Thực trạng cơ cấu kinh tế theo hình thức tổ chức sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang pptx (Trang 52 - 53)

- Rau dưa các loạ

2.2.2.4. Thực trạng cơ cấu kinh tế theo hình thức tổ chức sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

dịch cơ cấu kinh tế theo hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

Trong lĩnh vực nông nghiệp ở Châu Thành hiện có các hình thức tổ chức sản xuất sau đây: Kinh tế hộ gia đình, hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác. Các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp ở Châu Thành cũng như ở các địa phương khác hình thành và phát triển gắn liền với quá trình đổi mới và phát triển kinh tế thị trường ở nước ta. Ở Châu Thành, kinh tế hộ gia đình giữ một vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Việc hình thành và phát triển các trang trại ở huyện Châu Thành là kết quả của cơ chế thị trường, nhằm nâng cao năng lực sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa có khối lượng lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người nông dân, tiến dần đến mô hình sản xuất lớn. Hiện huyện Châu Thành đã có 66 cơ sở chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận mô hình kinh tế trang trại, trong đó có các cơ sở chuyên sản xuất con giống, trứng và lấy thịt, cung cấp nhiều sản phẩm hàng hóa với năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Các trang trại đã tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Kinh tế hợp tác xã phát triển khá, khai thác được tiềm năng về vốn, lao động… góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế ở địa phương. Với hình thức tổ chức kiểu mới, không tập thể hóa tư liệu sản xuất mà góp vốn cổ phần cùng nhau hoạt động dịch vụ, hợp tác xã đã có tác dụng tích cực trong việc phát triển sản xuất. Chính quyền địa phương và các ban, ngành huyện tích cực hỗ trợ kinh tế hợp tác thông qua các chương trình đào tạo cán bộ quản lí chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư…

đã tạo điều kiện đưa khoa học và công nghệ tiên tiến vào quản lí và sản xuất, từ đó 06 hợp tác xã của huyện hoạt động ngày càng hiệu quả [Bảng 2.8].

Bảng 2.8: Lợi nhuận của các hợp tác xã

ở huyện Châu Thành năm 2007

ĐVT: 1000đ

STT Tên các Hợp tác xã Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

1 HTX.NN An Châu 143.061 127.168 15.893 2 HTX.TS Hòa Phú Không xác định 3 HTX.NN An Hòa 408.161 324.600 83.561 4 HTX.NN Hòa A 140.859 132.885 7.974 5 HTX.NN Bình An 20.250 16.260 3.990 6 HTX.NN Vĩnh Hòa 67.000 58.516 8.484 Tổng 779.331 659.429 119.902

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Châu Thành.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang pptx (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)