CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.4. MỘT SỐ THUYẾT VỀ ĐỘNG VIÊN
2.4.3 Thuyết hai nhân tố của Frederic Herberg
24
Frederic Herberg (1923-2000) là một nhà tâm lý học người Mỹ. Ông là người đã cho ra đời học thuyết mà hiện nay các nhà quản lý doanh nghiệp đang áp dụng rộng rãi trong tổ chức, đó là học thuyết hai nhân tố.
Herberg đã phỏng vấn hàng trăm nhân viên về những thời gian mà họ cảm thấy được động viên cao nhất để làm việc và những thời điểm mà họ có cảm giác khơng thỏa mãn, điều này đã gợi cho Frederic Herberg chỉ ra rằng có hai nhân tố đã ảnh hưởng đến sự động viên của người lao động.
Theo thuyết hai nhân tố, nhân tố động viên là các nhân tố bên trong liên quan đến sự thỏa mãn đối với công việc của người lao động và các nhân tố duy trì là nhân tố bên ngồi ảnh hưởng đến sự không thỏa mãn của người lao động.
Nhân tố động viên là nhóm các yếu tố tạo động lực lao động để đạt sự thỏa mãn của người lao động. Nhóm các yếu tố này phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân, tính chất và nội dung cơng việc mà người lao động đảm nhận, các yếu tố này bao gồm:
-Sự thử thách công việc
-Các cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, sự tiến bộ -Ý nghĩa của các thành tựu
-Sự nhận dạng khi công việc được thực hiện -Ý nghĩa của các trách nhiệm
-Sự thành đạt
-Sự công nhận của tổ chức, lãnh đạo, đồng nghiệp,…
Nhân tố duy trì bao hàm sự hiện diện hay khơng hiện diện của các nhân tố không thỏa mãn với công việc, các yếu tố này phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các cá nhân và tổ chức, môi trường làm việc và phạm vi công việc. Nếu như chỉ có duy nhất nhóm các yếu tố này sẽ không đủ để tạo ra được động lực lao động vì những yếu tố này chỉ đơn thuần loại bỏ sự không thỏa mãn. Các yếu tố bao gồm:
25 -Các chế độ, chính sách bên trong tổ chức
-Phương pháp giám sát và quản lý của nhà quản trị -Quan hệ với đồng nghiệp
-Điều kiện làm việc
-Tính ổn định của cơng việc -Địa vị,…
Khi không đạt trạng thái thỏa mãn và không thỏa mãn, người lao động sẽ trở nên trung dung đối với công việc. Quản lý nhân việ đạt được sự hiệu quả đòi hỏi rất nhiều ở các nhà quản trị, phải giả quyết, đáp ứng thỏa đáng đồng thời cả hai nhân tố động viên và duy trì, và khơng nên chỉ chú trọng đến riêng lẻ một nhân tố nào.
Các nhân tố động viên và duy trì thể hiện hai bộ phận khác biệt nhau trong việc tác động đến sự động viên. Những nhân tố duy trì sẽ giúp loại bỏ sự khơng thoản mãn của nhân viên nhưng nó khơng tạo ra được sự động viên nhân viên. Bên cạnh đó sự cơng nhận, thách thức và cơ hội phát triển của cá nhân là những tác nhân động viên rất lớn, thúc đẩy sự thỏa mãn, kết quả thực hiện công việc đạt cao hơn.
Tuy nhiên, thuyết hai nhân tố vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi, một số ý kiến lại cho rằng thuyết này vẫn chưa đề cập đến sự khác biệt cá nhân và thuyết này không định nghĩa được quan hệ giữa sự hài lòng và sự động viên.