Quản lý phương pháp giảng dạy của giảng viên, phương pháp hướng dẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo sau đại học tại viện khoa học nông nghiệp việt nam (Trang 68 - 70)

2.2.2 .Quản lý đào tạo tiến sĩ

2.3. Thực trạng quản lý đào tạo sau đại học tại Viện Khoa học Nông nghiệp

2.3.4. Quản lý phương pháp giảng dạy của giảng viên, phương pháp hướng dẫn

dẫn của cán bộ hướng dẫn.

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy “Lấy người học làm trung tâm”; “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”, tạo điều kiện để người học

chủ động tham gia, làm chủ quá trình học tập của mình. Trong chương trình đào tạo thạc sĩ, giảng viên đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền tải kiến thức và định hướng học tập, nghiên cứu cho học viên. Vì thế phương pháp giảng dạy ở bậc đào tạo này đặc biệt được chú ý quan tâm, đặc biệt là chương trình đào tạo của ngành nơng nghiệp, nơng thơn vốn mang tính thực tiễn rất cao. Tuy nhiên, trong công tác quản lý đào tạo, biện pháp quản lý thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy chưa được chú ý đúng mức.

Đối với chương trình đào tạo tiến sỹ, giảng viên chỉ đóng vai trị là người hướng dẫn, chỉ đạo nghiên cứu sinh tự tìm tịi học tập và nghiên cứu. Vì thế phương pháp giảng dạy ở bậc học này vẫn chưa được định hình rõ nét. Trong quá trình đào tạo, Viện để giảng viên tự quyết định phương pháp giảng dạy nhằm đạt kết quả học tập cao nhất. Vì các giảng viên cũng đều là các giáo sư, tiến sĩ, những nhà khoa học đầu ngành khơng chỉ có kiến thức chuyên sâu mà cịn có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm và tâm huyết với nghề. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tư duy giáo dục kiểu cũ vốn ăn sâu bám rễ, nhiều giảng viên vẫn chọn phương pháp giảng dạy là thuyết trình một chiều, tuy lượng kiến thức đưa ra lớn nhưng không khỏi gây tâm lý thụ động, chán nản cho học viên và nghiên cứu sinh. Bên cạnh đó, cũng có nhiều giảng viên đã tiếp nhận các phương pháp giảng dạy mới làm bài giảng sinh động hơn, kích thích khả năng tư duy sáng tạo của học viên và nghiên cứu sinh hơn. Từ thực tế trên, qua mỗi giờ học, cán bộ quản lý đào tạo luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của học viên nghiên và cứu sinh về nội dung và phương pháp giảng dạy của giảng viên. Qua đó lựa chọn và khuyến khích các giảng viên có phương pháp giảng dạy đổi mới, hiện đại cũng như tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập để triển khai các phương pháp giảng dạy mới.

Đối với công tác hướng dẫn học viên và nghiên cứu sinh của cán bộ hướng dẫn, cơ sở đào tạo cũng chưa có sự giám sát chặt chẽ, quy định cụ thể mà chủ yếu phụ thuộc vào sự chủ động làm việc giữa cán bộ hướng dẫn và học viên, nghiên cứu sinh. Mỗi cán bộ hướng dẫn lại có phong cách làm việc và hướng dẫn khác nhau, ngồi ra cịn phụ thuộc vào điều kiện thời gian cũng như trình độ chun mơn của cán bộ hướng dẫn. Có cán bộ hướng dẫn chủ động giao công việc nghiên cứu, đọc tài liệu, viết báo cáo, đi thực tế cho học viên và nghiên cứu sinh, nhưng cũng có cán bộ hướng dẫn chỉ góp ý cho học viên và nghiên cứu sinh trên cơ sở kết quả nghiên cứu do học viên và nghiên

cứu sinh báo cáo. Vì vậy, để phát huy vai trị của cán bộ hướng dẫn, góp phần giúp đỡ tối đa cho học viên và nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu học tập, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam luôn chú trọng việc mời các cán bộ hướng dẫn có trình độ, chuyên môn sâu, phù hợp với hướng nghiên cứu của học viên và nghiên cứu sinh, đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ hướng dẫn có những phương pháp hướng dẫn mới, hiệu quả cho học viên và nghiên cứu sinh (như tổ chức semina, học chuyên đề do giảng viên, cán bộ hướng dẫn đề xuất, tổ chức đi thăm quan thực tế theo kiến nghị của giảng viên, cán bộ hướng dẫn.v.v…)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo sau đại học tại viện khoa học nông nghiệp việt nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)