Đặc điểm kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang pptx (Trang 35 - 37)

* Đặc điểm kinh tế:

Kinh tế của huyện trong những năm gần đây có mức tăng trưởng khá cao (trên 10%/năm), cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Nổi bật nhất là sản xuất nơng nghiệp và thủy sản, mặc dù điều kiện thời tiết ít thuận lợi, dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng giá trị sản xuất toàn ngành vẫn tăng với tốc độ cao, cơ cấu sản xuất chuyển dịch mạnh từ nông nghiệp sang thủy sản, góp phần tăng nhanh sản lượng thủy sản xuất khẩu.

Hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện phát triển ngày càng đa dạng, đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đời sống của dân cư.

* Phát triển đơ thị: Nhìn chung tốc độ đơ thị hố của huyện diễn ra tương đối

nhanh trong thời gian gần đây. Tính đến nay, huyện Châu Thành có tỷ lệ đơ thị hố đạt 14,52% (tỷ lệ này của tỉnh An Giang là 4,2%) với diện tích: 154,38 ha, dân số tập trung ở đô thị: 25.500 người [Bảng 2.1].

STT Đơ thị Diện tích (ha) Dân số (người)

1 Thị trấn An Châu 80 16.000

2 Trung tâm xã Bình Hồ 30,38 4.500

3 Trung tâm xã Cần Đăng 25 3.000

4 Trung tâm xã Vĩnh Bình 15 2.000

Tổng cộng 154,38 25.500

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Thành.

Quá trình hơn 10 năm thực hiện quy hoạch đơ thị thị trấn An Châu và một số xã đã làm thay đổi đáng kể diện mạo Châu Thành từ một huyện có hạ tầng cơ sở thấp kém so với các huyện lân cận, hàng năm chịu ảnh hương tiêu cực của lũ. Đặc biệt những năm gần đây, các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn đã được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như: Vốn ngân sách nhà nước, vốn tư nhân, vốn hỗ trợ của cấp trên… đóng góp tích cực vào việc phát triển đơ thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân và phát triển kinh tế, xã hội nói chung.

* Đặc điểm xã hội:

Dân số, nguồn nhân lực: Dân số huyện Châu Thành năm 2007 là 176.782

người, mật độ dân số khá cao, 500 người/km2 và phân bổ chủ yếu ở khu vực nông thôn; lực lượng lao động tăng nhanh, hàng năm có gần 2.500 người bước vào tuổi lao động, đây là nguồn lao động dồi dào cho sự phát triển. Hơn 72,6% lực lượng lao động tập trung ở ngành nông nghiệp và thủy sản.

Số người trong độ tuổi lao động là 110.958 người. Nguồn lao động được phân bổ như sau:

- Số người đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân: 90.891 người.

- Số người trong độ tuổi có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc và chưa có việc làm: 10.673 người.

- Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động đang đi học: 4.894 người.

- Số lao động bổ sung hằng năm: 2.500 người.

Cơ cấu lao động đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong sản xuất công nghiệp, xây dựng lên 8,16%, trong các ngành dịch vụ lên 19,24%. Tỷ trọng

lao động trong nơng nghiệp giảm xuống cịn 72,6%. Trong đó, lao động ở khu vực nhà nước là 5%; ở khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác là 95%.

Bảng 2.2: Nguồn lao động xã hội của huyện Châu Thành

giai đoạn 1995-2006

ĐVT: người

Chỉ tiêu Năm

1995 2000 2005 2006

Nguồn lao động

1. Số người trong độ tuổi lao động 2. Số người ngoài tuổi lao động

96.045 87.911 8.134 106.025 95.926 10.099 116.421 106.524 9.897 117.888 107.824 10.064

Phân phối nguồn lao động

1. Số LĐ đang là việc trong ngành Kinh tế quốc dân

2. Số người trong độ tuổi LĐ có khả năng LĐ đang đi học

3 Số người trong độ tuổi LĐ có khả năng LĐ chưa có việc làm

96.045 81.773 1.017 13.255 106.025 89.160 2.385 14.480 116.421 98.140 4.845 13.436 117.888 99.745 5.035 13.108

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Thành.

Trình độ văn hố: Theo kết quả điều tra năm 2002 và năm 2004 của tỉnh An

Giang, tỷ lệ dân số của huyện từ 10 tuổi trở lên biết chữ từ 89,17% năm 2002 tăng lên 90,6% năm 2004. Tuy nhiên, mức tăng này còn chậm, chưa theo kịp với tốc độ phát triển.

Thu nhập và mức sống dân cư: Cùng với phát triển kinh tế, thu nhập và mức

sống của dân cư không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển và so với các nơi khác thì mức độ phát triển đời sống dân cư của huyện còn chậm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang pptx (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)