Quản lý chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo sau đại học tại viện khoa học nông nghiệp việt nam (Trang 61 - 65)

2.2.2 .Quản lý đào tạo tiến sĩ

2.3. Thực trạng quản lý đào tạo sau đại học tại Viện Khoa học Nông nghiệp

2.3.2. Quản lý chương trình đào tạo

2.3.2.1. Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy của giảng viên Với đặc thù của công tác đào tạo sau đại học, chương trình giảng dạy có khối lượng không quá nhiều, chủ yếu là hoạt động tự học, tự nghiên cứu của học viên cao học và nghiên cứu sinh. Ở Đào tạo sau đại học, việc giảng dạy cũng khơng cịn là việc truyền thụ kiến thức một chiều từ giảng viên đến học viên mà là q trình cùng trao đổi về chun mơn giữa giảng viên với học viên và nghiên cứu sinh với tư cách như những người đồng nghiệp. Chính vì vậy, việc quản lý thực hiện chương trình giảng dạy của giảng viên là tương đối khó khăn.

Về chương trình đào tạo sau đại học được Hội đồng khoa học Viện duyệt nghiệm thu chương trình và quyết định cho tổ chức đào tạo. Ban Đào tạo sau đại học căn cứ vào chương trình đào tạo đã được duyệt, làm kế hoạch đào tạo cho tồn khóa học. Đến khi tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, Ban đào tạo sau đại học đã giám sát chặt chẽ chương trình đào tạo, lịch trình giảng dạy cho đợt học, năm học và tồn khóa đào tạo.

Để quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy của giảng viên, đối với mỗi học phần, chuyên đề, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đều yêu cầu giảng viên phụ trách học phần, chuyên đề có đề cương chi tiết về nội dung học phần, chuyên đề, thường xuyên cập nhật các sách, tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung học phần, chuyên đề. Ban Đào tạo sau đại học lên kế hoạch về thời lượng giảng dạy của từng học phần, chuyên đề và theo dõi sát sao để giảng viên thực hiện đúng thời lượng của từng học phần và chuyên đề.

Tuy nhiên, nhìn nhận từ thực tế cho thấy hàng năm, trong quá trình giảng dạy, giảng viên cũng đã cập nhật các thông tin, vấn đề mới trong nước và trên thế giới liên quan đến nội dung giảng dạy. Nhưng những nội dung này thường chỉ được nói thêm bên ngồi, chứ khơng được đưa vào văn bản hoặc nội dung chính của bài giảng. Cơ sở đào tạo cũng chưa có nhiều giáo trình được biên dịch từ sách nước ngồi, cập nhật với giáo trình giảng dạy của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Bảng 2.4. Đánh giá về chương trình đào tạo

Chƣơng trìn đào tạo của cơ sở đào tạo Tốt Khá Trung bình

Yếu 1. Số lượng học phần, chuyên đề bắt buộc là phù

hợp với chuyên ngành nghiên cứu của HV, NCS

2. Học phần, chuyên đề bắt buộc có nội dung phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu của HV, NCS

48 2 0 0

3. Số lượng học phần, chuyên đề bổ sung là phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu của HV, NCS

44 6 0 0

4. Học phần, chuyên đề bổ sung có nội dung phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu của HV, NCS

48 2 0 0

5. Học phần, chuyên đề có nội dung thiết thực với HV, NCS

46 4 0 0

6. Học phần, chuyên đề được bổ sung, biên soạn hàng năm

34 14 2 0

7. Danh mục các Học phần, chuyên đề được cấp có thẩm quyền phê duyệt

36 14 0

8. Học phần, chuyên đề có nội dung theo kịp sự phát triển khoa học của khu vực và trên thế giới

36 12 2 0

9. Các học phần, chuyên đề đáp ứng yêu cầu về kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành đào tạo

46 2 2 0

Tổng 50

2.3.2.2. Quản lý tiến độ học tập, nghiên cứu của học viên và nghiên cứu sinh Đối với đào tạo thạc sĩ thì trong nửa đầu thời gian là đào tạo tập chung nên việc quản lý tiến độ học tập, nghiên cứu của học viên là tương đối chặt chẽ và có chất lượng.

Nhưng đối với bậc đào tạo Tiến sĩ và nửa sau giai đoạn cuối của đào tạo thạc sĩ là đào tạo khơng tập trung vì vậy việc quản lý tiến độ học tập, nghiên cứu của học viên và nghiên cứu sinh gặp rất nhiều khó khăn. Vì ngồi thời gian học các học phần, chuyên đề bắt buộc và bổ sung, thời gian còn lại học viên và nghiên cứu sinh tự học tập, nghiên cứu và làm việc với người hướng dẫn. Để theo dõi tình hình học tập, nghiên cứu của học viên và nghiên cứu sinh, hàng quý đối với học viên cao học và hàng năm đối với nghiên cứu sinh cơ sở đào tạo đều yêu cầu học viên và nghiên cứu sinh báo cáo tiến độ học tập và nghiên cứu của bản thân, có ý kiến xác nhận của người hướng dẫn. Đây là cơ sở để cán bộ quản lý đào tạo nắm bắt được tiến độ học tập của từng

học viên và nghiên cứu sinh cũng như của từng khố, từ đó bố trí lịch học tập, ngoại khoá, kiểm tra đánh giá cho phù hợp cũng như có kế hoạch đốc thúc những học viên và nghiên cứu sinh chậm tiến độ, làm quyết định gia hạn cho các học viên và nghiên cứu sinh đã đến hạn bảo vệ nhưng do các lý do khách quan và chủ quan chưa thể hoàn thành luận văn, luận án.

Quá trình nghiên cứu của học viên và nghiên cứu sinh là quá trình tương đối độc lập, vì vậy mỗi học viên và nghiên cứu sinh có tiến độ hồn thành cơng việc khác nhau. Điều này địi hỏi các cán bộ quản lý đào tạo phải thường xuyên theo dõi, bám sát tiến độ học tập của học viên và nghiên cứu sinh để đảm bảo quá trình học tập đạt kết quả tốt nhất. Công tác này được Học viên và nghiên cứu sinh và người hướng dẫn đánh giá ở mức cao, trong đó khơng có ý kiến nào đánh giá ở mức trung bình, yếu và rất yếu.

Thực tế cho thấy, học viên và nghiên cứu sinh đi học với nhiều động cơ, mục đích khác nhau. Một số làm cơng tác nghiên cứu, có động cơ học tập liên quan đến việc bổ sung, trau dồi thêm kiến thức thuộc lĩnh vực nghiên cứu của bản thân. Các học viên và nghiên cứu sinh này thường học tập, nghiên cứu nghiêm túc, say mê, hồn thành chương trình, bảo vệ luận văn, luận án đúng thời hạn, chất lượng luận văn, luận án tốt. Tuy nhiên, cũng có nhiều học viên và nghiên cứu sinh, đi học vì động cơ liên quan đến việc cơ cấu cán bộ, lãnh đạo quản lý... Các học viên và nghiên cứu sinh này ít người có kinh nghiệm nghiên cứu, lại tham gia công tác quản lý nên không dành nhiều thời gian cho việc học tập, nghiên cứu dẫn đến thời hạn học tập thường bị kéo dài, chất lượng luận văn, luận án vì thế bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy, cần thay đổi tư duy, quan điểm cơ cấu lãnh đạo, cán bộ quản lý theo bằng cấp, từ đó sẽ tuyển được những học viên và nghiên cứu sinh thật sự có khả năng, có niềm say mê học tập, nghiên cứu, dẫn đến việc chất lượng luận văn, luận án cũng được nâng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo sau đại học tại viện khoa học nông nghiệp việt nam (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)