Môi trường bên ngồi cơng ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty TNHH dược phẩm huy thịnh (Trang 30 - 32)

2.4.1.1 .Một số mơ hình mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp

3.2 Đánh giá tổng quan tinh hình và các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức mạng lướ

3.2.3.2 Môi trường bên ngồi cơng ty

- Điều kiện tự nhiên, dân cư - xã hội: thời tiết, khí hậu thay đổi, môi trường sống ô nhiễm dẫn đến những biến động phức tạp của bệnh tật, đặc biệt với các loại bệnh truyền nhiễm, dịch cúm (cúm gia cầm, cúm heo,…) vì vậy nhu cầu thuốc chữa bệnh rất cấp thiết. Dân số Việt Nam thuộc loại đông, tập trung nhiều ở thành thị, trình độ dân trí của người dân khơng ngừng được nâng cao nên thay vì chữa bệnh bằng tâm linh họ đã đến các cơ sở y tế để chữa trị bệnh bằng thuốc. Để đảm bảo thuốc cung cấp đủ và kịp thời cho người dân thì cơng ty phải tổ chức tốt mạng lưới bán hàng của mình, đồng thời mở rộng mạng lưới bán hàng hơn nữa tại các khu vực đông dân cư hoặc những thị trường mới chưa khai thác. Trong những năm gần đây khí hậu diễn biến phức tạp, nhiệt độ thay đổi đột ngột, con người khơng thích nghi kịp vơi sự thay đổi nhanh như vậy nên sinh ra rất nhiều bệnh tật đặc biệt là các chứng bệnh thông thường như cảm cúm, nhức đầu, các loại bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, bệnh truyền nhiễm…. Vì vậy nhu cầu thuốc chữa bệnh hàng ngày không ngừng tăng. Các công ty dược phẩm nói chung và cơng ty TNHH Dược phẩm Huy Thịnh nói riêng cần tìm cách đẩy mạnh tiêu thụ hơn nữa, đảm bảo đủ thuốc đáp ứng nhu cầu chữa bệnh cho người dân. Trong đó cơng tác tổ chức mạng lưới bán hàng là khâu không thể bỏ qua.

- Mơi trường kinh tế, chính trị, pháp luật và các chính sách của nhà nước: kinh tế nước ta đang trên đà phát triển và đang trong giai đoạn cuối của cuộc khủng hoảng do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Mỹ. Chính trị nước ta được xếp vào múc ổn định nhất trên thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để công nghiệp dược phát triển. Xu hướng tiêu dùng thuốc của người dân phụ thuộc vào mơ hình bệnh tật của khu vực họ sinh sống. Nước ta là nước đang phát triển nên mơ hình bệnh tật thuộc mơ hình của nước đang phát triển.

Bất cứ ngành nghề kinh doanh nào cũng chịu sự chi phối của luật pháp và sự điều tiết của nhà nước. Ngành cơng nghiệp dược cũng vậy. Nhà nước đã có những quan tâm cho ngành dược nói riêng thơng qua các thông tư hướng dẫn và nhiều văn bản pháp quy nhằm định hướng cho ngành dược phát triển bền vững. Trong từng giai đoạn nhà nước lại có những thay đổi trong chính sách quản lý hoạt động kinh doanh dược phẩm nhằm hạn chế những tiêu cực trong ngành. Bên cạnh đó nhà nước cũng ban hành chính sách quốc gia về thuốc làm định hướng cho sự phát triển của ngành dược. Các doanh nghiệp dược cần không ngừng cập nhật thông tin về pháp luật và các chính sách của nhà nước liên quan đến dược phẩm nhằm đưa doanh nghiệp mình đi đúng hướng và đến đúng đích cần đến. Mới đây, theo Nghị định số 68/2009/NĐ-CP ngày 6/8/2009 về sửa đổi, bổ sung khoản 7 điều 4 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 của Chính phủ quy định chi tiết luật Thương mại đã quy định “Không được

dùng thuốc chữa bệnh cho người, kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông để khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc”. Khi nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/10/2009, các DN sản xuất sẽ được phép khuyến mại bằng hàng cho các đơn vị phân phối thuốc bán buôn, như vậy các phương thức khuyến mại bán hàng sẽ trở nên linh hoạt hơn.

- Tình hình cạnh tranh trên thị trường dược p hẩm: Sự cạnh tranh trong ngành dược phẩm được đánh giá là cao. Điều này là do có quá nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường, đồng thời phần lớn doanh nghiệp sản xuất các loại thuốc tương tự nhau và trình độ cơng nghệ thấp. Tính đến năm 2007 có khoảng 800 doanh nghiệp có đăng ký chức năng kinh doanh dược phẩm tại thị trường Việt Nam, trong đó có khoảng 370 doanh nghiệp nước ngồi chủ yếu hoạt động dưới hình thức văn phịng đại diện. Từ khi gia nhập WTO doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước mà cả những doanh nghiệp nước ngoài lớn mạnh hơn. Các doanh nghiệp đầu ngành đều quan tâm chú trọng đến các sản phẩm chất lượng cao, nhằm tránh bị cạnh tranh trực tiếp trên thị trường. Chính vì mức độ cạnh tranh quá lớn, nên công ty dược nào thực hiện khâu phân phối tốt sẽ có cơ hội rất cao để tồn tại và phát triển. Trong khi hầu hết các cơng ty đều xem xét hỗn lại kế hoạch mở rộng sản xuất vào năm 2008, phát triển hệ thống phân phối vẫn được coi là nhiệm vụ được ưu tiên. Chi phí thực về bán hàng và marketing của các doanh nghiệp duy trì ở mức cao. Công ty TNHH Dược phẩm Huy Thịnh cũng khơng nằm ngồi guồng quay đó.

- Tập qn, sở thích, thói quen tiêu dùng của khách hàng: Thị trường dược phẩm Việt Nam được chia thành hai phân khúc chủ yếu: thuốc sản xuất trong nước chiếm khoảng 52% (2008) và thuốc nước ngoài (nguyên liệu, thuốc biệt dược và một số thuốc gốc) chiếm khoảng 48% (2008). Người tiêu dùng có khuynh hướng tin tưởng và ưa dùng sản phẩm thuốc ngoại hơn. Ngun nhân là trình độ khoa học cơng ngh ệ và nhân lực phục vụ cho ngành dược của các nước trên thế giới cao hơn Việt Nam, dẫn đến tâm lý cho rằng chất lượng sản phẩm dược phẩm của họ cũng cao hơn. Nhưng đi kèm với nó là giá thuốc thường cao. Và người tiêu dùng có thu nhập thấp thường ưu tiên dùng thuốc nội hơn. Vì vậy tại khu vực nơng thơn, tỉnh lẻ thường bố trí cửa hàng thuốc nhỏ lẻ với số lượng chủng loại thuốc ít và chủ yếu là các sản phẩm thuốc thơng thường, giá cả phải chăng. Cịn ở khu vực thành thị thường bố trí các cửa hàng thuốc tư nhân với sản phẩm phong phú, đa dạng hơn rất nhiều. Ngồi các mặt hàng thuốc thơng thương thì nhà thuốc tư nhân cịn bán cả thuốc đặc trị, thuốc ngoại mà nhà thuốc vùng nơng thơn khơng có bán.

- Đặc thù của ngành kinh doanh: Những khó khăn về kinh tế khơng ản h hưởng tới nhu cầu tiêu thụ dược phẩm. Đặc trưng của sản phẩm dược phẩm là dù khách hàng có thích hay khơng thì khi có bệnh họ vẫn phải dùng thuốc để trị bằng mọi giá. Theo thống kê của cục quản lý Dược: tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại Việt Nam tiếp t ục tăng trưởng mạnh ở mức 25% năm 2008 so với năm 2007; chi tiêu thuốc trên đầu

người đạt 16,45 USD/người, tăng 23% - đều là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2002. Mức độ chi tiêu cho thuốc còn thấp và nhận thức về các vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dân ngày càng nâng cao là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng của ngành dược. Bên cạnh tiềm năng tăng trưởng cao, ngành dược Việt Nam có hai đặc điểm lớn cần lưu ý, đó là: cạnh tranh cao trong ngành và ưu tiên cho hệ thống phân phối. Vì vậy để tăng mức tiêu thụ hàng hóa thõa mãn tốt nhu cầu thuốc chữa bệnh của khách hàng, góp phần tăng năng lực cạnh tranh thì doanh nghiệp dược nói chung và cơng ty TNHH Dược phẩm Huy Thịnh nói riêng phải chú trọng vào công tác tổ chức mạng lưới bán hàng hơn nữa.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty TNHH dược phẩm huy thịnh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)