Kết luận chương 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo sau đại học tại viện khoa học nông nghiệp việt nam (Trang 45 - 49)

1.1.2 .Chức năng của quản lý

1.3. Đào tạo sau đại học và quản lý đào tạo sau đại học

1.3.3. Kết luận chương 1

Trong chương này, chúng tôi đã tiến hành phân tích hệ thống hóa những nội dung cơ bản và chủ yếu của các khái niệm quản lý, quản lý đào tạo, quản lý đào tạo sau đại học, đánh giá về chất lượng đào tạo sau đại học của nước ta hiện nay…nhằm tạo cơ sở lý luận cho việc quản lý tổ chức hoạt động dạy học nói chung và quản lý đào tạo sau đại học nói riêng.

Đào tạo sau đại học là xu hướng chung của hệ thống giáo dục tiên tiến trên thế giới trong khi các bậc đào tạo dưới ngày càng được phổ cập rộng rãi thì để đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người trong xã hội, đảm bảo cho mọi người được học tập suốt đời, ln có cơ hội để nâng cao trình độ và học vấn của mình. Ở Việt Nam hiện nay, đào tạo sau đại học cũng là vấn đề đang được Đảng và Nhà nước quan tâm. Về quy mô phát triển nhanh, tạo điều kiện cho mọi người trong xã hội có thời cơ học tập, học suốt đời theo hướng thiết thực, hiện đại gắn chặt với nhu cầu của xã hội. Song chất lượng của bậc đào

tạo sau đại học còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của thị trường lao động, gây bức xúc trong xã hội.

Do vậy, vấn đề quản lý đào tạo sau đại học, dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn sẽ góp phần tìm ra được các giải pháp quản lý phù hợp đối với bậc đào tạo này, đem lại hiệu quả cao nhất. Nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quản lý đào tạo, làm giảm chất lượng đào tạo của đào tạo sau đại học.

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TẠI VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

2.1. Vài nét về Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam

Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tiền thân là Viện Trồng trọt (năm 1952), Viện Khảo cứu nông lâm (1955), Viện Khảo cứu trồng trọt (1957), Học viện Nông lâm (1959), Viện Khoa học nông nghiệp (1963), Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (1977) và từ 2005 là Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam. Viện được thành lập và tổ chức lại theo các Quyết định số 220/2005/QĐ-TTg và 930/2005/QĐ-TTg ngày 09/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án sắp xếp hệ thống tổ chức khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn gồm Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Thổ nhưỡng nơng hóa, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Cây lương thực và cây thực phẩm, Viện Nghiên cứu rau quả, Viện nghiên cứu chè, Trung tâm nghiên cứu cà phê ba vì (trực thuộc tổng cơng ty cà phê Việt Nam). Viện được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức tại Quyết định số 83/2005/QĐ-BNN ngày 22 tháng 12 năm 2005 và được bổ sung các đơn vị thành viên tại các quyết định số: 3530/QĐ-BNN-TCCB, số 3531/QĐ-BNN-TCCB, số 3533/QĐ-BNN-TCCB ngày 10 tháng 12 năm 2009, số 1687/QĐ-BNN-TCCB ngày 21 tháng 6 năm 2010 và số 2051/QĐ-BNN-TCCB.

Tính đến tháng 01 năm 2011, Viện Khoa học nơng nghiệp Việt Nam có 17 Viện và Trung tâm trực thuộc, hoạt động trên phạm vi toàn quốc với địa hình trải dài từ Bắc vào Nam, cả khu vực đồng bằng và các tỉnh miền núi, gồm: Viện Bảo vệ thực vật, Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Thổ nhưỡng nơng hóa, Viện Nghiên cứu ngô, Viện Môi trường Nông nghiệp, Viện Cây

lương thực và cây thực phẩm, Viện Nghiên cứu rau quả, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải nam trung bộ, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Viện Cây ăn quả miền Nam, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, Trung tâm Tài nguyên thực vật, Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ Việt Nam, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông. Giúp việc cho Ban Giám đốc có 5 Ban chức năng là Ban Tổ chức, Hành chính và xây dựng cơ bản; Ban Khoa học và Hợp tác quốc tế, Ban Tài chính, Ban Đào tạo Sau đại học, Ban Thông tin. Trụ sở chính của Viện đặt tại thành phố Hà Nội.

Tổng số cán bộ, viên chức trong biên chế hiện nay của Viện là 3.540 người, trong đó có 34 Giáo sư, Phó giáo sư và 200 tiến sĩ thuộc nhiều lĩnh vực.

Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, có nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản có định hướng, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao cơng nghệ, đào tạo sau đại học và tham gia đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện bao gồm các lĩnh vực: Thu thập, lưu trữ, đánh giá và khai thác tài nguyên di truyền thực vật và vi sinh vật nông nghiệp; Đa dạng sinh học nông nghiệp; Cơng nghệ sinh học, sinh lý, sinh hóa, di truyền nông nghiệp; Chọn tạo giống cây trồng và kỹ thuật canh tác; Quy luật phát sinh, phát triển sâu bệnh, cỏ dại và biện pháp phòng trừ; thuốc bảo vệ thực vật và đấu tranh sinh học; Quy luật phát sinh, phân loại, sử dụng, cải tạo nâng cao độ phì nhiêu của đất; bảo vệ, chống thối hóa và sa mạc hóa đất nơng lâm nghiệp; phân bón và dinh dưỡng cây trồng; Công nghệ bảo quản nông sản; Hệ thống nông nghiệp; Nông lâm kết hợp; Môi trường nông nghiệp, nông thôn và chất lượng vật tư, sản phẩm nông nghiệp.

Với bề dày truyền thống và những đóng góp to lớn, tích cực cho sự phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam và các đơn vị thành viên đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh năm 2005; Danh hiệu anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới; Huân chương độc lập và Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba; nhiều Cờ thi đua cấp Tổng liên đoàn, cấp Bộ, cấp Tỉnh, Bằng khen của Thủ tướng chính phủ cho tập thể và cá nhân; Giải thưởng Kovalekskaia; Giải thưởng tài năng sáng tạo nữ và đặc biệt có 5 cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo sau đại học tại viện khoa học nông nghiệp việt nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)