Ngữ điệu trong tiếng Anh

Một phần của tài liệu tổng hợp những trường hợp sử dụng từ trong tiếng anh( hay) (Trang 39 - 44)

Ngữ điệu là một nhân tố rất quan trọng trong tiếng Anh. Hôm nay, John & Linh chia sẻ với các bạn một số cách để biểu cảm với ngữ điệu nhé...

John& Linh: Xin chào các bạn!

Linh: Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết rằng ngữ điệu là một nhân tố rất quan trọng trong tiếng Anh và

chắc hẳn chúng ta đều biết đến cuối câu hỏi thì cần phải lên giọng.

John: Tuy nhiên, ngữ điệu trong tiếng Anh còn “làm” được nhiều việc hơn như thế. Ngày hôm nay, John &

Linh sẽ chia sẻ với các bạn một số cách để biểu cảm với ngữ điệu. Qua đó, chúng ta sẽ đạt hiệu quả cao hơn trong diễn đạt và cũng dễ dàng nắm bắt tình cảm, cảm xúc của người đối thoại hơn.

Linh: Trước tiên, mời các bạn nghe 1 đoạn ghi âm. Trong đoạn ghi âm này có 3 nhân vật (đánh số 1, 2, 3)

đang nói “cám ơn”, các bạn hãy thử nghe xem thái độ của mỗi nhân vật này như thế nào nhé:

John: Người thứ nhất là một người soát vé. Sau mỗi lần thu vé của khách, anh ta đều nói “cám ơn”. Đây là

một thói quen mang tính chất lặp đi lặp lại theo yêu cầu của công việc, chỉ là một hành động giữ phép lịch sự chứ không còn thực sự để biểu lộ “sự biết ơn” nữa. Điều này thể hiện rất rõ trong giọng nói đều đều và đôi lần lên giọng ở cuối câu một cách gượng ép của anh ta.

Linh: Người thứ 2 biểu lộ rằng mình thực sự biết ơn (vì chị ta để quên túi và được người ta đuổi theo để trả)

với việc lên giọng và nhấn mạnh vào các từ mang ý nghĩa “cám ơn”.

John: Người thứ 3 nói “cám ơn” với ý nghĩa đối lập hoàn toàn. Chị ta đang biểu lộ sự tức giận vì bị một xe ô

tô chạy qua làm nước bắn hết lên áo choàng. Chúng ta có thể hiểu được điều này qua giọng điệu tức giận của chị ta với Thank you very much được nói với giọng đều, không lên không xuống (điều này sẽ được làm rõ hơn ở phần sau).

Linh: Chúng ta sử dụng rất nhiều tính từ khi đưa ra ý kiến, quan điểm về các sự vật, sự việc. Một số trong đó

là các tính từ rất mạnh mang tính biểu cảm cao như: brilliant, wonderful, excellent, fantastic, awful, disgusting… chúng ta cần lên giọng khi sử dụng những tính từ rất mạnh này.

John: Một số từ khác ở mức độ bình thường như: nice, OK, good, fun, pretty… chúng ta không cần lên giọng. Các bạn có thể thấy rõ điều này qua đoạn ghi âm dưới đây:

Liz: So, how was your trip? Claire: Oh, it was quite nice.

Paul: What do you mean, nice? It was brilliant! Liz: Good hotel?

Claire: Quite pleasant, yes.

Paul: Pleasant? It was excellent! Superb! Liz: How about the food?

Claire: It was OK.

Paul: OK? It was absolutely delicious! Liz: And the scenery?

Claire: Quite pretty.

Paul: It was amazing! Beautiful!

Linh: Như đã nói ở trên, khi sử dụng những tính từ mạnh, chúng ta thường lên giọng (lên giọng và hơi xuống

một chút ở cuối từ). Nếu sử dụng những tính từ mạnh với một giọng điệu đều đều, người nói thường muốn biểu đạt nghĩa ngược lại của từ đó. Người thứ 3 trong đoạn ghi âm đầu tiên cũng sử dụng nghĩa đối nghịch khi nói.

John: Chính vì vậy, khi sử dụng những tính từ mạnh, chúng ta hãy lên giọng, biểu cảm cao hơn để tránh

người nghe có thể hiểu nhầm rằng chúng ta đang mỉa mai hoặc không thực sự cảm thấy như những gì chúng ta đang nói. Các bạn có thể tham khảo đoạn ghi âm dưới đây:

1: We’ve won a holiday for two in Jamaica! Brilliant! (lên giọng, thực sự thích thú) 2: Our flight has been canceled!

Brilliant! (không lên giọng, biểu lộ sự thất vọng, bực bội) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Linh: Các bạn hãy chú ý hơn đến ngữ điệu khi nói, hãy luyện tập theo các đoạn ghi âm trong bài. John: Mong rằng kỹ năng nghe và nói của các bạn sẽ có những tiến bộ đáng kể.

John& Linh: Xin chào và hẹn gặp lại! Cách phát âm các dạng của “be”

Trong giao tiếp, động từ “be” thường không được nhấn trọng âm mà chỉ được “lướt qua”. Động từ “be” cũng không được nhấn trọng âm ngay cả khi nó đứng đầu câu (ví dụ như trong câu nghi vấn).

Linh: Để sử dụng tốt tiếng Anh, ngoài việc nắm được các cấu trúc ngữ pháp, có một vốn từ kha khá, có một

tư duy “bằng tiếng Anh” thì việc phát âm chuẩn cũng cực kỳ quan trọng.

John: Đúng như vậy, ngoài tác dụng làm cho người nghe dễ hiểu thì việc phát âm chuẩn còn giúp cải thiện

đáng kể khả năng nghe của bạn. Vì sao ạ? Rất đơn giản, vì bạn chỉ có thể nhận biết được người ta đang nói từ gì khi bạn biết được từ đó được phát âm ra sao. Nếu không nắm vững các cách và các quy tắc phát âm chuẩn thì bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn trong việc nghe và “đoán” lời người khác nói.

Linh: Vậy hôm nay anh John chia sẻ với Linh và mọi người một trong số các “cách và quy tắc” đó đi. Cái gì

thực tế nhất để có thể áp dụng được ngay ấy.

John: Thực tế nhất thì anh cũng không biết là cái gì, nhưng mà áp dụng ngay thì anh nghĩ có thể thực hành

với các dạng (thì hiện tại và quá khứ) của một động từ rất quen thuộc: “to be”. Trong giao tiếp, động từ “be” thường không được nhấn trọng âm mà chỉ được “lướt qua”. Trước tiên, chúng ta hãy cùng nghe đoạn ghi âm dưới đây:

John: Trong đoạn ghi âm nói trên, chúng ta có thể thấy “are” chỉ được phát âm rất nhẹ như /ə/. Đây là cách

phát âm thường thấy trong giao tiếp. Âm /r/ thường chỉ được phát âm khi theo ngay sau “are” là một từ có phát âm bắt đầu bằng một nguyên âm.

(Hãy cùng luyện tập theo: Roses are red,

Violets are blue. Flowers are nice, And so are you!

She was first. You were last. It was hard. She was fast. You were slow. She was strong. I was tired. It was long.)

John: Động từ “be” cũng không được nhấn trọng âm ngay cả khi nó đứng đầu câu (ví dụ như trong câu nghi

vấn):

(Hãy cùng luyện tập theo: Am I right? Am I wrong? Is it short? Is it long? Are you hot? Are you cold? Were they young? Were they old? Is it false? Is it true?

Was it me? Was it you?)

John: Cũng trong giao tiếp, “is” thường không được phát âm ra như một âm tiết riêng biệt mà nó thường chỉ

được phát âm như một chữ “s” thêm vào ở cuối của từ đứng trước nó như. “Snow is white” được phát âm như là “snows white”.

Tuy nhiên, nếu như từ đứng trước nó kết thúc bằng S, CE, GE hay CH thì bắt buộc is hay ’s đều phải được phát âm thành một âm tiết riêng biệt /iz/. Hãy theo dõi đoạn băng sau đây để thấy rõ những sự khác biệt này:

(Hãy cùng luyện tập theo: Snow is white.

Your hair is dirty. The road is closed. The clock is broken. Grass is green. Your face is dirty. The bridge is closed. My watch is broken.)

John: Lưu ý, động từ “be” được nhấn trọng âm trong những trường hợp sau:

Đứng cuối câu (như trong câu trả lời Yes, I/he/they am/is/are/was/were). Trong dạng phủ định (như aren’t).

Khi được sử dụng để nhấn mạnh điều gì đó (ví dụ: A:That’s not true! B:Yes, that is true!).

Linh: Linh thấy hơi khó có thể quen ngay với việc phát âm chuẩn như thế này và cũng hơi khó có thể giao

tiếp trôi chảy được ngay vì Linh quá quen với cách phát âm cũ của mình rồi anh John ạ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

John: Linh và các bạn đừng lo. Mình nói chuyện với người nói nhanh không có nghĩa mình cũng phải nói

nhanh giống họ. Ngữ âm có thể chuẩn hơn nếu chúng ta nói chậm một chút và nhanh dần lên khi chúng ta đã quen. Điều quan trọng là chúng ta cần kiên trì tập luyện. Việc luyện nói có thể không thành công ngay lập tức, nhưng nó sẽ đem tới một kết quả bất ngờ, đó chính là cải thiện rõ rệt khả năng nghe của chúng ta.

Linh: Cám ơn anh John! Hẹn gặp lại các bạn vào lần sau.

Một phần của tài liệu tổng hợp những trường hợp sử dụng từ trong tiếng anh( hay) (Trang 39 - 44)