- Rau dưa các loạ
3.1.3. Phương hướng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành
năm 2020.
3.1.3. Phương hướng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành huyện Châu Thành
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, tình hình trong nước và trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành đúng hướng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát huy lợi thế, tận dụng cơ hội, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực để thực hiện mục tiêu phát triển đã xác định. Với tinh thần đó, việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành dựa trên quan điểm và theo phương hướng sau:
Về quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường để phát triển các nông sản có khả năng cạnh tranh cao hướng về xuất khẩu, nhằm đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, gia tăng thu nhập và lợi
nhuận trên một đơn vị diện tích đất canh tác, đảm bảo tiếp tục giữ vững vai trò về sản xuất lương thực, thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải trên cơ sở khai thác hợp lý và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội, phát huy lợi thế hơn hẳn về đất đai, nguồn nước và lao động, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có quy mơ lớn, gắn với phát triển công nghiệp chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ; thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn, tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải tạo thuận lợi và phát huy được vai trò tự chủ của mọi chủ thể kinh tế trong nơng nghiệp, nhất là vai trị của các hợp tác xã, các doanh nghiệp và các trang trại, nhằm tạo động lực mới, giải phóng sức sản xuất và sức lao động, sớm khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, hình thành nền nơng nghiệp sản xuất hàng hố quy mơ lớn.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện phải coi trọng đẩy mạnh ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và cơng nghệ vào tất cả các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trước hết là công nghệ sinh học, công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của nơng sản hàng hóa.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải đi đôi với xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng nơng nghiệp, nơng thơn, bảo đảm an tồn cho sản xuất, ngăn ngừa dịch bệnh, phòng chống thiên tai và phát triển bền vững.
Về phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni sang những cây, con có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi tốc độ đơ thị hố của huyện diễn ra nhanh, một số diện tích đất nơng nghiệp chuyển sang sử dụng vào mục đích khác như phát triển công nghiệp, dịch vụ và xây dựng khu công nghiệp…
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành trồng trọt, trên cơ sở kết hợp giữa tăng vụ với chuyển vụ và đa dạng hoá nhanh các loại cây màu có giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung, đặc biệt là các loại rau, màu theo hướng an tồn và bền vững mơi trường. Hướng điều chỉnh cơ cấu sản xuất các ngành là giảm dần diện
tích canh tác lúa; mở rộng quy mơ diện tích cây ăn trái và diện tích ni trồng thủy sản (chủ yếu là tăng diện tích ni thủy sản kết hợp với sản xuất nơng nghiệp).
- Quy hoạch vùng chăn nuôi gia cầm tập trung theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp (chủ yếu là thuỷ cầm) tại thị trấn An Châu và các xã Cần Đăng, Vĩnh Bình, Vĩnh Hanh và Tân Phú. Đồng thời phát triển mạnh ngành chăn nuôi, trong đó chú trọng phát triển đàn heo, đẩy nhanh Sind hố đàn bị. Xây dựng lại vùng làng bè chăn nuôi thuỷ sản tại thị trấn An Châu và xã Bình Hồ dựa trên quy hoạch vùng ni thuỷ sản của tỉnh An Giang. Quy hoạch vùng nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn SQF-1000 (nuôi ao hầm, nuôi đăng quầng, nuôi chân ruộng…) tại thị trấn An Châu và các xã Bình Thạnh, Vĩnh Hanh, Vĩnh Nhuận, Cần Đăng, Vĩnh Lợi và Vĩnh Thành.
- Xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất lúa chất lượng cao gắn với việc hình thành các hợp tác xã sản xuất nơng nghiệp theo quy trình khép kín các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, từ khi xuống giống đến khi thu hoạch và tiêu thụ nông sản ở các xã Cần Đăng, Vĩnh Hanh, Vĩnh Bình, Vĩnh An, Vĩnh Thành và Tân Phú. Phát triển vùng sản xuất đa canh theo mơ hình 2 vụ lúa + 1 vụ thuỷ sản trong mùa lũ cho cộng đồng dân cư nghèo ở các xã Vĩnh Bình, Vĩnh An, Cần Đăng, Bình Thạnh.