Cơ cấu kinh tế nông nghiệp không phải là một mơ hình tĩnh tại mà nó ln vận động và phát triển vươn tới sự hoàn thiện. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chịu sự tác động của các yếu tố trong nội bộ nền kinh tế và các yếu tố bên ngoài nên sự vận động của nó rất đa dạng, phức tạp. Tuy vậy, tất cả sự vận động này đều diễn ra theo những xu hướng mang tính quy luật. Đó là:
- Xu hướng chuyển dịch từ nền nông nghiệp tự cung, tự cấp sang nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa: Đó là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản
xuất và phân cơng lao động xã hội. Từ đó, nền nơng nghiệp với cơ cấu kinh tế giản đơn, yếu ớt, lỏng lẻo, dần trở thành nền nơng nghiệp có mối liên kết kinh tế ngành, vùng chặt chẽ trên cơ sở phân công lao động ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc tất yếu sẽ phá vỡ thế tự cung, tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hóa. Trong bối cảnh nước ta đang tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, các địa phương đã và đang tiến hành chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, khai thác tối đa thế mạnh của địa phương nhằm thu được những kết quả và giá trị kinh tế cao nhất. Nông nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân. Do đó, cơ cấu kinh tế nơng nghiệp được chuyển dịch cũng trên cơ sở định hướng chung của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần được xác lập và chuyển dịch theo hướng từ một nền nông nghiệp thuần nông, độc canh sang một nền nông nghiệp đa canh, sản xuất hàng hóa có hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Xu hướng giảm lao động trong nông nghiệp và nông thôn: Với việc tăng
cường sử dụng máy móc trong sản xuất nơng nghiệp và những phương pháp trồng trọt, chăn nuôi mới, lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp giảm đi và tỷ trọng lao động làm việc trong ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên. Tuy nhiên, để có sự chuyển biến thực sự và tích cực ở phương diện này thì phải phá thế độc canh trong nơng nghiệp, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, đồng thời thúc đẩy phát triển các ngành ngồi nơng nghiệp ở nơng thơn. Kinh tế ngồi nơng nghiệp là một ngành kinh tế độc lập ở nông thôn, không phải là nghề phụ, phụ thuộc vào nông nghiệp nhưng lại không đối lập với nơng nghiệp mà gắn bó mật thiết với nơng nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp có nội dung quan trọng là chuyển dịch và phát triển các hoạt động kinh tế ngồi nơng nghiệp, bên cạnh các hoạt động kinh tế nông nghiệp ở nông thôn.
- Xu hướng ngày càng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp,
dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân: Do chức năng chủ yếu của khu vực nông
nghiệp là sản suất lương thực, thực phẩm nên nhu cầu về sản lượng nông nghiệp sẽ không tăng nhanh như nhu cầu về các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ; do giới hạn của đất đai và tính sinh học của cây trồng, vật nuôi nên sản xuất nông nghiệp không thể phát triển như tốc độ của cơng nghiệp, dịch vụ. Trong khi đó, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tiến bộ của khoa học và công nghệ, nhu cầu tiêu dùng xã hội tăng lên và xu thế quốc tế hóa lực lượng sản xuất đã thúc đẩy nền kinh tế các nước phát triển, nhiều ngành công nghiệp mới ra đời, nhiều trung tâm cơng nghiệp và đơ thị hình thành. Theo đó, cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch từ nền nông nghiệp là chủ yếu và tỷ trọng lớn sang phát triển cơng nghiệp và dịch vụ. Trong đó, nơng nghiệp mặc dù vẫn tăng
lên về giá trị tuyệt đối nhưng giảm dần về giá trị tương đối trong GDP, công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng lên nhanh chóng cả về giá trị tương đối và tuyệt đối.
- Xu hướng chuyển từ cơ cấu kinh tế khép kín trong phạm vi quốc gia sang nền
kinh tế mở trong quan hệ kinh tế quốc tế: Đây là xu hướng tất yếu, xu hướng chung
của thời đại. Ngày nay, không một quốc gia nào có đầy đủ các nguồn lực để tự mình có thể xây dựng được một nền kinh tế hoàn chỉnh, phát triển bền vững, do đó mỗi nước đều phải mở rộng quan hệ đối ngoại. Trong xu thế đó, nền nơng nghiệp nước ta cũng mở rộng quan hệ hợp tác đa dạng, đa phương, hội nhập với khu vực và thế giới.