Để bày tỏ sự quan tâm tới câu chuyện cũng như ngầm thông báo rằng “tôi vẫn đang nghe đây”, cuối mỗi đoạn, khi người nói dừng lại, người nghe nên hưởng ứng bằng cách phát ra các âm thanh “uh huh”, “mmm”… hoặc các câu cảm thán “oh no!”, “really?”, “oh my god!”, “is it for real?”…
>> Để tránh bị ngắt lời khi nói tiếng Anh
>> Phải làm gì khi nghe tiếng Anh mà không hiểu?
Trong một số bài viết gần đây, John & Linh đã chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm để giao tiếp tiếng Anh tự nhiên hơn và hiệu quả hơn. Hôm nay, trước khi đi vắng, anh John vẫn không quên “dặn dò”, nói Linh ở nhà phải “thế này”, phải “thế nọ”, dù lúc đó anh John đã sắp bị muộn rồi.
Để John khỏi muộn, Linh phải “hưởng ứng nhiệt tình” những gì anh ấy nói cho anh ấy yên tâm chứ thực ra lúc đó Linh cũng chưa biết sẽ chia sẻ với mọi người về vấn đề gì. Nhưng bây giờ thì Linh nghĩ ra rồi. Hôm nay chúng ta sẽ trao đổi một chút về việc “tung hứng” cũng như một số chú ý trong giao tiếp bằng tiếng Anh nhé. (Trong các bài viết trước, John & Linh đã đề cập đến việc sử dụng các từ/âm thanh lấp vào các chỗ gián đoạn khi nóihaycách phản ứng khi nghe chưa rõ.)
Trong giao tiếp, có những lúc chúng ta muốn tường thuật lại một việc gì đó, có khi là một tình tiết, một sự việc ngắn gọn nhưng cũng có khi là một câu chuyện dài hơn với nhiều thông tin và tình tiết mà người nói sẽ tách ra thành những đoạn nhỏ để nói.
Để bày tỏ sự quan tâm tới câu chuyện cũng như ngầm thông báo rằng “tôi vẫn đang nghe đây”, cuối mỗi đoạn, khi người nói dừng lại, người nghe nên hưởng ứng bằng cách phát ra các âm thanh “uh huh”, “mmm”… hoặc các câu cảm thán “oh no!”, “really?”, “oh my god!”, “is it for real?”… hay phụ họa bằng cách đặt những câu hỏi gợi ý hoặc yêu cầu cung cấp thêm thông tin như “and?”, “so what happened?”, “what did you do?”, “what do you mean?”… (điều này được thể hiện rõ qua đoạn ghi âm phía dưới)
Lưu ý rằng ngoài các câu cảm thán, “sự phụ họa” thường được nói với một tông thấp (biểu thị rằng “tôi chỉ phụ họa thôi”) chứ không lên giọng (lên giọng ở đây sẽ có hàm ý rằng “tôi đang muốn nói thêm”, tham khảo đoạn ghi âm phía dưới).
Về phần người nói. khi tường thuật, lại thường sử dụng 2 từ “well” và “anyway”.
“Well” thường được sử dụng với hàm ý rằng “tôi đang trả lời câu hỏi của anh” (chứ không phải đang tiếp tục câu chuyện của tôi).
Cũng có khi, người nghe không đặt câu hỏi nhưng người nói cảm thấy cần cung cấp thêm thông tin về một vấn đề hay chi tiết nào đó để người nghe có thể hiểu rõ câu chuyện hơn (trong đoạn ghi âm, người nói đã sử dụng “you know, my identity card” để làm rõ thêm về “my ID card”).
Sau khi phản hồi các câu hỏi của người nghe hay cung cấp thêm các “thông tin nền” như trên, người nói cần “ra hiệu” rằng tôi đang trở lại với câu chuyện của tôi bằng cách dùng “anyway”.
Các bạn hãy theo dõi đoạn ghi âm dưới đây để xem cách sử dụng và ngữ âm khi nói theo kiểu của người bản ngữ đối với các từ/cụm từ Linh cung cấp. Sau đó các bạn có thể tham khảo nội dung đoạn ghi âm ở cuối bài, với các phần in đậm, để có khái niệm rõ ràng hơn nữa.
Cuối cùng là đừng quên luyện tập theo nhé! Chúc các bạn thành công!
(A: I nearly got arrested, you know, the other day. B: You what… arrested? What do you mean?
A: Well, I’m doing this project on graffiti, you know, at college, and ehm… so I have to take lots of photos of graffiti and…
B: Uh huh
A: So anyway, I saw this train with some amazing graffiti on the side, so I went there to ehm… take a photo of it. The thing is, it was a bit far from the platform…
B: So what happened?
A: Well, I walked along next to the lines, and then these two ehm… station police came along and said I shouldn’t be there, so ehm… they took me to the office, and then they asked for my ID card, you know, my identity card…
B: Mmm?
A: Well, I didn’t have it. I left it at home that day. B: Oh no!
A: Yeah, so anyway, then they didn’t know what to do with me, so ehm… I said, “Look, I’ll leave my camera here and I go home to get my ID card”. In the end, they agreed, so I did that, and they ehm…had a look at my ID number, and then just let me go…).