Những mặt tích cực

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang pptx (Trang 55 - 56)

- Rau dưa các loạ

2.2.3.1. Những mặt tích cực

Một là, từ một huyện nông nghiệp hầu như độc canh về cây trồng, qua hơn 10 năm cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện đã từng bước chuyển dịch theo hướng đa canh.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện đã vận động theo hướng tăng tỷ trọng

ngành chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, nhưng giá trị tuyệt đối của cả chăn nuôi và trồng trọt đều tăng. Trong nội bộ ngành nơng nghiệp có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng các loại cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Cơ cấu giống và mùa vụ trong ngành trồng trọt có sự chuyển dịch để tăng vụ, nâng hệ số sử dụng đất lên 2,07 lần trong năm. Đất ở vùng trũng, ven sông được chuyển đổi sang nuôi thủy sản nước ngọt, tỷ trọng nuôi trồng thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng nhanh khơng chỉ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nơng nghiệp mà cịn góp phần thúc đẩy xuất khẩu của huyện tăng nhanh.

Hai là, cơ cấu giá trị sản xuất khu vực nơng nghiệp có sự chuyển dịch nhanh theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng thủy sản: Sự chuyển dịch đó

đã tạo thuận lợi để các ngành tăng trưởng ở mức cao, nhất là nuôi trồng thủy sản, phát huy được lợi thế của huyện về sản xuất lương thực, thực phẩm phục vụ xuất khẩu. Quá trình phân bố lại các nguồn lực, đặc biệt là đất đai và lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành thủy sản cùng với sự đa dạng hố các mơ hình sản xuất ở nơng thơn, đã góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng tài nguyên.

Ba là, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi tương đối phù hợp với 3 vùng sinh thái: Bước đầu đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng, đang dần dần

hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tương đối tập trung như vùng ni thủy sản nước ngọt, vùng sản xuất rau, màu, vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao, từng bước phá thế độc canh cây lương thực, tăng sản phẩm hàng hóa chăn ni và thủy sản.

Bốn là, các thành phần kinh tế trong nông nghiệp đều được đổi mới: Kinh tế

nhà nước có sự đổi mới phương thức hoạt động để phù hợp cơ chế mới, đã có những đơn vị thích nghi và đứng vững, tiếp tục đóng vai trị chủ đạo cho nền kinh tế. Các hợp tác xã có bước chuyển đổi, một số hợp tác xã tổ chức tốt dịch vụ cho kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình phát triển, nhiều hộ làm ăn giỏi có thu nhập cao, đời sống ổn định, góp phần tích cực vào cơng tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. Xuất hiện những mơ hình trang trại làm ăn có hiệu quả có thể nhân rộng sang các vùng khác.

Năm là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã diễn ra theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ: Đây là sự chuyển dịch

đúng hướng, hợp quy luật, thiết thực tham gia vào tiến trình CNH, HĐH của huyện, của tỉnh và của đất nước. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ở nông thơn bước đầu đã hình thành và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như sản xuất vật liệu xây dựng (gạch ngói) và phát triển các ngành nghề thủ công, các dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống nông thôn. Mặc dù tỷ trọng cịn thấp, nhưng điều đó đã góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang pptx (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)