Thực trạng cơ cấu kinh tế theo vùng sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng sản xuất trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang pptx (Trang 51 - 52)

- Rau dưa các loạ

2.2.2.3. Thực trạng cơ cấu kinh tế theo vùng sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng sản xuất trong nông nghiệp

kinh tế theo vùng sản xuất trong nông nghiệp

Do đặc điểm về địa hình, Châu Thành đã dần hình thành 3 vùng kinh tế nông nghiệp.

- Vùng đồng bằng ven sông: Đây là vùng nuôi thủy sản, có vai trò rất quan trọng trong phát triển thủy sản nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp. Trong những năm gần đây, để đảm bảo cho ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững huyện đã quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung, đầu tư hệ thống cấp và thoát nước đảm bảo nuôi trồng thủy sản theo hướng phát triển tập trung phù hợp với quy hoạch vùng dự án thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản thuộc vùng tứ giác Long Xuyên của tỉnh. Năm 2007, đã có 16 tiểu vùng với diện tích 512ha ở các xã Bình Thạnh, Cần Đăng, Vĩnh Thành, Vĩnh Hanh, Vĩnh Lợi và Vĩnh Nhuận với nguồn nước ngọt dồi dào có điều kiện thuận lợi để sản xuất quanh năm. Từ đó đã tạo ra sản lượng hàng hóa lớn cung cấp cho chế biến xuất khẩu với chất lượng cao. Qua số liệu thống kê, tình hình nuôi trồng thủy sản từ năm 2001 đến nay đã có bước phát triển khá mạnh, sản lượng không ngừng tăng lên, từ 5.156 tấn (năm 2001) lên 38.440 tấn (năm 2007), sản lượng tăng bình quân hàng năm trên 4.700 tấn/năm.

- Vùng đồng bằng: Huyện Châu Thành là huyện vùng trũngnằm trong trục phát triển của tứ giác Long Xuyên, hàng năm lũ về tràn vào các đồng ruộng bồi lắng một lượng phù sa dồi dào rất thuận lợi cho việc trồng cây lương thực (chủ yếu là cây lúa). Diện tích đất trồng cây lương thực chiếm trên 86% diện tích đất sản xuất toàn huyện. Với việc tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nhất là chuyển đổi cơ cấu về giống lúa, sản lượng và

chất lượng lương thực không ngừng tăng lên. Sản lượng lương thực năm 1995 là 287.736 tấn, đến năm 2007 đã tăng lên 349.440 tấn.

- Vùng đất cồn: Đây là vùng thuộc xã Bình Thạnh với diện tích 841 ha nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, ở đây nguồn nước dồi dào, đất có hàm lượng phù sa khá cao. Trong những năm gần đây huyện đã quy hoạch vùng này là vùng chuyên canh rau, màu để cung cấp cho các chợ đầu mối như chợ thị trấn An Châu, chợ thành phố Long Xuyên và chợ Châu Đốc.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang pptx (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)