Học danh từ ghép trong tiếng Anh

Một phần của tài liệu tổng hợp những trường hợp sử dụng từ trong tiếng anh( hay) (Trang 63 - 72)

Trong tiếng Anh, thường thì một từ trong số các thành tố tạo nên danh từ ghép là 1 danh từ, tuy nhiên cũng có các trường hợp các thành tố tạo nên danh từ ghép đều không phải là danh từ.

Linh: Anh John à, lâu rồi không thấy anh John có những câu đố vừa khó vừa dễ để đố Linh nhỉ?

John: Tưởng Linh không thích bị đố, chứ câu đố kiểu đấy thì anh vẫn còn mà. Đố Linh biết: crossroad, football, mother-in-law, school teacher, Christmas tree, cable TV, sunset có điểm gì chung?

Linh: Tất cả đều không phải là một từ?

Trả lời lung tung quá! Cho trả lời một lần nữa.

Linh: À, Linh biết rồi, tất cả đều là danh từ ghép - compound noun - là những danh từ được tạo nên bởi 2 hay nhiều từ khác nhau.

John: Lần này thì chuẩn rồi! Thường thì một từ trong số các thành tố tạo nên danh từ ghép là 1 danh từ, tuy

nhiên cũng có các trường hợp các thành tố tạo nên danh từ ghép đều không phải là danh từ.

Danh từ ghép được coi như 1 từ riêng lẻ, được sử dụng như là một thành tố độc lập trong cấu trúc ngữ pháp, được bổ trợ về nghĩa bởi các tính từ khác.

Linh: Linh thấy danh từ ghép lúc thì được viết gộp lại thành 1 từ, lúc thì ngăn cách nhau bởi dấu ‘-’, lúc thì

viết cách hẳn ra như 2 từ riêng biệt. Vậy phương án nào mới là đúng hả anh?

John: Không thực sự có một quy tắc chuẩn nào, như cá nhân anh đều sử dụng theo thói quen. Nếu không

Như chúng ta đã biết, trọng âm đều được nhấn đối với tính từ và danh từ. Tuy nhiên, nếu như đó là một danh từ ghép được ghép bởi 1 tính từ + 1 danh từ thì trọng âm sẽ không được nhấn ở cả 2 từ nữa. Thay vào đó, trọng âm sẽ nhấn vào từ đứng trước vì danh từ ghép được coi như 1 từ, chỉ nhấn trọng âm 1 lần mà thôi (thường là từ đầu tiên của danh từ ghép).

Điều này rất quan trọng, bởi nó giúp ta phân biệt được người nói muốn đề cập đến green house (ngôi nhà màu xanh) hay greenhouse (nhà kính)…

Linh: Anh John ơi, rất nhiều trường hợp danh từ ghép được ghép bởi các từ đều là danh từ, vậy để chuyển từ

số ít sang số nhiều ta thêm ‘s’ (‘es’) vào từ nào?

John: Điều quan trọng là chúng ta phải xác định được đâu là “từ chính” của danh từ ghép đó để thêm ‘s’ (‘es’). Chúng ta có thể căn cứ vào các trường hợp dưới đây để rõ hơn về vấn đề này. Tuy nhiên, cần lưu ý đây chỉ là những cách xác định theo hầu hết các trường hợp để chúng ta dễ phân biệt hơn chứ không phải là đúng với tất cả.

Nếu từ ghép có 1 danh từ và các thành tố khác là tính từ, động từ hay giới từ thì ta thường thêm ‘s’ (‘es’) vào sau danh từ là được. Ví dụ: Swimming pools, greenhouses

Đối với danh từ ghép có 2 danh từ, hầu hết các trường hợp danh từ đứng trước đóng vai trò như 1 tính từ bổ trợ cho danh từ đứng sau, vì vậy khi chuyển sang số nhiều thì danh từ đứng sau sẽ được thêm ‘s’ (‘es’). Ví dụ: Golf balls, tennis courts, train stations, apple trees

một số ít các danh từ ghép cấu tạo bởi 2 danh từ, khi chuyển sang số nhiều thì phải chuyển cả 2 danh từ. Trường hợp này không nhiều, ví dụ:

Gentleman farmer - gentlemen farmers (người trại chủ nuôi bò, ngựa… như một sở thích khứ không vì mục đích kinh tế)

Woman doctor - women doctors (nữ bác sĩ)

Còn lại một số từ không có từ chính rõ ràng thì thường được thêm ‘s’ (‘es’) vào cuối: toothbrushes, check- outs, grown-ups (người trưởng thành), good-for-nothings (người vô tích sự), also-runs (người, vận động viên… tham gia thi đấu mà không được xếp hạng, không đạt giải), higher-ups (người quyền cao chức trọng), go-betweens (người môi giới, trung gian), has-beens (người, vật đã hết thời), take-offs (sự cất cánh, chuyến bay cất cánh), breakdowns (sự suy nhược, sự thất bại, sự hỏng máy)…

Linh: Cám ơn anh John nhé, Linh cứ nghĩ đã biết về danh từ ghép, nhưng nhờ có anh John mà giờ thì Linh đã

thực sự hiểu. Lần sau cứ đố mấy câu vừa dễ vừa khó như thế này nữa nhé.

John & Linh: Xin chào và hẹn gặp lại các bạn vào tuần sau! Học các từ chỉ nhà trong tiếng Anh

Hôm nay John & Linh giúp các bạn phân biệt và làm rõ hơn một số từ chỉ các loại nhà khác nhau thường gặp trong tiếng Anh.

John:

Tuy xa mà gần tuy gần mà xaaaaaa…

Linh: Nghe chữ xa của anh là biết đoạn đường xa bao nhiêu rồi! Hôm nay anh John lại có hứng hát “nhạc

vàng” cơ à, ai dạy anh thế?

John: À, anh đang “sưu tầm” các loại nhà. Nhà xa nhà gần rồi này, còn nhà cao nữa nhé:

Dù xa nhau trọn ngày đêm, anh càng yêu em càng hăng say Xây cho nhà cao, cao mái... ái… ái…

Linh: “Cao mãi” chứ?

John: Thì anh vừa hát “mãi” đấy còn gì, nhưng phải lên như thế nó mới đủ cao chứ! Linh: Nghe đã thấy cao rồi, cao quá Linh chóng cả mặt suýt ngất rồi đây này.

John: Thực ra thì vừa rồi có bạn hỏi anh về sự khác nhau giữa các loại “nhà” trong tiếng Anh, nên anh mới

nhớ đến mấy bài hát mà đi hát karaoke mọi người hay hát. Nhớ mỗi mấy câu đấy thôi, mang ra lòe Linh cho oai một tí!

John: Trong thực tế có rất nhiều loại nhà xây dựng khác nhau với các tên gọi khác nhau. Có những tên gọi

theo thói quen, có những tên gọi mang tính chuyên môn. Tuy nhiên trong số đó có một số từ tiếng Anh mà chúng ta hay sử dụng trong giao tiếp đề cập đến một số kiểu “nhà” mà nhiều khi có thể bị lẫn hay chưa rõ nghĩa nên có bạn mới nhờ anh phân biệt một số loại “nhà” này.

Ví dụ như 2 từ rất quen thuộc là ApartmentFlat. 2 từ này thường được sử dụng với cùng một nghĩa là Căn hộ. Tuy nhiên, theo thói quen, có nơi thì những căn hộ nhỏ được gọi là Apartment và những căn hộ lớn hơn, có thể chiếm diện tích cả một tầng sẽ được gọi là Flat.

Tương tự với apartmentbuildingblockofflats đều có nghĩa là tòa nhà chia thành các căn hộ, tòa nhà căn hộ.

Linh: Giống như chung cư phải không anh John?

John: Cũng không hẳn. Chung cư là condominium (/¸kɔndou´miniəm/). Về cơ bản hình thức thì apartment buildingcondominium có thể coi là giống nhau. Nhưng với condominium thì các căn hộ được bán cho những người sở hữu khác nhau. Có thể hiểu như nhiều căn hộ của nhiều chủ sở hữu cùng được xây trên một khu đất và các phần không gian chung như sân vườn, hành lang, cầu thang, bể bơi… đều được sở hữu chung. Với apartment building, các căn hộ thường được cho thuê để ở, người thuê không có quyền sở hữu với căn hộ cũng như những không gian chung.

Studioapartment (studioflat), efficiencyapartment, bachelor/bachelorette đều có thể hiểu là “căn hộ nhỏ”, diện tích khoảng dưới 40m2 với 1 phòng dùng chung làm phòng ngủ, phòng khách, phòng ăn phòng làm việc và 1 phòng vệ sinh nhỏ. Trong đó thì studio apartment có diện tích nhỉnh hơn cả. Căn hộ tương tự mà không có nhà vệ sinh (chỉ có nhà vệ sinh công cộng ở trong tòa nhà) thì được gọi là bedsit/bed-sittingroom, thường diện tích rất rất nhỏ.

Duplex hay duplexhouse có thể hiểu theo 2 cách: căn nhà ngăn cách bằng bức tường ở giữa thành 2 căn hộ riêng biệt hoặc căn hộ 2 tầng với mỗi tầng có thể đóng vai trò là 1 căn hộ hoàn chỉnh.

Linh: Thế Penthouse là gì hả anh, Linh thấy Penthouse thường toàn dành cho khách VIP?

John: Penthouse là tầng trên cùng của một tòa nhà cao tầng.Với một không gian mở, tầm nhìn rộng và khung cảnh đẹp, không gian yên tĩnh, nơi đây thường được xây thành căn phòng đẹp nhất, có thể có cả bể bơi, sân vườn riêng để dành cho mục đích sử dụng cao cấp.

Đối ngược với nó theo anh là basementapartment, căn hộ nằm dưới cùng của tòa nhà, dưới cả mặt đất. Trái ngược với Penthouse, ở đây vừa bí bức, vừa ồn ĩ vì tiếng động xung quanh, tiếng xe cộ đi lại truyền từ mặt đường vào, tiếng động từ tòa nhà trên nó truyền xuống. Nhưng được cái chi phí thuê sẽ rẻ hơn rất nhiều.

John: Duplex thường có 1 cầu thang, vậy đố Linh biết Bungalow thường có mấy cầu thang?

John: Linh giỏi quá nhỉ! Bungalow là những căn nhà đơn giản, chỉ có một tầng và không có cả tầng hầm nên không có cầu thang.

Linh: Trong tất cả các loại “house” của anh John thì Linh chẳng thích loại nào lắm. Linh thì chỉ thích Tree house - nhà dựng trên cây, giống trong phim High SchoolMusical thôi.

John: Lại bắt đầu miên man sang chủ đề “xì tin” rồi! Thôi, John phải “chạy” đây các bạn ạ. Linh đã chuyển

sang chủ đề “xì tin” rồi, John không “đỡ” nổi đâu!

John & Linh: Xin chào và hẹn gặp lại các bạn vào tuần sau! Cảm nhận của John về Tết Việt Nam

Hôm nay, John chia sẻ cảm nhận về Tết “ta” dưới góc nhìn của một người không sinh ra và lớn lên ở Việt Nam…

Tết “ta” sắp đến, một năm nữa sắp đi qua. Đối với John thì năm cũ đã qua được gần 1 tháng rồi nhưng dường như cảm giác háo hức đón chờ cái Tết một lần nữa lại quay trở lại khi không khí chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán của Việt Nam đang nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Đi đến đâu John cũng nghe thấy câu “chỉ còn hơn 10 ngày nữa là Tết rồi!” hay “Tết đến nơi rồi!”.

Hôm nay, John xin chia sẻ cảm nhận về Tết “ta” dưới góc nhìn của một người không sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Tiếng Việt của John chưa giỏi lắm nên có nhiều từ còn chưa biết đã dịch đúng chưa nên vẫn để nguyên cả tiếng Anh, các bạn kiểm tra giúp John nhé.

Ấn tượng đầu tiên của John về Tết “ta” là khi John về quê một người bạn và thấy người ta set up a pole at

the front of the house với rất nhiều joss paper và amulet treo trên ngọn, hỏi ra mới biết đó là Tet pole

(Lunar New Year Pole).

Khi về đến Hà Nội thì John lại rất ngạc nhiên khi thấy mọi người buy carp and then go to the lakes to set

them free. Thì ra đó là để cho the Kitchen God, he rides the carp to fly back to heaven.

Để đón chào một năm mới, mọi người thường dọn dẹp, sửa sang nhà cửa cho sạch đẹp, sắm đồ đạc và quần áo mới cũng như chuẩn bị đồ ăn, thức uống đặc trưng của Tết. Một số thứ không thể thiếu đó là sugar -

preserved fruits, square glutinous rice cake, pickled onion, peach-blossom (ở miền Bắc), ochna (ở miền

Nam), kumquat tree, paperwhite flower… Một số gia đình còn treo Dong Ho painting hay calligraphy

picture.

On New Year’s Eve, John thấy gia đình cũng rất trang trọng perform a ritual offering to their ancestors,

để mời họ về “ăn Tết” với gia đình?

Trước đây, một năm mới được chào đón bởi những tiếng nổ giòn dã của fire-cracker. Bây giờ, thay vào đó chỉ còn là fireworks (vì fire-cracker đã bị cấm).

Người Việt Nam tin rằng the first visitor - the first caller - sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh của cả gia đình trong năm mới (chính vì vậy mà John thường không dám tự ý đến chơi nhà ai vào mùng 1 Tết cả). Người ta thường chọn một người with matching age and fate with the host’s to be the first caller. Nếu không chọn được người đó thì tự người chủ nhà sẽ make the departure of the New Year và sau đó sẽ quay về nhà như là the first visitor.

Năm mới John thích nhất là được nhận Lucky money (lì xì) và rất thích go to the Temple of Literature to

see old scholars compose parallel sentences. Nhắc đến mới nhớ, người Việt Nam có một phong tục rất hay

là Khai bút đầu xuân (begin a new-year writing) với mong muốn có một năm mới “công thành danh toại”. Với ý nghĩa này, Tập đoàn Ngôn ngữ và Kỹ năng AAC cũng tổ chức một chương trình Khai bút đầu xuân, các bạn có thể tham khảo.

Năm nay, John quyết định sẽ vẫn tiếp tục ở lại Việt Nam ăn Tết “ta”, để một lần nữa lại được tận hưởng sự ấm áp giữa mùa đông giá rét.

Chúc tất cả mọi người một năm mới mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn! Joss paper /dʒɔs/: Vàng mã

Amulet /'æmjulit/: Bùa

Tet pole (Lunar New Year Pole): Cây nêu Carp /ka:p/: Cá chép

Kitchen God: Táo quân Sugar - preserved fruit: Mứt quả

Square glutinous (/ˈglutnəs/) rice cake: Bánh chưng Pickled (/pikld/) onion: Hành muối, dưa hành Peach-blossom / pitʃ-'blɔsəm/: Hoa đào Ochna /'ouknə/: Hoa mai

Paper-white flower: Hoa thủy tiên Dong Ho painting: Tranh Đông Hồ

Calligraphy (/kə´ligrəfi/) picture: Tranh thư pháp New Year’s Eve: Đêm giao thừa

Perform a ritual offering to their ancestors: Làm lễ cúng tổ tiên Fire-cracker /´faiə¸krækə/: Pháo

Fireworks /´faiə¸wə:ks/: Pháo hoa

First visitor – first caller: Người đến thăm đầu tiên – người xông đất The departure of the New Year: Xuất hành đầu năm

Temple of Literature: Văn Miếu Parallel (/'pærəlel/) sentences: Câu đối

Một phần của tài liệu tổng hợp những trường hợp sử dụng từ trong tiếng anh( hay) (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w