Phân biệt cách dùng 3 giới từ in, at, on trong tiếng Anh

Một phần của tài liệu tổng hợp những trường hợp sử dụng từ trong tiếng anh( hay) (Trang 44 - 52)

Hôm nay, John và Linh hướng dẫn bạn cách sử dụng 3 giới từ chỉ thời gian và địa điểm in, at và on trong tiếng Anh.

Linh: (đang nghe điện thoại) I’m back in the city already…

Meet me in the front of the cinema. I’ll be there in 20 minutes.

John: Hẹn bạn trai hả? Nhưng mà bắt quả tang Linh dùng sai giới từ rồi nhé, phải là “at the front of the

cinema” cơ!

Linh: Không phải bạn trai, bạn gái đấy. Anh John có thích thì Linh cho đi cùng. Mà Linh tưởng front thì phải dùng in chứ, như trong “in front of” ý.

John: “In front of” thì đúng rồi, nhưng với “the front of the cinema” thì lại phải dùng at cơ.

Linh: Sao lại thế? Khó quá vậy anh!

John: Cũng chỉ… hơi hơi khó thôi. Thực ra ban đầu chỉ cần nắm rõ quy tắc và để ý một chút, dần dần sẽ quen

ngay thôi.

Linh: Nhân tiện, anh John hệ thống lại cho Linh một chút được không? John: Này nhé:

Có 3 giới từ hay bị nhầm lẫn nhất là In, AtOn. Chúng được sử dụng để nói về thời gianđịa điểm. Chúng ta tập trung vào các trường hợp dễ gây nhầm lẫn nhé.

Về thời gian:

Chúng ta sử dụng in khi nói về tháng, năm và các quãng thời gian. Ví dụ: In March

1997

the twenties (trong những năm 20) the 21st century

the morning/afternoon/evening …

Chúng ta cũng sử dụng in khi nói đến các quãng thời gian trong tương lai như vừa rồi Linh có dùng: “in 5 minutes” và in a few days, in 2 years, in a couple of months…

At chỉ được sử dụng với một mốc thời gian rõ ràng nào đó: At 10 p.m.

half past six 5 o’clock noon/night …

On được sử dụng khi đề cập đến những ngày cụ thể trên lịch: On March 5th

Christmas …

Lưu ý rằng in the morning/afternoon/evening nhưng at night/noon và cần phân biệt sự khác nhau giữa in time và

on time .

Về địa điểm:

Chúng ta sử dụng in với những khoảng không gian như: In a park

a garden a room

space (trong vũ trụ) …

với các thành phố và các quốc gia; và với các dạng của nước như: In the sea

the ocean the river the pool …

hay với các hàng, đường thẳng như: In a line

a row a queue …

At thì được sử dụng khi đề cập đến các địa điểm: At the cinema

the bus stop

the end of the street và các vị trí trên một trang giấy: At the top/bottom of the page

vị trí trong một nhóm người: At the back of the class the front of the class …

On được sử dụng với các bề mặt: On the ceiling/the wall/the floor the table

… và các hướng: On the right your left

và khi nói “mặt trước/saucủa một tờ giấy: On the front/back of a piece of paper/the bill…

Lưu ý:

- Cũng có thể sử dụng at the river/sea… khi muốn đề cập đến river/sea như một địa điểm. Ví dụ như “We met at the river and headed North” (chúng tôi gặp nhau tại bờ sông và tiến về hướng Bắc) hay “Breakfast at the sea” (bữa sáng bên bờ biển)…

- Có thể sử dụng on đối với những hòn đảo nhỏ.

- Chúng ta nói “in the corner of the room”(1) nhưng lại nói “at the corner of the street” (2) vì (1) muốn đề cập đến một vị trí tương đối (góc phòng, giữa phòng…) còn (2) muốn đề cập đến một địa điểm.

- Tương tự chúng ta như trên đối với: o in the front/back of a car (vị trí)

o at the front/back of buildings (địa điểm)

Linh: Cũng không quá khó anh John nhỉ. Nhưng mà công nhận là có rất nhiều thứ trước giờ Linh vẫn dùng

sai mặc dù đã được học rất nhiều về các giới từ này. Chắc có lẽ tại chưa có sự so sánh cụ thể như hôm nay.

John: Đã có quy tắc rồi, chỉ cần lưu ý một chút và sử dụng vài lần là quen ngay ấy mà.

Chúc Linh và các bạn thành công!

Ơ, mà Linh không đi đi à? Định để bạn bị “leo cây à”! Có cần anh đi cùng để “xin lỗi” hộ không?

Linh: Suýt nữa thì quên mất! Vẫn chưa muộn đâu, Linh đi đây. Cám ơn anh John và tạm biệt các bạn. Phải làm gì khi nghe tiếng Anh mà không hiểu?

…chúng ta có thể căn cứ vào ngữ cảnh để có thể suy luận. Nếu muốn nghe tốt thì cần phải học và luyện cách phát âm chuẩn của người bản ngữ.

Linh: Anh John ơi, mặc dù có nhiều bạn nước ngoài nhưng mà hình như khả năng nghe của Linh vẫn còn

John: Chả liên quan đến anh nhé! Anh chia sẻ cho Linh bao nhiêu kinh nghiệm sử dụng tiếng Anh hay thế

còn gì. Mà Linh còn có bao nhiêu bạn nước ngoài nữa ý chứ, khả năng nghe giờ chắc cũng không đến nỗi tệ như Linh nghĩ đâu.

Linh: Linh vẫn nghe nhầm suốt, thỉnh thoảng chả hiểu người ta đang nói gì nữa, thế là mất hết cả hứng tiếp

chuyện.

John: Anh thấy Linh như vậy là hơi tiêu cực quá. Thậm chí người bản ngữ nói chuyện với nhau mà còn có

nhiều lúc nghe nhầm và không hiểu đúng ý của đối phương nữa là người nước ngoài.

Thứ nhất là tiếng Anh cũng có rất nhiều từ đồng âm (hoặc gần như là đồng âm) mà khác nghĩa. Ví dụ như

waitweight đều đọc là /weit/ nhưng nghĩa lại hoàn toàn khác nhau. Thứ 2 là độ ồn và tiếng động ngoại cảnh cũng ảnh hưởng đến việc giao tiếp.

Thứ 3 nữa là tiếng Anh khi nói còn nối âm từ từ này sang từ khác, làm cho người nghe (không phải người bản ngữ) khó nắm bắt.

Thứ 4 là bắt tiếng Anh cũng có rất nhiều giọng từ các vùng miền khác nhau hay thậm chí là từ các quốc gia khác nhau.

Linh: Vậy làm thế nào để giải quyết?

John: Với lý do thứ nhất, chúng ta có thể căn cứ vào ngữ cảnh để có thể suy luận ra từ nào mới là từ mà

người ta đang nói đến.

Để giải quyết lý do thứ 2 thì đơn giản rồi, chọn nơi nào phù hợp mà nói chuyện. Nếu không chọn được nơi yên tĩnh hơn thì hai bên đành… nói to hơn vậy!

Với lý do thứ 3 thì như anh đã nói lần trước, nếu muốn nghe tốt thì cần phải học và luyện cách phát âm chuẩn của người bản ngữ. Chúng ta luyện nói nối âm như vậy thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi gặp phải những trường hợp tương tự trong giao tiếp.

Linh: Thế còn lý do thứ 4?

John: Không có cách nào có thể học hết các giọng của tiếng Anh được. Chúng ta chỉ có thể vận dụng kỹ năng

suy đoán dựa trên văn cảnh, dựa trên phân tích ngữ pháp… Đôi khi, nếu không hiểu hoặc chưa hiểu rõ người ta đang nói cái gì, chúng ta đừng ngần ngại đặt các câu hỏi hoặc đưa ra các yêu cầu để người nói nhắc lại hoặc làm rõ hơn nội dung đang trao đổi.

Anh sẽ lấy một vài ví dụ cho Linh và các bạn, sau đó chúng ta “tùy nghi” mà áp dụng theo mục đích của mình nhé:

Yêu cầu nhắc lại:

I beg your pardon!

Could you say that again? Could you repeat that? Excuse me? (lên giọng) Sorry, what did you just say?

Yêu cầu nói to hơn (ở nơi ồn hoặc khi nói qua điện thoại): Could you speak up a bit?

Yêu cầu nói chậm hơn:

Could you speak more slowly, please?

Yêu cầu làm rõ hơn: Sorry, I don’t understand.

How do you spell that? (khi không rõ về tên người, địa danh, công ty hay một tên riêng nào đó) You mean… …, right? (khi muốn làm rõ một ý nào đó)

Linh: Could you repeat?

John: Lại trêu anh hả? Còn lâu nhé!

Các bạn hãy nhớ nhé, đừng ngại đặt câu hỏi khi mình chưa rõ điều gì. Không có gì là bất lịch sự khi làm gián đoạn câu chuyện chỉ vì chúng ta chưa hiểu rõ. Như vậy còn hơn là cứ để người nói mất công nói mãi mà chúng ta không hiểu gì và toàn bộ cuộc hội thoại trở nên không hiệu quả.

John & Linh: Xin chào và hẹn gặp lại! Để tránh bị ngắt lời khi nói tiếng Anh

Khi cần thời gian để suy nghĩ, để nhớ lại một thông tin gì đó hay để chắc chắn lại một vấn đề gì đó, chúng ta cần “ra hiệu” bằng các “tiếng động” không có trong ngôn ngữ như “ehm” hay các cụm từ như “you know”…

Linh: Anh John ơi anh có biết cái…? John: Cái gì?

Linh: Thì Linh đang nhớ lại này, tự dưng lại quên mất, ai bảo anh lại ngắt lời Linh làm người ta càng không

nhớ ra! À, rồi, anh John có biết cái tẩu hút thuốc tiếng Anh là gì không?

John: Pipe. Anh tưởng Linh không nói gì nữa nên thấy lạ mới hỏi vậy thôi. Tại Linh ý. Nói chuyện gì mà

nghỉ cả… phút mới nói nốt câu ai mà biết được. Lần sau có nghỉ thì nghỉ ngăn ngắn thôi. Không thì cũng phải “ra hiệu” cho người ta biết là chưa nói hết nữa chứ.

Linh: Là sao, Linh không hiểu?

John: Trong giao tiếp, khi nói chúng ta thường có những đoạn ngắt (pause). Những đoạn ngắt này có thể

khách quan xảy ra khi chúng ta cần thời gian để nghĩ hay để chắc chắn một vấn đề gì đó khi nói. Hoặc những đoạn ngắt này đóng một vai trò ngăn cách các phần giữa câu, thể hiện các dấu “” (trích dẫn nguyên văn), dấu phẩy “,”…

John: Khi quãng thời gian để suy nghĩ, để nhớ lại một thông tin gì đó hay để chắc chắn lại một vấn đề gì đó

trở nên hơi dài một chút, người nghe sẽ dễ hiểu lầm là chúng ta đã dừng nói. Để tránh tình trạng này, chúng ta cần “ra hiệu” bằng các “tiếng động” không có trong ngôn ngữ như “ehm” hay các cụm từ như “you know”… Chúng ta cũng ra hiệu bằng cách giữ nguyên ngữ điệu (vì cuối câu ngữ điệu thường đi lên hoặc xuống) và kéo dài giọng ra một chút xíu.

Chú ý các đoạn ngắt và các “công cụ” ra hiệu rằng chúng ta vẫn chưa dừng lại trong đoạn ghi âm sau:

(A: Ehm:::, I don’t know, I think it’s a bit ehm::: well, like the music you get in supermarkets or in ehm::: in hotel lifts and places like that.

B: Yeah, I know what you mean, but ehm::: I mean, if we have something stronger like ehm::: well, you know, blues::: or modern Jazz or whatever, well, somebody’ll hate it.) blues::: or modern Jazz or whatever, well, somebody’ll hate it.)

Linh: Anh John có thể nói thêm về đoạn ngắt sử dụng để thể hiện dấu “” khi trích dẫn được không?

John: Như đã đề cập ở trên, một trong số những lý do của các đoạn ngắt là khi chúng ta muốn trích dẫn lời người khác hoặc một câu nói nổi tiếng. Để trích dẫn, chúng ta sử dụng một ngữ điệu cao hơn ngữ điệu bình thường và cố gắng hết sức có thể tái hiện lại giọng điệu gốc của những gì được trích dẫn ra.

Trong cùng một câu có thể không chỉ có một phần trích dẫn mà có thể có trích dẫn nhiều lần. Mỗi phần trích dẫn và phần lời nói của chúng ta sẽ ngăn cách bằng một đoạn ngắt ngắn và cũng được phân biệt bởi ngữ điệu.

(I said to Terry, I said, “Can you open the door for me?” and he said, “Open it yourself!” Can you believe it!)

John: Lưu ý rằng trích dẫn có thể là lời nói của người khác, một câu nói nổi tiếng hoặc cũng có thể là ý nghĩ

của chính người đang nói hay những gì được viết trong sách hay tài liệu nào đó.

(Question one was “What’s the capital of Australia?”

“This is easy”, I thought, so I wrote “Sydney”. Then when I got home I looked in a book. “Australia” it said, “Capital: Canberra”. “Oh no”, I thought, “Failed again!”)

Linh: Rồi rồi, biết rồi. Từ giờ khi chưa nói hết câu mà ngừng lại thì Linh sẽ nhớ “ra hiệu”. Được chưa nào!

Còn các bạn độc giả, hãy nhớ áp dụng trong giao tiếp của mình nhé!

John & Linh: Xin chào các bạn!

Một phần của tài liệu tổng hợp những trường hợp sử dụng từ trong tiếng anh( hay) (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w