Chất lƣợng đào tạo sau đại học của viện Khoa học Nông nghiệp Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo sau đại học tại viện khoa học nông nghiệp việt nam (Trang 74 - 76)

2.2.2 .Quản lý đào tạo tiến sĩ

2.4. Chất lƣợng đào tạo sau đại học của viện Khoa học Nông nghiệp Việt

Nam.

Trong những năm qua, công tác đào tạo sau đại học đã được Viện rất chú trọng vì nó góp phần quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho ngành nơng nghiệp nói riêng và cho tồn xã hội nói chung. Tính đến nay, Viện đã có lịch sử 30 năm đào tạo sau đại học cho ngành nông nghiệp, đào tạo được gần 400 tiến sĩ và gần 1 ngàn thạc sĩ. Vấn đề chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, nâng cao chất lượng đào tạo học viên và nghiên cứu sinh là vấn đề được Viện và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn rất quan tâm. Trong quá trình 5 năm qua, sự nghiệp đào tạo sau đại học của Viện đã có những bước tiến quan trọng: quy mô đào tạo được mở rộng, chuyên ngành đào tạo được bổ sung sát với yêu cầu thực đào tạo của Viện và đòi hỏi của xã hội, đội ngũ giảng viên được tăng cường, cơ sở vật chất được chú trọng đầu tư.

Có được những kết quả này là do đội ngũ làm công tác đào tạo sau đại học của Viện đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và hồn thiện nội dung đào tạo, nâng cao năng lực chuyên mơn của đội ngũ giảng viên, phát huy tính tự chủ, tự nghiên cứu của học viên và nghiên cứu sinh trong suốt quá trình đào tạo, cũng như tăng cường các nguồn lực vật chất phục vụ quá trình đào tạo. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, Viện đang đứng trước những thách thức to lớn trong việc đáp ứng nhu cầu về số lượng và đảm bảo chất lượng của công tác đào tạo sau đại học.

Về chương trình đào tạo, nội dung đào tạo sau đại học cần đáp ứng được yêu cầu đảm bảo cho học viên, nghiên cứu sinh nâng cao và hoàn chỉnh kiến thức cơ bản; có hiểu biết sâu về kiến thức chuyên ngành; có đủ năng lực

tiến hành độc lập cơng tác nghiên cứu khoa học và sáng tạo trong công tác chuyên môn. Tuy nhiên để làm được điều này, chương trình đào tạo phải có tính liên thơng, phân cấp nội dung đào tạo từ thấp đến cao. Thực tế cho thấy, giữa các cơ sở đào tạo sau đại học của ngành nơng nghiệp chưa có sự thống nhất về chương trình, giáo trình đào tạo giữa bậc thạc sỹ, tiến sỹ. Dẫn đến tình trạng học đi học lại một chương trình hoặc có NCS hệ 5 năm (cử nhân) lại học chương trình tiến sĩ trước khi học chương trình thạc sỹ.

Đội ngũ giảng viên cũng có vai trị quan trọng trong chất lượng đào tạo sau đại học. Hiện nay lực lượng giảng viên cơ hữu của Viện đã tăng nhiều về số lượng so với trước đây nhưng vẫn còn quá nhỏ bé so với yêu cầu của công tác đào tạo sau đại học của Viện. Viện vẫn phải mời giảng viên từ các cơ sở bên ngoài về giảng dạy cho một số chuyên ngành mà Viện khơng có giảng viên. Song vấn đề này khơng thể giải quyết ngày một ngày hai mà cần có thời gian và đầu tư nhiều cơng sức. Trong đó nhiệm vụ đầu tiên để phát triển đội ngũ giảng viên đó là mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng công tác đào tạo tiến sĩ của Viện.

Cơng tác tuyển sinh cũng cần được quan tâm thích đáng và có cái nhìn mới. Cần xác định cho đúng những yêu cầu về chuẩn kiến thức đầu vào. Học viên và nghiên cứu sinh cần xác định rõ mục tiêu học tập, chuẩn bị về kiến thức, tích lũy kinh nghiệm thực tế để chuẩn bị cho một cấp đào tạo cao hơn. Chuẩn đầu ra cho quá trình đào tạo cũng cần được xác định rõ hơn. Các đề tài nghiên cứu của học viên và nghiên cứu sinh cần bám sát thực tiễn công tác của nơi cử đi học, có tính thực tiễn, định hướng rõ ràng, tránh tình trạng luận văn, luận án làm xong bị lãng quên ngay.

Chỉ tiêu tuyển sinh cũng cần được mở rộng để tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ cao làm công tác chuyên môn và quản lý cho ngành nông nghiệp. Thực tế hiện nay, hàng năm Viện Khoa học nơng nghiệp Việt Nam

chỉ được giao có 20 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ và 50 – 60 chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ, số lượng này cịn q ít so với nhu cầu thực tế về đào tạo của Viện và ngành.

Ngoài ra, Viện cũng như các cơ sở đào tạo sau đại học khác trong quá trình đào tạo cần phải chú ý đến một loạt các vấn đề khác như: cơ sở vật chất, kinh phí đào tạo, hợp tác quốc tế và liên kết đào tạo. Để làm được điều này, bên cạnh nguồn ngân sách đào tạo do Nhà nước cấp, Viện cũng cần có nguồn ngân sách riêng cho cơng tác đào tạo sau đại học để hỗ trợ học viên và nghiên cứu sinh trong hoạt động nghiên cứu cũng như hỗ trợ chi phí mua tài liệu, vật liệu thí nghiệm, triển khai mơ hình thí nghiệm...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo sau đại học tại viện khoa học nông nghiệp việt nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)