Phương pháp quản lý đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo sau đại học tại viện khoa học nông nghiệp việt nam (Trang 32 - 36)

1.1.2 .Chức năng của quản lý

1.2. Đào tạo và quản lý đào tạo

1.2.5. Phương pháp quản lý đào tạo

1.2.5.1. Phương pháp quản lý là gì?

Các phương pháp quản lý là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý để đạt được mục tiêu đề ra.

Phương pháp quản lý có đặc trưng cơ bản là luôn luôn tác động lên con người. Ở mỗi đối tượng quản lý, trong những tình huống khác nhau đều có thể xác định rõ ràng các mối quan hệ giữa từng cá nhân và tập thể với một môi trường xác định. Các mối quan hệ này vô cùng phong phú, phức tạp và luôn biến động, chịu ảnh hưởng thường xuyên trực tiếp của môi trường xung quanh.

Với một mục tiêu của hệ thống trong từng điều kiện hồn cảnh, khơng gian và thời gian, bao giờ cũng xuất hiện một hệ thống đồng bộ các giải pháp hợp lý đem lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy, trong quản lý phải hình thành và lựa chọn được một cơ chế quản lý thích hợp để đạt hiệu quả cao. Nghệ thuật quản lý chính là cái biết làm như thế nào để đạt kết quả tốt nhất với một hệ thống trong một điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Trong cơ chế thị trường, thiếu tính năng động, sáng tạo và linh hoạt, khó có thể đạt hiệu quả cao trong quản lý hiện đại.

Quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Thực chất nghệ thuật quản lý được hợp thành từ ba yếu tố: kiến thức khoa học, kinh nghiệm quản lý và tài năng hành động sáng tạo. Trong đó kiến thức khoa học là cơ bản, kinh nghiệm vô cùng quý giá và tài năng hành động sáng tạo là yếu tố quyết định đến thắng lợi cuối cùng.

1.2.5.2. Phương pháp quản lý đào tạo là gì?

Phương pháp quản lý đào tạo là tổ hợp những cách thức tiến hành hoạt động quản lý để thực hiện những nhiệm vụ quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý.

Do vậy, phương pháp quản lý đào tạo là các biện pháp, thủ thuật của cơ sở đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu quản lý đã dự kiến. Phương pháp bao giờ cũng là phương pháp của những con người cụ thể, trong những điều kiện cụ thể. Vì vậy, các phương pháp quản lý đào tạo chịu sự chi phối mạnh mẽ của đặc điểm tâm lý cá nhân mỗi thành viên trong tổ chức và văn hóa của tổ chức. Hiệu quả của các phương pháp quản lý đào tạo còn phụ thuộc vào khả năng vận dụng của người quản lý trong điều kiện cụ thể của cơ sở đào tạo. Do đó, khơng có phương pháp quản lý đào tạo nào là vạn năng đạt hiệu quả trong mọi trường hợp. Và việc phối hợp các phương pháp quản lý đào tạo và vận dụng một cách linh hoạt là một cách tối ưu được coi là điều có tính ngun tắc.

Theo nội dung và cơ chế hoạt động quản lý có ba phương pháp quản lý đào tạo cơ bản là:

- Phương pháp tổ chức – hành chính - Phương pháp kinh tế

- Phương pháp tâm lý xã hội

Mỗi phương pháp trên là một hệ phương pháp bao gồm nhiều phương pháp khác nhau. Lựa chọn đúng và áp dụng linh hoạt, phối hợp khéo léo các

phương pháp để đạt được chất lượng và hiệu quả cơng tác cao thể hiện trình độ khoa học và nghệ thuật quản lý của người quản lý.

Quá trình quản lý đào tạo phải vận dụng những tri thức, những quy luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học và thực tiễn cuộc sống. Do đó việc áp dụng các phương pháp quản lý khác nhau là tất yếu. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, khơng có phương pháp quản lý nào là vạn năng và chiếm vị trí độc tơn. Ví dụ các phương pháp kinh tế.

- Các phương pháp kinh tế là sự tác động một cách gián tiếp tới người bị quản lý bằng cơ chế kích thích lao động thơng qua lợi ích vật chất để họ tích cực tham gia cơng việc chung và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Tại cơ sở đào tạo, thực chất của phương pháp kinh tế là dựa trên sự kết hợp giữa việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ giáo viên, học sinh, sinh viên ghi trong điều lệ, quy chế của cơ sở đào tạo, quy chế chun mơn…với những kích thích có tính địn bẩy tại cơ sở đào tạo.

- Việc sử dụng đòn bẩy kinh tế trong quản lý sẽ kích thích sự hoạt động độc lập, sáng tạo có định hướng, đối với mỗi người nó thúc đẩy họ chủ động làm việc có hiệu quả mà khơng cần sự giám sát bắt buộc của những tác động hành chính.

Ưu điểm của phương pháp kinh tế:

- Ưu điểm nổi bật của phương pháp kinh tế là nhanh chóng tạo nên động cơ mạnh cho hoạt động vì mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động.

- Giảm bớt tối đa việc ban hành các mệnh lệnh, chỉ thị, đồng thời giảm bớt sự giám sát của cán bộ quản lý tới hoạt động của từng người.

Nhược điểm của phương pháp kinh tế:

- Lạm dụng các biện pháp kinh tế dễ dẫn tới khuynh hướng tư lợi, chỉ biết tới lợi ích cá nhân, ít quan tâm tới tập thể.

- Dễ sinh tư tưởng cái gì có lợi mới làm, khơng có lợi ích khơng muốn làm.

Tóm lại: Phương pháp kinh tế thực chất là dùng “địn bẩy kinh tế” để

kích thích tính tích cực lao động của mỗi người nhằm hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sử dụng phương pháp này một mặt mang lại lợi ích thiết thực cho mỗi cán bộ giáo viên, đồng thời tạo ra sự thừa nhận về mặt tinh thần đối với kết quả lao động của mỗi người. Vì vậy, các biện pháp kích thích vật chất phải được kết hợp chặt chẽ và tương xứng với các biện pháp động viên khuyến khích về tinh thần, phương pháp kinh tế hiện nay được sử dụng rộng rãi trong quản lý đào tạo.

Ngày nay, trong bối cảnh cơ chế thị trường, việc vận dụng phương pháp kinh tế cần phải thận trọng để một mặt khuyến khích tính tích cực lao động của giáo viên, mặt khác đảm bảo được uy tín sư phạm của giáo viên và tập thể cơ sở đào tạo. Tránh vận dụng tùy tiện hay buông lỏng việc thực hiện quy chế quản lý đào tạo.

Vì thế, trong quản lý đào tạo, nếu lựa chọn đúng đắn và biết kết hợp tối ưu các phương pháp quản lý phù hợp với nguyên tắc quản lý, đối tượng quản lý, tình huống quản lý để đạt kết quả cao thì đó chính là tài năng nghệ thuật quản lý.

Dấu hiệu của việc vận dụng tốt phương pháp quản lý là năng suất, chất lượng, hiệu quả đào tạo cao, khơng khí tâm lý trong tập thể lành mạnh.

Phương pháp là lĩnh vực sáng tạo của người quản lý, nó địi hỏi người quản lý vừa có tri thức, vừa có kinh nghiệm nghề nghiệp, kinh nghiệm ứng xử và có óc sáng tạo, nó vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Và phải

tùy theo cơng việc, con người, hồn cảnh cụ thể và thời gian mà lựa chọn kết hợp các phương pháp cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả quản lý cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo sau đại học tại viện khoa học nông nghiệp việt nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)