KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang pptx (Trang 90 - 92)

- Rau dưa các loạ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một trong những nội dung chủ yếu của quá trình CNH - HĐH đất nước trong thế kỷ XXI.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, gia tăng thu nhập cho nông dân là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Châu Thành. Q trình đó địi hỏi được làm rõ cả về mặt lý luận và thực tiễn. Với tinh thần đó, luận văn đã đạt được một số kết quả chủ yếu như sau:

Một là, đã hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện như quan niệm, nội dung, yêu cầu đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện; các yếu tố tác động và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện; kinh nghiệm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số địa phương trong nước, quốc tế và bài học rút ra cho huyện Châu Thành.

Hai là, trên cơ sở khung lý thuyết đã được xây dựng, phân tích thực trạng

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành giai đoạn 1995 – 2007, rút ra những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân.

Ba là, từ những căn cứ lý thuyết, những phân tích, đánh giá về thực trạng

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, những dự báo về thuận lợi và khó khăn cũng như định hướng phát triển nông nghiệp của huyện trong thời gian tới, luận văn đã đề xuất phương hướng và 08 nhóm giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn từ nay đến năm 2010 và 2015.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành bao hàm nhiều nội dung liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đồng thời kết quả chuyển dịch phụ thuộc rất lớn vào cơ chế, chính sách của Nhà nước. Do đó, luận văn kiến nghị một số nội dung cụ thể sau:

Thứ nhất, trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh An Giang cần xác

định rõ các chương trình, các dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư phục vụ yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

Thứ hai, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang tăng cường chỉ đạo các Sở và ban,

ngành trong tỉnh trong các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, đồng thời có cơ chế, chính sách đầu tư mạnh mẽ hơn nữa cho phát triển nông nghiệp, nơng thơn, trong đó khâu đột phá là đầu tư phát triển giáo dục để nâng cao dân trí và đào tạo nghề cho nơng dân; nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là giao thông bộ.

Thứ ba, Nhà nước cần tập trung đổi mới chính sách đất đai, chính sách đầu tư,

chính sách tín dụng và chính sách tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo điều kiện cho kinh tế hộ mở rộng quy mô đất sản xuất, khuyến khích phát triển nhanh các trang trại, các hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông nghiệp, nông thôn.

Thứ tư, Nhà nước tăng cường đầu tư, đồng thời tạo môi trường pháp lý để

khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cùng tham gia phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, bao gồm: Chợ đầu mối và kho chứa nông sản hàng hóa ở các trung tâm tiểu vùng cũng như các nhà máy chế biến nơng sản có quy mơ lớn, trang bị cơng nghệ hiện đại.

Thứ năm, trong công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học

- kỹ thuật vào sản xuất, cần tập trung đầu tư hơn nữa cho cơng tác giống, cơ giới hóa, phịng chống dịch bệnh và ứng dụng quy trình canh tác nơng nghiệp tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành nơng sản hàng hóa.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang pptx (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)