- Rau dưa các loạ
3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn đối với ngành nông nghiệp Châu Thành trong bối cảnh hiện nay
Thành trong bối cảnh hiện nay
Nền kinh tế Việt Nam phát triển trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh công cuộc đổi mới, hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, xu thế tồn cầu hố, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế diễn ra mạnh mẽ, khoa học, công nghệ phát triển nhanh và thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh đó, ngành nơng nghiệp Việt Nam nói chung, của tỉnh An Giang và của huyện Châu Thành nói riêng có nhiều cơ hội và thuận lợi để phát triển, đồng thời cũng gặp khơng ít khó khăn và thách thức.
Về những cơ hội và thuận lợi:
- Những xung lực phát triển do công cuộc đổi mới đem lại. Những thành tựu
mà công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo đem lại trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, an ninh, quốc phòng… là những nền tảng và xung lực quan trọng để ngành nông nghiệp Châu Thành tiếp tục đổi mới và phát triển.
- Thị trường rộng mở hơn, dễ tiếp cận hơn và có nhiều xu hướng tích cực. Hội
nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với tự do hoá nền kinh tế. Đây là mơi trường có ý nghĩa đặc biệt thúc đẩy ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung, của An Giang và Châu Thành nói riêng phát triển cả ở thị trường trong nước và nước ngồi. Bởi lẽ, nó mở ra cho các chủ thể kinh doanh nông nghiệp những địa bàn và cách thức hoạt động mới, những thị trường mới, những đối tác mới, những điều kiện hoạt động mới, đồng thời tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh hơn, thuận lợi hơn, mang tính cạnh tranh cao hơn, năng động hơn để họ phát huy hết tiềm năng của mình.
- Trong những năm tới, theo dự báo, nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phát triển.
Các nền kinh tế mới phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ tác động mạnh đến thị trường thế giới. Thu nhập và dân số ở các nước này tăng sẽ làm tăng mạnh nhu cầu về lương thực, thực phẩm, đồng thời nhu cầu gạo chất lượng cao, nơng sản thực phẩm an tồn cũng ngày càng tăng. Nhu cầu lương thực trên thế giới, trong đó có lúa gạo, tăng cao trong thời gian tới trong khi tiềm năng mở rộng diện tích cây trồng hạn chế, thậm chí cịn bị thu hẹp do đơ thị hố, một phần lớn sản lượng cây lương thực được sử dụng để sản xuất Ethanol dùng thay thế nhiên liệu hoá thạch làm cho giá lúa gạo tiếp tục tăng tương đối so với các hàng hoá khác. Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng thuỷ sản trên thế giới đang tăng nhanh trong khi nguồn cung không tăng nhanh bằng làm cho thị trường mặt hàng này còn tiếp tục phát triển.
Đặt biệt, các nước ASEAN nằm gần vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó Campuchia tiếp giáp với An Giang, dân số ASEAN có khoảng 450 triệu người (khơng kể Việt Nam). Thu nhập bình quân đầu người của khu vực đang tăng mạnh và nhu cầu chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ tăng nhanh. Dự báo trong 20 năm tới, sức mua hàng hoá và dịch vụ của các nước ASEAN có thể lên tới 100 tỉ USD mỗi năm. Đây là khu vực đáng quan tâm đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như An Giang và huyện Châu Thành.
Những diễn biến nói trên của thị trường lương thực thế giới và khu vực sẽ tạo nhiều cơ hội phát triển cho ngành nông nghiệp Châu Thành với các sản phẩm chủ lực là lúa gạo và thuỷ sản.
- Ngành nơng nghiệp Châu Thành có cơ hội và thuận lợi trong việc tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất - kinh doanh văn minh, hiện đại. Quá
trình Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới tạo cơ hội và thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh nông nghiệp ở Châu Thành trong việc thúc đẩy mạnh mẽ và toàn diện cải cách, đổi mới tư duy, vươn lên mạnh mẽ hơn, chấp nhận cuộc cạnh tranh toàn cầu, phát huy lợi thế cạnh tranh để tăng trưởng và phát triển với chất lượng và tốc độ cao hơn. Đặc biệt, nó cịn tạo cơ hội và điều kiện để người nông dân Châu Thành cũng như những nhà quản lý nông nghiệp ở Châu Thành nhận thức được ý nghĩa của việc từ bỏ những cách làm cũ, lạc hậu để đi vào văn minh kinh doanh, đồng
thời mở rộng tầm mắt, vươn ra các nền văn minh khác để vừa tiếp thu các thành tựu của văn minh nhân loại, vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hoá dân tộc, kinh nghiệm làm nông nghiệp lâu đời của cha ơng, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh để phát triển trong điều kiện mới.
- Ngành nơng nghiệp Châu Thành có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn vốn cũng như công nghệ sản xuất nông nghiệp tiên tiến. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện
thuận lợi cho ngành nông nghiệp Châu Thành tiếp cận các nguồn vốn vừa đa dạng về loại hình lại có chất lượng tốt hơn để phát triển sản xuất. Mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế cũng mở ra cho ngành nông nghiệp của huyện tiếp cận dễ dàng hơn với các công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp do cơ hội thị trường rộng mở hơn hoặc thông qua các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất - kinh doanh.
- Các chủ thể kinh doanh nông nghiệp ở Châu Thành được đối xử bình đẳng hơn trong quan hệ thương mại quốc tế. Với việc nước ta trở thành thành viên chính
thức của WTO, các chủ thể kinh doanh nông nghiệp Việt Nam, trong đó có Châu Thành, sẽ được đối xử bình đẳng hơn trong quan hệ thương mại quốc tế, đặc biệt trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế do được áp dụng các chuẩn mực và nguyên tắc chung của WTO.
Về những khó khăn và thách thức:
Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội nêu trên, ngành nông nghiệp Châu Thành cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.
- Các chủ thể kinh doanh nông nghiệp ở Châu Thành phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả ở thị trường trong nước và với những đối thủ mạnh hơn về vốn, về kinh nghiệm quản lý và kinh doanh nông nghiệp. Việc xoá bỏ các hàng rào thuế quan, xoá bỏ sự bảo hộ của Nhà
nước sẽ tạo nên sức ép cạnh tranh gay gắt đối với ngành nông nghiệp Châu Thành ngay trên thị trường nội địa… Những rào cản thương mại của các nước phát triển buộc ngành nông nghiệp Châu Thành phải tự nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất và năng lực quản lý, thay đổi cách nghĩ, cách làm… mới có thể thâm nhập vào thị trường của họ. Trong điều kiện vốn ít, sản xuất cịn manh mún, trình độ tổ chức sản xuất yếu kém, thiếu hiểu biết về thông lệ, luật pháp quốc tế, thiếu kinh
nghiệm thương trường, thiếu hiểu biết về nhu cầu, thị hiếu ở thị trường nước ngoài, đây là những khó khăn và thách thức không nhỏ đối với ngành nông nghiệp Châu Thành.
- Ngành nông nghiệp Châu Thành dễ bị tổn thương hơn do những biến động của thị trường thế giới. Cùng với quá trình nước ta hội nhập ngày càng sâu, rộng vào
nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng như ngành nông nghiệp Việt Nam và của Châu Thành sẽ gắn kết chặt chẽ hơn với thị trường bên ngồi. Do đó, mỗi biến động trên thị trường thế giới, cả tích cực và tiêu cực, sẽ nhanh chóng tác động đến thị trường trong nước, qua đó đến ngành nơng nghiệp Châu Thành. Trong điều kiện còn yếu kém về nhiều mặt, việc chống đỡ lại những tác động tiêu cực nói trên sẽ là những thách thức không nhỏ đối với ngành nông nghiệp của huyện.
- Ngành nông nghiệp Châu Thành sẽ phải đối mặt nhiều hơn với những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh. Với việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường
trong điều kiện chính sách vĩ mơ và kinh nghiệm quản lý của Nhà nước cịn yếu kém, ngành nơng nghiệp Việt Nam nói chung cũng như của Châu Thành phải đối mặt nhiều hơn với những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh như bán phá giá, lừa đảo thương mại…