Cách nói “đồng ý”/“phản đối” trong tiếng Anh

Một phần của tài liệu tổng hợp những trường hợp sử dụng từ trong tiếng anh( hay) (Trang 31 - 39)

Trong giao tiếp bằng tiếng Anh, dù là đối với người rất thân thiết, việc biểu đạt sự phản đối hay không đồng tình cũng cần phải rất cẩn trọng trong lời nói và cách nói.

John: Linh à, hình như mùa thu đã qua và mùa đông đang đến rồi. Linh thích mùa thu lắm đúng không? Anh

thì không, mùa thu Hà Nội buồn chết đi được!

Linh: Ai bảo anh thế, Linh thấy mùa đông còn buồn hơn. Trời thì lạnh ơi là lạnh, cây cối thì xác xơ trơ cả

cành to cành bé. Không khí lại còn khô nữa, tay chân mặt mũi lúc nào cũng trong tình trạng “nứt toác” hết cả ra. Nói chung là mùa đông không bằng mùa thu được!

John: “Đanh đá” thế, anh mới nói 1 câu thôi thì Linh đã “tràng giang đại hải” rồi. Mà anh thấy rằng, theo văn

hóa Việt Nam thì trong những trường hợp không quá khách sáo, người ta có thể trực tiếp bày tỏ sự không đồng tình, sự phản đối, như Linh vừa mới nói xong đấy. Tuy nhiên, trong giao tiếp bằng tiếng Anh thì dù là đối với người rất thân thiết, việc biểu đạt sự phản đối hay không đồng tình cũng cần phải rất cẩn trọng trong lời nói và cách nói.

Linh: Vậy hả anh? Anh John có thể nói rõ hơn chút nữa được không?

John: Đúng vậy. Để diễn đạt ý không đồng tình, người ta thường hay “đi đường vòng” một chút.

Khi muốn nói rằng “tôi không đồng ý” thì người ta cần phải đưa ra lý do vì sao không đồng ý và đưa ra giải pháp thay thế nếu có, sử dụng các từ/cụm từ lịch sự và tránh khẳng định chắc chắn rằng điều tôi đưa ra mới là đúng nhất bằng cách sử dụng các từ như Should, Could, Might, Maybe...

- (I’m) Sorry but… - I’m afraid that…

Và theo sau đó bằng:

- I can’t go along with that. - I don’t agree with you. - I can’t agree with you. - I don’t share your opinion. - …

Hoặc theo một trong những cách sau:

- You make/have a point there, but… - I see your point, but…

- That could be true, but… - I see what you mean, but… - I see, but in my opinion… - …

Tránh những cách diễn đạt quá mạnh mẽ trừ phi đối với những người cực kỳ thân thiết và ngang hàng về thứ bậc kiểu như: “That’s ridiculous”, “Rubbish”, “Totally disagree”, “That doesn’t make any sense at all”, “You can’t be serious”, “Don’t be silly”…

Trong những trường hợp ta không hoàn toàn phản đối ý kiến của người khác mà chúng ta chỉ muốn cho người đó thấy khía cạnh khác của vấn đề hoặc bổ sung thêm những ý kiến quan trọng cho vấn đề đó thì nếu muốn ta có thể áp dụng các mẫu câu đại loại như sau:

- That’s true. But, on the other hand…

- I totally agree with you but we also have to consider… - I agree with you up to a point, however…

- It’s a good idea, but… - That makes sense, but… - You are right, and in fact…. - That’s right, and what is more…

- …

Linh: Đa dạng quá anh John nhỉ! Không đồng ý thì như vậy, chắc đồng ý thì đơn giản hơn nhiều nhỉ? John: Đồng ý thì đơn giản hơn nhiều rồi, chỉ khác nhau ở mức độ đồng ý đến đâu thôi.

Hơi hơi đồng ý thì khác (“I suppose so/not”, “I guess so/not” - đồng ý với câu khẳng định hoặc phủ định, …), đồng ý bình thường (“Right”, “True”, “Correct”, “Agree”, “Good point”…) hoặc nhiệt liệt tán thành

(“Couldn’t agree more”, “Totally agree”, “Absolutely right”, “Indeed”, “Exactly”, “That’s exactly what I had in mind”… ) cũng khác nhau rất nhiều, tùy vào tình huống mà sử dụng.

Linh: Couldn’t agree more!

John: Linh học nhanh nhỉ, nhưng mà không biết có nhớ lâu và thực hành chuẩn không nữa. Các bạn độc giả

hãy cùng “thi” với Linh nhé!

Linh: Và đừng quên theo dõi chuyên mục đều đặn để không bỏ lỡ điều bất ngờ vào ngày 18/11 tới! Từ/ngữ biểu đạt cảm xúc trong tiếng Anh

Cùng một từ, một ngữ nào đó, trong văn cảnh khác nhau với các giọng điệu khác nhau lại biểu đạt các cảm xúc khác nhau, ví dụ như cụm từ "Oh my God!"...

Linh: Anh John ơi, Linh thấy rằng trong giao tiếp tiếng Anh, người ta rất hay dùng các câu cảm thán. Ví dụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

như “Oh my God!” Linh có thể hiểu là “Ôi Chúa tôi ơi!” hay là “Chúa ơi!”; hay như “Jesus Christ!” có thể hiểu là “Lạy chúa!” như trong tiếng Việt. Còn rất nhiều câu cảm thán khác mà Linh không hiểu nghĩa và cũng không biết nên dùng trong những tình huống thế nào.

John: Linh không hiểu hết nghĩa của những từ/ngữ cảm thán (exclamation /¸eksklə´meiʃən/) thì cũng không phải vấn đề quá lớn. Thứ nhất là vì chúng có rất nhiều, thứ hai nữa là để biểu đạt cảm xúc, người ta cũng thường “sáng tạo” ra hàng tá từ/ngữ mới hàng ngày, thứ 3 nữa là các từ/ngữ được sử dụng chỉ đơn giản như một “điểm nhấn” cảm xúc trong giao tiếp và hầu hết đã dần dần mất đi nghĩa nguyên gốc của chúng.

Cùng một từ, một ngữ nào đó, trong văn cảnh khác nhau với các giọng điệu khác nhau lại biểu đạt các cảm xúc khác nhau. Ví dụ như đối với “Oh my God”:

“Oh my God! You can play the piano pretty well!” - Người nói muốn nhấn mạnh sự ngạc nhiên, thán phục. “Oh my God! That’s just disgusting!” - Nhấn mạnh sự ghê tởm trước một hành động, sự vật nhất định. “Oh my God! I’ve lost it again.” - Thể hiện sự thất vọng, chán nản.

John: Rất nhiều “thán từ” kiểu này liên quan đến tên “Chúa” hay các cách gọi khác nhau của “Chúa”. Ví dụ

như “Oh my God”, “For God’s sake”, “Jesus Christ”… Về mặt nguyên tắc, những từ/ngữ này không được khuyến khích sử dụng vì “không nên gọi tên Chúa hoặc nhắc đến Chúa một cách tùy tiện”. Tuy nhiên chúng vẫn thường xuyên được sử dụng bởi cả những người theo đạo và những người không theo đạo vì một lý do rất đơn giản như đã đề cập ở trên: chúng đã dần dần mất đi ý nghĩa nguyên gốc của chúng và giờ chúng đơn giản chỉ là cách mà người ta biểu lộ cảm xúc, nhấn mạnh cảm xúc mà thôi.

Linh: Tức là chúng ta không nên sử dụng?

John: Việc sử dụng hay không là quyết định ở mỗi người, anh chỉ đưa ra những thông tin trung lập, chi tiết

Linh: Linh đã từng nghe thấy ai đó nói “God damn it”, vậy nó cũng như các trường hợp anh nói ở trên à? John: Không! Exclamation có rất nhiều, và trong số đó có rất nhiều từ mà mức độ của nó “quá nặng” hoặc

gần như là một câu nguyền rủa (curse) hay chửi bậy (swear) chúng ta đặc biệt không nên sử dụng. “Damn” đại khái là nguyền rủa, “Damn it” hay “God damn it” hiểu nôm na theo tiếng Việt là “Trời đánh thánh vật” hay “Quỷ tha ma bắt”, tất nhiên là không nên sử dụng rồi. Ngay cả trong tiếng Anh người ta cũng “sáng tạo” ra không ít biến thể để tránh phải nói thẳng ra cụm từ này (Dog gone it, Gosh darn it…).

Linh: Vậy thì biết dùng cái gì bây giờ?

John: Vẫn còn cách có thể nhấn mạnh cảm xúc mà không cần thiết phải sử dụng những từ/ngữ đã đề cập ở

trên, anh sẽ nói cho Linh sau. Trước tiên anh muốn liệt kê ra một số Exclamation ở mức độ “vừa phải” để dù không sử dụng nhưng ít nhất khi gặp phải chúng ta sẽ biết được nó là cái gì:

- Jesus/ Jesus Christ! (Hoặc Jeez! - viết tắt của Jesus) - For God/Heaven’s sake!

- Holly Mother of God! - Oh my God/Goodness! - …

John: Còn riêng cá nhân John, khi gặp gỡ những người thân quen, để nhấn mạnh cảm xúc, John có thể sử

dụng:

- Are you kidding me? This is perfect! (khi John nhận món quà sinh nhật là một chiếc áo mà John rất thích và dự định sẽ mua)

- Cool/wow/oh dear! (sử dụng khi ngạc nhiên, thích thú. Riêng “Oh dear” có thể sử dụng biểu hiện sự thương cảm, đồng cảm với nỗi buồn của ai đó ví dụ “Oh dear! I don’t believe that just happened!”)

- For crying out loud!

- Get out!/Shut up! - Biểu lộ sự thích thú, ngạc nhiên. Lưu ý chỉ sử dụng với những người cực kỳ thân thiết, ngang hàng về thứ bậc.

- No, somebody didn’t! - Diễn tả sự ngạc nhiên, ví dụ:

Ví dụ: Mathew and Jane broke up last week. - No, they didn’t!

- Tương tự với “No way!”, “you've got to be kidding!”, “impossible!”…

- Khi muốn thực sự nhấn mạnh rằng “tôi không tin” hoặc sự không đồng ý (đối với những thân thiết và ngang hàng về thứ bậc), ta có thể sử dụng: “are you for real?”, “are you out of your mind?”, “yeah, when pigs fly!”… hoặc chỉ đơn giản “yeah, right!” hay “yeah, and I’m the Pope” với nghĩa mỉa mai.

Linh: Tóm lại là, dù gì đi chăng nữa thì cũng phải cẩn thận với đối tượng và ngữ cảnh nói đúng không anh

John? Vì đã là nhấn mạnh về biểu lộ cảm xúc thì nếu dùng không đúng chỗ thì sẽ trở nên thái quá?

John: Phải công nhận Linh có lẽ là “học trò” sáng dạ nhất của anh đấy! Đọc John & Linh, cùng “rinh” giải thưởng

Hôm nay John & Linh bật mí với các bạn điều bất ngờ mà Linh hé lộ từ tuần trước nhé! Xin chào các bạn!

John: Trong các kỳ trước, John & Linh đã chia sẻ với các bạn các tình huống sử dụng tiếng Anh trong đời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thường dưới dạng bài viết (vì tuy đơn giản nhưng không phải lúc nào và không phải bạn đọc nào cũng có máy tính trang bị tai nghe).

Tuy nhiên, theo gợi ý và mong muốn của một số bạn đọc yêu thích John & Linh, hôm nay, với sự tài trợ từ

Tập đoàn Ngôn ngữ & Kỹ năng AAC (http://www.aac-edu.com.vn/), chúng ta hãy cùng thử sức với một số

Linh: Sẽ có 3 đoạn băng ngắn với các yêu cầu khác nhau từ dễ đến “ít dễ” hơn một chút. Các bạn hoàn thành

các yêu cầu đó và gửi vào phần bình luận ở phía dưới cùng của bài này.

Lưu ý:

- Các bạn phải điền chính xác Họ tên, email, thành phố và năm sinh của bạn - đây sẽ là căn cứ để trao

thưởng.

- Các bạn sẽ có thời gian đến hết thứ sáu (19/11/2010) để thực hiện phần thi của mình. Sau đó, các bình luận sẽ được mở để mọi người cùng xem. Nếu bạn gửi bình luận vào thời điểm sau ngày thứ sáu (19/11/2010) thì bình luận đó không được tính.

- Giải thưởng sẽ được trao cho bạn nào có các câu trả lời chính xác nhất, hay nhất và sớm nhất. Các yếu tố này được xếp theo thứ tự giảm dần về độ ưu tiên.

- Kết quả sẽ được thông báo vào thứ Hai (22/11/2010) trên chuyên mục John & Linh. - Giải thưởng không được quy đổi thành hiện vật khác, không được quy đổi thành tiền mặt. - Quyết định của ban tổ chức là quyết định duy nhất và sau cùng.

John: Giải thưởng sẽ là 1 khóa học “Luyện phát âm chuẩn” tại AAC trị giá 3.780.000đ (nếu bạn đọc thắng

cuộc ở Hà Nội) hoặc 1 USB 3G (đối với bạn đọc thắng cuộc không ở Hà Nội. Ban tổ chức sẽ chuyển giải thưởng qua đường bưu điện) để các bạn dễ dàng hơn trong việc truy cập Internet và không bỏ lỡ các bài viết của John & Linh.

Linh: Và bây giờ mời các bạn bắt đầu “thử sức”. Các bạn có thể “tua đi tua lại” tùy ý để đưa ra các câu trả lời

tốt nhất:

Câu I:

John: Scarlett không muốn ăn/không ăn được những thức ăn gì và vì sao?

Voice Clip 1

Câu II:

Linh: Trong 8 câu sau đây (đánh số từ 1 đến 8), mỗi câu đều có 1 động từ kết thúc bằng “se”, hãy cho biết

“se” trong mỗi câu đó được phát âm là /s/ hay /z/ theo mẫu: 1 - s (hoặc z)

2 - s (hoặc z) ...

Voice Clip 2

John: Dưới đây là một câu chuyện rất ngắn với phần thu âm không được lọc bỏ tạp âm (để tăng độ khó lên

chút xíu, không có lại dễ quá nhỉ), các bạn hãy dịch sang tiếng Việt sao cho hay nhất có thể mà vẫn đảm bảo tính chính xác.

Voice Clip 3

John & Linh: Chúc các bạn có một thời gian vui vẻ với John & Linh.

Bạn đọc ở Lâm Đồng "rinh" giải thưởng của John & Linh

Người “rinh” phần thưởng vì đã trả lời đúng các câu hỏi tuần trước của John & Linh là bạn đọc Trương Bảo Trâm Anh, 28 tuổi, đến từ Lâm Đồng. Ngoài ra còn có hai bạn đọc ở Hà Nội nhận giải khuyến khích.

>> Đọc John & Linh, cùng “rinh” giải thưởng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chào các bạn!

Vậy là cuộc thi của chúng ta đã kết thúc. Theo như đã hẹn thì ngày hôm nay John & Linh sẽ công bố bạn đọc may mắn nhất đã đạt giải thưởng từ Tập đoàn Ngôn ngữ & Kỹ năng AAC (www.aac-edu.com.vn). Nhưng trước hết, John & Linh sẽ cùng các bạn giải đáp các câu hỏi:

Câu I:

Scarlett không muốn ăn và không ăn được:

- Meat - “I never touch meat” (maybe she’s a vegetarian). - Seafood - because she thinks “Fish have feelings, too”.

- Mushrooms (mushroom risotto), strawberries, nuts… - because she’s “allergic to mushrooms, strawberries, nuts…” Câu II: 1. Used to - s 2. Used - z 3. Excuse - z 4. Practise - s 5. Lose - z 6. Advertise - z 7. Promised - s 8. Close - z Chú ý:

- “Se: trong từ “Used” - quá khứ của động từ “use” được phát âm là /z/.

- Với “Used” - trong “to be used to” (quen với) hoặc trong “used to” (đã từng): “se” được phát âm là /s/. - Close - động từ: “se” được phát âm là /z/.

- Close - tính từ: “se” được phát âm là /s/.

Câu III:Đây là một câu chuyện cười:

Ngày nọ, một người cha đi làm về thấy vợ mình đang bế đứa con gái 6 tháng tuổi và luôn miệng lập đi lập lại “Ba ba, ba ba, ba ba”. Thật ngọt ngào làm sao - anh ta nghĩ thầm - khi mà vợ anh ta lại dậy con gái họ nói từ đầu tiên là từ “ba”.

Nhiều tuần sau đó, anh ta và vợ bị đánh thức bởi một tiếng khóc nho nhỏ gọi “ba ba, ba ba, ba ba”. Trở mình để ngủ tiếp, vợ anh ta mỉm cười nói: “Con đang gọi anh kìa, anh yêu!”.

Một phần của tài liệu tổng hợp những trường hợp sử dụng từ trong tiếng anh( hay) (Trang 31 - 39)