Thú vị những từ phát âm giống nhau trong tiếng Anh

Một phần của tài liệu tổng hợp những trường hợp sử dụng từ trong tiếng anh( hay) (Trang 60 - 63)

Trong tiếng Anh, ngoài những trường hợp 1 từ được dùng nhiều cách, một từ giống nhau có nhiều nghĩa thì còn có những trường hợp các từ/cụm từ phát âm tương tự hoặc thậm chí là phát âm giống nhau 100% nhưng lại là những từ hoàn toàn khác biệt.

>> Học cách tư duy bằng tiếng Anh John & Linh: Xin chào các bạn!

Linh: Sau khi đọc bài Học cách tư duy bằng tiếng Anh, rất nhiều bạn đọc đã gửi bình luận, nêu lên rất nhiều ý

kiến của mình về câu chuyện vui về cách diễn đạt trong tiếng Anh. Thực ra, đây là một câu chuyện có thật, nhưng đã được thêm chút “mắm muối” nhằm mang đến cho các bạn một vài giây phút thư giãn.

John: Mấu chốt của vấn đề ở chỗ, “stand by” có thể hiểu là đứng (stand) cạnh (by), nhưng ý của người nói lại

là “standby” - chế độ chờ. Do việc diễn đạt chưa được khéo léo, làm cho nghĩa của cả câu bị hiểu sai.

Linh: Vậy, đáng ra, tấm biển (hay nói đúng hơn là mẩu chỉ dẫn) phải được viết như sau:

“Please put the photocopy machine (photocopier, copier, copy machine) on standby (into standby mode) after use”

Đúng không anh John?

John: Trong tiếng Anh, ngoài những trường hợp 1 từ được dùng nhiều cách, một từ giống nhau có nhiều

nghĩa thì còn có những trường hợp các từ/cụm từ phát âm tương tự hoặc thậm chí là phát âm giống nhau 100% nhưng lại là những từ hoàn toàn khác biệt.

Linh: Vậy làm thế nào để có thể phân biệt được chúng?

John: Chúng ta cần chú ý phân biệt dựa trên các cấu trúc ngữ pháp và ngữ cảnh mà từ được sử dụng. Dưới

đây là một câu chuyện rất “hồi hộp” và “kịch tính” mà anh đã rất bất ngờ khi nghe đến đoạn kết. Tuy nhiên anh sẽ không kể lại mà sẽ viết ra để Linh và các bạn độc giả tiện theo dõi.

Stop Following Me!

“A man was walking home alone one night when he heard a “BUMP....BUMP....BUMP..." behind him. Walking faster, he looked back, making out an image of an upright (thẳng đứng) coffin (quan tài) banging its way down the middle of the street towards him...."BUMP...BUMP...BUMP..."

The man began to run toward his home, and the coffin bounced (nảy tưng tưng) after him faster....faster...BUMP BUMP BUMP!

He ran up to his door, fumbled (lóng ngóng) with his keys, opened the door, rushed in, and locked it behind him. The coffin crashed through (đâm sầm xuyên qua) his door, with the lid (nắp) of the coffin clapping BUMP...BUMP...BUMP... on the heels of (theo sát ngay sau) the terrified man. The man rushed upstairs to the bathroom and locked himself in, heart pounding (đập thình thịch).

With a CRASH (tiếng đổ sầm), the coffin broke down the door, coming slowly toward him. The man while screaming, reached for something, anything....all he can find was a box of cough drops (thuốc ho) which he hurled (ném mạnh) at the coffin.

…and suddenly "the coffin stops!"

John: Câu chuyện khá là hồi hộp và gay cấn, nhưng cuối cùng chỉ là một sự chơi chữ (a pun), dựa trên những từ phát âm giống hệt nhau. Theo các bạn, sự chơi chữ nằm ở đâu và như thế nào?

Linh: Chúng ta hãy cùng tìm hiểu để thấy rằng, học tiếng Anh đôi khi cũng thú vị đấy chứ! Cách nói xin lỗi trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh có rất nhiều cách để nói xin lỗi. Chúng ta phải căn cứ vào mục đích của lời xin lỗi đó và mức độ của lỗi để có cách nói cho phù hợp.

John: Lại đến muộn rồi! John chả thể hiểu nổi các chị em phụ nữ sao lại có thể tốn thời gian cho việc trang

điểm như thế cơ chứ. Mà đã biết là tốn thời gian trang điểm rồi thì sao không làm từ sớm, cứ để các anh em chúng tôi phải “leo cây dài cổ” thế nhỉ?

Linh: “Ăn sơ-ri”! Không phải tốn thời gian trang điểm mà là do có vụ tai nạn giao thông làm tắc đường nên

Linh mới tới muộn một chút. “Ăn sơ-ri, ăn sơ-ri”!

Linh: Hì, “ăn sơ-ri” có nghĩa là “I’m sorry”. Đợt trước có bác hàng xóm trước khi đi du lịch Hồng Kông đã

nhờ Linh phụ đạo cho một buổi tiếng Anh cấp tốc. Bác ý lớn tuổi rồi nên cái gì cũng mất rất nhiều thời gian mới nhớ được. Cuối cùng bác ấy nghĩ ra cách học cấp tốc rất “dân dã” là tự “phiên dịch” tiếng Anh ngược lại sang tiếng Việt.

Linh: “Thank you” thì bác ấy “phiên dịch” thành “thanh củi” cho dễ nhớ, “I’m sorry” thì thành “ăn sơ-ri”. Nỗ

lực của người lớn tuổi thật là đáng khâm phục. Từ đó Linh vẫn thường hay nói “ăn sơ-ri” thay vì nói xin lỗi, để lời xin lỗi của mình dễ nghe hơn và đỡ căng thẳng hơn.

Linh: Anh John ạ, Linh vừa nghĩ ra là những lần trước anh đã chia sẻ với Linh cách chào hỏi, cách cám ơn

rồi. Vậy hôm nay anh John lại dạy Linh mấy chiêu để xin lỗi đi.

John: Xin lỗi thì cũng có nhiều cách để nói lắm. Chúng ta phải căn cứ vào mục đích của lời xin lỗi đó và mức

độ của lỗi để có cách nói cho phù hợp.

Cũng rất khó để có khuôn khổ, tiêu chuẩn nhất định cho những lời xin lỗi vì không thể liệt kê hết được các kiểu lỗi mà chúng ta muốn “xin”. Hôm nay John sẽ ví dụ một số trường hợp điển hình dựa trên quan điểm cá nhân của John để Linh và các bạn độc giả có thể theo đó đó mà “lấy cảm hứng” và áp dụng vào các tình huống của riêng mình.

John: Thông thường, khi muốn xin lỗi về một việc gì, người ta thường nói xin lỗi rồi nêu lên lý do gây ra lỗi

đó hoặc biểu lộ sự hối hận hoặc cảm giác “tội lỗi” ở một mức độ nào đó. Đối với những lỗi nhỏ hoặc những lời xin lỗi xã giao thì thường chỉ nói lời xin lỗi mà thôi.

Những từ hay sử dụng trong khi xin lỗi là: sorry (tất nhiên rồi), apologize, excuse, pardon.

John: Excuse me có thể được sử dụng để hỏi lại khi không nghe rõ hay trong những tình huống như khi ta muốn ai đó nhường đường hoặc khi muốn hỏi giờ, hỏi đường một người khác, tương tự với pardon me.

Excuse me cũng có thể được dùng khi muốn thu hút sự chú ý của người khác hay gọi người khác một cách lịch sự (Excuse me sir/madam…).

Sorry thì khá là quen thuộc, được dùng phổ biến nhất trong nhiều ngữ biểu thị các mức độ khác nhau:

I’m sorry!

I’m very/so sorry!

I’m terribly sorry! (biểu cảm rất mạnh)

Ever so sorry (tương tự I’m sorry nhưng thường sử dụng trong các ngữ cảnh trang trọng hơn)

Apologize thường sử dụng trong các ngữ cảnh lịch sự, trang trọng.

Một phần của tài liệu tổng hợp những trường hợp sử dụng từ trong tiếng anh( hay) (Trang 60 - 63)