* Vị trí địa lý:
Châu Thành là huyện tiếp giáp với thành phố Long Xuyên - trung tâm của tỉnh An Giang - về phía Tây sơng Hậu, nằm trên tuyến trục động lực Long Xuyên - Châu Đốc, cửa khẩu biên giới Khánh Bình và Vĩnh Xương, nằm ven sông Hậu. Châu Thành ở trên tam giác qui hoạch phát triển khu công nghiệp của tỉnh: Cần Đăng - Bình Hịa - An Châu. Huyện Châu Thành có điều kiện tự nhiên giống như tỉnh An Giang, với diện tích tự nhiên 35.506 ha, trong đó 86,9% diện tích là đất nơng nghiệp, đất phù sa màu mỡ và diện tích mặt nước ngọt lớn. Chính vì vậy, huyện Châu Thành được xem là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông, ngư nghiệp.
* Đặc điểm tự nhiên:
Khí hậu thủy văn: Châu Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một
năm có 2 mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô). Mùa mưa bắt đầu từ tháng 05 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau. Huyện có nền nhiệt độ cao và ổn định, lượng mưa tương đối lớn và phân bổ theo mùa; chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Hậu theo chế độ bán nhật triều của biển Đông và dịng chảy sơng Mê Kông. Lượng nước từ các kênh, mương, hệ thống thủy lợi dồi dào đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Có hệ thống sơng, kênh, rạch lớn, nhỏ chi chít rất thuận lợi cho việc cung cấp nước ngọt quanh năm. Hạn chế lớn nhất là hàng năm có lũ, thường xuất hiện từ tháng 08 đến tháng 12 do mực nước sông Mê Kông dâng cao. Mức độ ngập lụt giảm dần về phía hạ lưu. Nguồn nước dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với sản xuất nông - ngư nghiệp.
Nguồn nước: Nước mặt khá dồi dào, được cung cấp chủ yếu từ mưa và từ
nguồn nước sơng Hậu. Các nguồn nước này có vai trị quyết định đối với cơ cấu mùa vụ và năng suất cây trồng. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác cần đặc biệt lưu ý các đặc điểm sau: Từ tháng 7-11, lũ sông Mê Kông đổ về gây ngập úng, thời gian ngập từ 3-4 tháng, độ ngập sâu từ 1-2,5m, vừa gây trở ngại, vừa đem lại lợi ích khơng nhỏ cho sản xuất nơng nghiệp. Do đó, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nơng nghiệp ở huyện Châu Thành phải gắn với đặc điểm và khả năng kiểm soát lũ để phát huy lợi thế và khắc phục hạn chế của lũ.
Đất đai: Huyện Châu Thành có 2 nhóm đất chính, bao gồm: nhóm đất phù sa,
chiếm trên 96% tổng diện tích đất nơng nghiệp, cịn lại là đất nhiễm phèn. Nhóm đất phù sa thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật ni; nhóm đất phèn, chất lượng ngày càng được cải thiện nhờ canh tác và tưới tiêu hợp lý, phần lớn diện tích sử dụng cho trồng 2 vụ lúa và trồng nấm rơm đạt hiệu quả khá cao.