Ai là người giữ vai trò can thiệp

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quan điểm nuôi dạy con và việc phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ (Trang 61 - 63)

Ai là người giữ vai trò can thiệp Số lượng (SL) ĐTB ĐLC

Mẹ 78 1.96 0.19

Bố 78 1.90 0.30

Giáo viên can thiệp 78 1.74 0.43

Người thân khác (ông, bà, anh chị em) 78 1.69 0.46

Người khác 78 1.21 0.40

Ở đây cho thấy người giữ vai trò chủ động trong can thiệp cho trẻ là bố, mẹ và giáo viên can thiệp. Và ở đây cũng chỉ ra, thời điểm tiến hành can thiệp sớm cho con:

Biểu đồ 3.1. Thời điểm tiến hành can thiệp sớm cho con

Chúng tơi có tiến hành khảo sát thời gian của phụ huynh giáo can thiệp con tại gia đình, kết quả cho thấy phần lớn phụ huynh dành thời gian dạy con vào buổi tối, chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 72.6 %, hơn một nửa so với các buổi còn lại trong ngày. Ban ngày, phụ huynh thường sẽ đi làm, đến tối phụ huynh thường dành thời gian cùng học và chơi với con. Những buổi còn lại trong ngày chiếm tỷ lệ khá thấp, đặc biệt là buổi chiều chiếm 3.2%, buổi sáng chiếm 24.2 %. Điều này cũng khá dễ hiểu vì ban ngày phụ huynh sẽ đi làm, còn trẻ sẽ đi học tại các trường mầm non hoặc trường chuyên biệt, vì vậy tối là khoảng thời gian thích hợp để phụ huynh dành thời gian can thiệp cho con.

Biểu đồ 3.2. Thời lượng một buổi can thiệp sớm cho con 24%

3% 73%

Thời điểm tiến hành can thiệp cho con (%)

Buổi sáng Buổi chiều Buổi tối

3.2 1.6 4.8 3.2 24.2 4.8 8.1 45.2 3.2 1.6 0 10 20 30 40 50 10 phút 13 phút15 phút 20 phút 30 phút 40 phút 45 phút 60 phút 90 phút 120 phút

Thời lượng can thiệp sớm cho con (%)

Thời lượng can thiệp cho con của mỗi gia đình là khác nhau, nhưng chủ yếu các phụ huynh sắp xếp thời gian can thiệp 60 phút/buổi (45.2%) và 30 phút/ buổi (24.2%). Và có một số ít gia đình dành thời gian rất ít tiến hành can thiệp cho con mình vào buổi tối.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quan điểm nuôi dạy con và việc phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ (Trang 61 - 63)