đốc Viện và trình Bộ Nơng nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và đào tạo để có được chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ hàng năm.

Trên cơ sở chương trình, kế hoạch hoạt động của từng năm, Ban Đào tạo sau đại học triển khai kế hoạch đào tạo năm học, tổ chức triển khai theo sát kế hoạch đào tạo và quản lý kết quả đào tạo thạc sĩ. Hàng năm Ban phải làm khối lượng công việc rất lớn để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch đào tạo trong năm: tổ chức tuyển sinh, đào tạo, thi kết thúc học phần, bảo vệ đề cương, bảo vệ luận văn và tổ chức phát bằng, công nhận tốt nghiệp nghiêm túc, khách quan để đảm bảo được chất lượng đào tạo.

Hàng năm, sau khi có chỉ tiêu được phân bổ, làm việc với các cơ sở liên kết đào tạo, bộ phận quản lý đào tạo thạc sĩ làm thông báo tuyển sinh, phát hành hồ sơ và phối hợp với hai trường liên kết là trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và trường Đại học Thái Nguyên tổ chức ôn thi, lập kế hoạch, thành lập Hội đồng thi tuyển. Trong thực tế, do đặc thù và nhiệm vụ của Viện mà có nhiều chuyên ngành đã thông báo tuyển sinh, nhưng khi thu hồ sơ khơng có thí sinh đăng ký dự tuyển hoặc đăng ký rất ít như hai chuyên ngành chăn nuôi và thú y. Tổ chức thi, công bố kết quả, quyết định và danh sách thí

sinh trúng tuyển, xây dựng kế hoạch đào tạo cho tồn khóa, cho từng năm, từng chuyên ngành. Xây dựng và ký hợp đồng đào tạo, triển khai kế hoạch đào tạo, khai giảng và tổ chức học tập, nghiên cứu, thi kết thúc học phần, bảo vệ đề cương, luận văn cho học Viên....

Về cơng tác quản lý tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ của Viện. Kết thúc năm học cũ, chuẩn bị cho năm học mới, Ban đào đã phải làm kế hoạch đào tạo trình Ban Giám đốc Viện duyệt và tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo. Đối với bậc đào tạo này có rất nhiều thuận lợi cho việc lập kế hoạch đào tạo, căn cứ vào khung thời gian của năm học, theo kế hoạch đào tạo đã được Ban Giám đốc duyệt, dựa trên chương trình đào tạo, sắp xếp thời khóa biểu cho từng mơn học, cho học kì và cả năm học, theo sát kế hoạch đào tạo, thời khóa biểu từng chuyên ngành để kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo. Việc tổ chức tuyển sinh, thi kết thúc môn học, chấm thi, bảo vệ đề cương, luận văn, quản lý kết quả đào tạo, tổ chức công bố và trao bằng tốt nghiệp cho học viên đều có sự thanh tra giám sát của Ban Giám đốc và Phòng thanh tra pháp chế, góp phần bảo đảm chất lượng đích thực trong hoạt động đào tạo.

Trong cơng tác quản lý đào tạo, chúng ta nói nhiều đến việc „lấy người

học làm trung tâm”. „biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”,

song các điều kiện để người học chủ động tham gia, thực sự làm chủ quá trình học tập trong Viện lại chưa được thể chế hóa bằng cơng tác quản lý tổ chức đào tạo và hệ thống các văn bản quản lý phù hợp cho nên đã hơn 5 năm áp dụng công tác tổ chức đào tạo theo học chế „mềm dẻo” kết hợp quản lý theo niên chế và quản lý học phần dẫn tới hiệu quả cũng còn rất hạn chế.

Để công tác quản lý tổ chức đào tạo thực sự hướng vào người học, có lẽ đã đến lúc phải mạnh dạn thay đổi căn bản tư duy và phương pháp truyền thống hiện nay, bằng việc quản lý đào tạo sau đại học theo hệ thống tín chỉ. Gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành Thông tư số 10/2011/TT-

BGDĐT ngày 28/2/2011 Ban hành quy chế đào tạo Thạc sĩ, quy chế này đã tiến gần hơn đến mơ hình quản lý cơng tác đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Người học đã chủ động hơn và làm chủ q trình học của bản thân, khơng còn ràng buộc thời gian lên lớp, tham gia nghe giảng. Với việc quản lý tổ chức đào tạo theo quy chế mới ban hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng ta hy vọng sẽ có tác động tích cực đến chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, cũng cần phải có sự tổ chức quản lý đồng bộ và tập trung vào khâu kiểm soát chất lượng, triển khai việc xây dựng ngân hàng đề thi của các giảng viên có trình độ chun mơn tốt theo đúng mục đích, u cầu của nội dung, chương trình đào tạo. Tổ chức thi và chấm thi thực sự khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo sau đại học tại viện khoa học nông nghiệp việt nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)