Trong tiếng Anh, like - thích (và dislike - không thích) có những mức độ diễn đạt rất phong phú. Ví dụ, khi thích thứ gì đó theo kiểu một niềm đam mê, đàn ông tuyên bố I am attached to/addicted to +
football/drinking beer còn phụ nữ thì nói I am crazy about/fancy/in love with + shopping/fashion/cosmetics.
Linh: Anh John có nhớ lâu lâu rồi, có một hôm Linh đi vắng và anh John ở nhà trò chuyện với bạn đọc một
mình không? Hôm đó anh John “tâm sự” về tình yêu All about love. Hôm nay Linh muốn anh John giúp Linh
All about “like” được không? Linh thấy cách diễn đạt like của Linh vẫn chưa phong phú lắm.
John: Thế Linh thường sử dụng những “like” nào rồi?
Linh: Linh thì hay sử dụng like/enjoy/be fond of/be keen on + reading/watching TV chẳng hạn.
John: Trong tiếng Anh like - thích (và dislike - không thích) có những mức độ diễn đạt phong phú lắm đấy Linh ạ.
Những gì Linh vừa đề cập đến chỉ là mức độ bình thường của like mà thôi. Khi thích một thứ gì đó theo kiểu một niềm đam mê, đàn ông sẽ tuyên bố I am attached to/addicted to + football/drinking beer còn phụ nữ sẽ lên tiếng ngay I am crazy about/fancy/in love with + shopping/fashion/cosmetics.
Linh: Vậy khi “like” một cô gái nào đó chẳng hạn, anh John thường sử dụng những cách diễn đạt nào?
John: Đàn ông thường “yêu” bằng mắt, chính vì vậy mà các anh hay thốt lên rằng I think I fall for/love/fall in love with her. I am enchanted by her beauty; I am captivated by her eyes…
Tuy nhiên, sau khi khỏi thời gian “say nắng” ban đầu thì người phụ nữ giữ được trái tim các anh chính là người mà làm cho các anh phải thốt lên I am fascinated with her charming personality. I adore/worship her.
John: Đối với những món quà, những kỷ vật hay chỉ đơn giản là những kỷ niệm ngọt ngào mà chúng ta muốn
gìn giữ, ta có thể nói I will cherish/treasure + our memories/your present…
Linh: Nếu thích ai theo kiểu thần tượng, ví dụ như thần tượng ca sĩ ABC nào đó chẳng hạn, thì nói thế nào
anh?
John: Rất đơn giản: I adore/idolize singer ABC.
Linh biết không, ngược lại với like là dislike cũng có những cách diễn đạt đa dạng không kém.
John: Một cách lịch sự, khi nói không thích một thứ gì đó, người ta thường dùng thể phủ định của những câu
Đối với những trường hợp mạnh dạn và thẳng thắn hơn nữa thì ta có thể dùng dislike/hate/detesthoặc I can’t stand/bear it.
Linh: Mạnh nữa thì có không anh John?
John: Mạnh hơn nữa thì có thể sử dụng I am disgusted with; I nauseate; I am sick of... nhưng phải rất cẩn trọng vì thường ở mức độ này, các câu nói hay mang nghĩa khinh khi, miệt thị.
Linh: Thế có cái kiểu mà không like hẳn cũng chả dislike hẳn không anh?
John: Lại định hỏi khó người ta hả! Nhưng mà “phong độ chỉ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi” nhé!
Ở mức độ này, sự thực là chúng ta không hứng thú với việc được đề cập, tuy nhiên, có chấp nhận nó cũng chả sao, cũng không gây sự phiền phức gì cả. Ví dụ như I don’t mind helping her; I’m not bothered with looking after your house; It’s ok/alright, I suppose.
John: Khi nói hoặc nghe người khác nói những câu này, chúng ta nên chú ý “sắc mặt” một chút. Do chúng
mang tính chất chung chung, ở giữa nên sắc mặt có thể cho người nghe thấy được thực sự người nói đang nghiêng về phía like hay dislike.
Linh: Cám ơn anh John nhiều nhé!
John: Hy vọng qua buổi nói chuyện của John&Linh ngày hôm nay, các bạn độc giả sẽ có thêm nhiều lựa
chọn để diễn đạt nhưng gì mình thích hay không thích.
John & Linh: Xin chào và hẹn gặp lại!
Like/enjoy/be fond of/be keen on: Thích Be attached to/addicted to: Nghiện
Fancy/be crazy about/be in love with: Cuồng nhiệt với, điên lên vì, (say) mê Be enchanted/captivated by: Bị bỏ bùa, mê đắm, quyến rũ
Cherish/treasure: Trân trọng, nâng niu
Stand/bear: Chịu đựng được, chịu đựng nổi Be fascinated: Bị mê hoặc
Charming: Quyến rũ Adore/worship: Sùng bái
Idolize: Thần tượng ai đó Detest: Ghét cay đắng Be disgusted with/nauseate: Ghê tởm
Be sick of: Chán ốm, phát ốm với cái gì Mind/be bothered: Thấy phiền với