CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.5. NỘI DUNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
2.5.1 Tạo động lực thơng qua kích thích vật chất
2.5.1.1 Tiền lương
Theo như công ước về bảo vệ tiền lương năm 1949, tiền lương được định nghĩa là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm và phải làm.
Dựa trên các học thuyết về bậc thang nhu cầu của Maslow nhu cầu về sinh lý là nhu cầu cấp thấp của con người, hay thuyết ERG của Clayton Alderfer nhu cầu về sự tồn tại là nhu cầu cơ bản nhất. Và các nhu cầu cơ bản này đã thôi thúc con người phải làm việc, hành động để tạo ra thu nhập, tiền lương đáp ứng các yêu cầu cơ bản của bản thân và gia đình trong cuộc sống.
Sử dụng tiền lương khuyến khích động lực làm việc của người lao động sẽ khiến người lao động làm việc tốt hơn không chỉ để đạt được các mục tiêu cá nhân về các vật chất cơ bản mà cịn vì mực tiêu chung của cả tổ chức.
Tiền lương luôn là vấn đề quan tâm của mọi người lao động, tuy nhiên khơng phải một tổ chức nào cũng có khả năng chi trả mức lương cao cho người lao động để tạo động lực. Do đó để đạt được hiệu quả trong cơng tác tạo động lực lao động thông qua tiền
31
lương, các nhà quản trị phải xác định đúng đắn mối quan hệ giữa tiền lương với sự cống hiến của người lao động trong tổ chức.
2.5.1.2 Khen thưởng, kỷ luật
Tiền thưởng là một trong những công cụ đãi ngộ quan trọng trong việc tạo động lực cho người lao động, khuyến khích các lao động làm việc với thái độ hăng hái hơn bằng cách thưởng làm tăng thu nhập cho người lao động.
Abraham Maslow và Clayton Alderfer đã nghiên cứu về nhu cầu của con người và đã chỉ rõ ra trong học thuyết của mình. Bất kỳ người lao động nào cũng mong muốn được tơn trọng , khen ngợi, do đó con người cảm thấy hạnh phúc, tự hào. Được khen thưởng thể hiện sự công hiến của bản thân người lao động đã được công nhận và những kết quả đạt được trong công việc đã được các nhà quản trị đánh giá cao, điều này tiếp tục duy trì sự phấn đấu khơng mệt mỏi của người lao động, và sự cống hiến tận tâm của người lao động dành cho tổ chức.
Ngoài ra kỷ luật là một trong những hoạt động không kém quan trọng để nâng cao ý thức tự giác tập trung cơng việc mà bản thân được giao phó.
Về ý nghĩa của học thuyết công bằng của J.Stacy Adams, các nhà quản trị phải đảm bảo sự công bằng trong công tác khen thưởng cho người lao động, khen thưởng phải phù hợp với khả năng cống hiến của từng người lao động. Bên cạnh đó, khi thực hiện hoạt động kỷ luật nhân viên phải có lý do đúng đắn và chính đáng, để tránh tình trạng bất mãn của người lao động.
Khơng khen thưởng nhân viên theo cảm tính hay bất kỳ tình cảm cá nhân thiên vị, và cũng không lợi dụng những quy định kỷ luật để khiển trách, trù dập người lao động một cách chủ quan.
2.5.1.3 Chế độ phúc lợi xã hội
Theo giáo trình Quản trị nhân lực của Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Điềm và Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Quân trình bày “Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới
32
dạng hỗ trợ cuộc sống của người lao động như bảo hiểm sức khỏe, tiền lương hưu, các ngày nghỉ lễ, nghỉ phép, các chuyến du lịch và các lợi ích khác đối với người lao động là thành viên trong tổ chức.”
Chế độ phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với đời sông của người lao động, giúp duy trì thái độ trung thành, gắn bó lâu dài của người lao động đối với tổ chức.
Các chế độ phúc lợi trong tổ chức bao gồm chăm lo cho người lao động trong doanh nghiệp bằng các khoản trích đóng bảo hiểm theo quy định của Nhà nước, khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên, người lao động, thăm hỏi động viên công nhân viên và người lao động nghỉ bệnh.
Ngồi ra, bản thân doanh nghiệp cịn thể hiện trách nhiệm đối với xã hội. Tham gia đóng góp xây nhà tình nghĩa, trọ cấp khó khăn cho cán bộ cơng nhân viên lao động đã nghỉ hưu, tham gia cơng tác đền ơn đáp nghĩa, đóng góp xây nhà tình thương cho các Mẹ Việt Nam anh hùng.
2.5.2 Tạo động lực thơng qua kích thích tinh thần
Xây dựng mơi trường làm việc thân thiện, tạo được các mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện. Tạo khoản cách gần gũi giữa các nhà quản trị và nhân viên lao động cấp dưới. Tạo được sự ổn định trong công việc, mỗi người lao động đều muốn có được cơng việc ổn định, những điều này xuất phát từ những nhu cầu ổn định cuộc sống của mỗi người. Khi người lao động có được cơng việc ổn định thì tâm lý của họ sẽ ổn định hơn và mức độ tâm trung vào công việc cũng cao hơn.
Khi ổn định được về cơng việc, người lao động có xu hướng phấn đấu để đạt được thành tích trong q trình làm việc. Họ ln có nhu cầu học hỏi, nâng cao trình độ và tay nghề. Nhà quản trị phải chú trọng cơng tác đào tạo phát triển để duy trì nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Công tác đào tạo, tạo động lực khuyến khích người lao động phát huy khả năng phục vụ cho tổ chức.
33
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH