- Rau dưa các loạ
3.2.5. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, lực lượng lao động phổ thông đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp
ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp
Ưu tiên đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ về chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao kiến thức nông nghiệp và kỹ năng lao động cho nông dân, nhằm đáp ứng mục tiêu của huyện đến năm 2010 có 30% lao động qua đào tạo, trong đó có 20% lực lượng lao động được đào tạo nghề [33, tr.5]. Đi đôi với tăng cường đầu tư cho giáo dục để nâng cao trình độ văn hóa, tạo tiền đề cho nông dân học tập nâng cao kiến
thức nông nghiệp và kỹ năng lao động, công tác đào tạo trong thời gian tới cần tập trung vào các giải pháp sau:
- Đa dạng hóa ngành nghề và hình thức đào tạo phù hợp với trình độ của đối tượng đào tạo và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hội nhập trên cơ sở: (1) Tăng cường mở các lớp tập huấn, các lớp khuyến nông, khuyến ngư và các hình thức đào tạo khác để đào tạo tay nghề cho nông dân, nhất là về kỹ năng chế biến và bảo quản sản phẩm, cơ giới hóa nông nghiệp, thú y, bảo vệ thực vật, kiến thức quản lý sản xuất - kinh doanh nông nghiệp; (2) Xây dựng kế hoạch đào tạo đồng bộ từ công nhân kỹ thuật bán lành nghề, đến công nhân kỹ thuật lành nghề và công nhân có kỹ năng sản xuất nông nghiệp cao, nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các trang trại và các doanh nghiệp; (3) Chú trọng đào tạo đội ngũ quản lý sản xuất - kinh doanh nông nghiệp, trước hết là cán bộ hợp tác xã, chủ trang trại, chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.
- Địa phương cần xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp, trong đó xác định số lượng lao động, cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ cần đào tạo; đào tạo theo hướng gắn lý thuyết với thực tiễn; tăng vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp đào tạo đồng bộ từ cấp huyện đến cụm xã từ ngân sách nhà nước, trong đó chú trọng xây dựng các trung tâm dạy nghề; có chính sách hỗ trợ theo đối tượng ngành nghề và chú trọng đối với các ngành hàng chủ lực, vùng sâu, vùng xa và hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc; có chính sách khuyến khích và đãi ngộ thỏa đáng để thu hút đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ và kinh nghiệm tham gia vào công tác đào tạo nghề cho nông dân trong huyện.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cho phát triển đào tạo và dạy nghề cho nông dân, trong đó ưu tiên cho lĩnh vực đào tạo kỹ năng sản xuất nông, ngư nghiệp, chế biến và kinh doanh nông nghiệp.
- Triển khai có hiệu quả chương trình hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho nông dân và con em của họ có nhu cầu tham gia vào các lớp học nghề.