Cán bộ quản lý STT Tên trường HT PHT TTCM GV 1 THCS Thị trấn Trới 1 1 2 38 2 THCS Lê Lợi 1 1 2 25 3 THCS Sơn Dương 1 1 2 23 4 THCS Thống Nhất 1 1 2 38 5 THCS&THPT Quảng La 1 2 2 6 6 TH&THCS Bằng Cả 1 1 2 6 7 THCS Tân Dân 1 1 2 6 8 TH&THCS Đồng Sơn 1 2 2 6 9 TH&THCS Vũ Oai 1 1 2 6 10 TH&THCS Kỳ Thượng 1 1 2 6 11 PTDTBT THCS Đồng Lâm 1 2 2 6 12 TH&THCS Hồ Bình 1 1 2 6 13 TH&THCS Dân Chủ 1 1 2 6 14 PT DTNT 1 2 2 12 Tổng 14 18 28 190
Bước 3: Lấy ý kiến và xử lý kết quả nghiên cứu
Trên cơ sở mẫu phiếu đã xây dựng, trao đổi, xin ý kiến theo mẫu. Đề cập đến hai vấn đề cần hỏi đó là tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp nghiên cứu. Khi đã nhận được phiếu trưng cầu ý kiến, tiến hành lượng hóa ở các mức độ như sau:
Rất cấp thiết: 3 điểm; Cấp thiết: 2 điểm; Không cấp thiết: 1 điểm. Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm. Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học.
- Cấp thiết, khả thi nếu: 1.5 X < 2,5 - Không cấp thiết, không khả thi nếu: X < 1,5.
Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLĐGTDH cho GV THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh thể hiện qua phụ lục 2, 3 và bảng 3.5 sau đây:
Bảng 3.6. Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Tính cấp thiết khả thi Tính TT Các biện pháp Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc 1
Tập huấn nâng cao nhận thức của GV về đổi mới hoạt động đánh giá trong dạy học và về kế hoạch, quy trình kiểm tra đánh giá HS cho mơn học
2,96 2 3 1
2 Lập kế hoạch bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho GV 3 1 2,76 5
3 Phối hợp các hình thức tổ chức bồi dưỡng và tự bồi
dưỡng của GV về năng lực đánh giá trong dạy học 2,84 4 2,87 2 4
Tổ chức bồi dưỡng chuyên đề về phát triển khả năng tự đánh giá, đánh giá của học sinh cho giáo viên cốt cán các trường THCS
2,82 5 2,7 6
5 Bồi dưỡng nâng cao năng lực Ứng dụng CNTT
trong đổi mới kiểm tra, đánh giá 2,77 6 2,8 4 6 Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động kiểm tra -
đánh giá của GV 2,89 3 2,82 3
7 Xây dựng môi trường và tạo động lực để GV THCS
tham gia vào quá trình bồi dưỡng NLĐG trong dạy học 2,71 7 2,65 7
Điểm trung bình chung X 2,85 2,84
Nhận xét: Từ bảng 3.6, kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả
thi của các biện pháp đề xuất cho thấy:
* Về tính cấp thiết:
Tất cả 7 biện pháp đều được đánh giá là rất cấp thiết, khơng có biện pháp nào là không cấp thiết. Đặc biệt, biện pháp lập kế hoạch và xây dựng chương trình bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho GV được CBQL, TTCM, GV đạt điểm trung bình là 3,0 và biện pháp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức của GV về đổi mới hoạt động đánh giá trong dạy học và về kế hoạch, quy trình kiểm tra đánh giá học sinh cho các mơn học đạt điểm trung bình là 2,96 được CBQL, TTCM, GV đánh giá ở mức cấp thiết nhất.
Một số ý kiến của TTCM không phản đối mà nêu ra những khía cạnh cụ thể trong từng biện pháp được đề xuất như: việc xây dựng kế hoạch và lựa chọn, xác định nội dung bồi dưỡng NLĐG trong dạy học phù hợp với từng GV trong TCM khơng dễ dàng, có khi trong q trình đó cịn gặp phải nhiều khó khăn. Do vậy TTCM cần có kiến thức chun mơn sâu, xác định rõ nhu cầu BD của GV trong tổ mà họ cần BD để có thể xây dựng kế hoạch và tổ chức BD phù hợp.
Điều này cho thấy, để bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho GV đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra thì việc đầu tiên nhà trường là phát huy vai trò của các CBQL, TTCM trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai chương trình BD NLĐGTDH cho GV và nâng cao nhận thức GV về đổi mới hoạt động đánh giá trong dạy học (trong đó gồm cả việc Tập huấn xây
dựng kế hoạch, quy trình kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh).
Về tính khả thi:
Số liệu ở bảng 3.6 cho thấy mức độ khả thi cũng được các chuyên gia đánh giá cao. Trong 7 biện pháp được đề xuất thì biện pháp tập huấn nâng cao nhận thức của GV về đổi mới hoạt động đánh giá trong dạy học đạt điểm trung bình là 3.0 và biện pháp phối hợp các hình thức tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV về NLĐG trong dạy học đạt điểm trung bình là 2,87 được đánh giá là có khả thi nhất.
Điều này cho thấy, CBQL và GV đã nhận thức đầy đủ về vai trò của đổi mới hoạt động đánh giá và việc tổ chức các hình thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao NLĐG trong dạy học cho GV. Tuy nhiên, so với tính cấp thiết thì tính khả thi có phần được đánh giá thấp hơn. Điều này cho thấy một số biện pháp có thể được thống nhất cao nhưng để thực hiện được còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như khả năng tài chính, quyết tâm của lãnh đạo, mơi trường để thực hiện. Riêng việc tăng cường công tác kiểm tra hoạt động kiểm tra - đánh giá của GV còn một số CBQL băn khoăn và cho là gặp nhiều khó khăn. Những băn khoăn này là có cơ sở vì chúng ta thường xuyên thực hiện. Nhưng nhận xét về khía cạnh khoa học
thì biện pháp này là cấp thiết. Việc đánh giá hiệu quả bồi dưỡng qua các bài kiểm tra, bài thu hoạch trên giấy khi kết thúc lớp tập huấn, khóa học là chưa đủ sức thuyết phục...
Kết quả nghiên cứu trên đây khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng đề xuất. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất là khá phù hợp nhau khi so sách, đối chiếu về tổng điểm trung bình và thứ bậc. Cụ thể:
+ Biện pháp 1: “Tập huấn nâng cao nhận thức của GV về đổi mới hoạt
động đánh giá trong dạy học và về kế hoạch, quy trình kiểm tra đánh giá HS
cho mơn học” tính cấp thiết X = 2,96 xếp bậc 2/7 thì tính khả thi cũng được đánh giá X = 3 xếp bậc 1/7.
+ Biện pháp 3: “Phối hợp các hình thức tổ chức bồi dưỡng và tự bồi
dưỡng của GV về năng lực đánh giá trong dạy học” tính cấp thiết X = 2,84 xếp bậc 4/7 thì tính khả thi cũng được đánh giá X = 2,87 xếp bậc 2/7.
+ Biện pháp 4: “Tổ chức bồi dưỡng chuyên đề về phát triển khả năng
tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của học sinh cho giáo viên cốt cán các trường THCS” tính cấp thiết X = 2,82 xếp bậc 5/7 thì tính khả thi cũng được đánh giá X = 2,7 xếp bậc 6/7.
+ Biện pháp 6: “Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động kiểm tra - đánh giá của GV” tính cấp thiết X = 2,89 xếp bậc 3/7 thì tính khả thi cũng được đánh giá X = 2,82 xếp bậc 3/7.
+ Biện pháp 7: “Xây dựng môi trường và tạo động lực để GV THCS tham
gia vào quá trình bồi dưỡng NLĐG trong dạy học” tính cấp thiết X = 2,71 xếp bậc 7/7 thì tính khả thi cũng được đánh giá X = 2,65 xếp bậc 7/7.
Riêng biện pháp 2: “Lập kế hoạch bồi dưỡng NLĐG trong dạy học
cho GV” tính cấp thiết X = 3,0 xếp bậc 1/7 thì tính khả thi đánh giá X = 2,76 xếp bậc 5/7. Sự không tương quan này lại cho thấy sự phản ánh đúng thực tế rằng hiện nay là: Việc lập kế hoạch bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho GV chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế tính khả thi chưa cao là có nguyên nhân: do năng lực lập kế hoạch của hiệu trưởng và tổ trưởng
chuyên môn chưa tốt; lập kế hoạch một cách máy móc mà chưa quan tâm tới đặc điểm riêng của nhà trường; lập kế hoạch một kiểu, khi triển khai lại làm theo thói quen...
Như vậy, kết quả tổng hợp ý kiến khảo nghiệm cho thấy cả 7 biện pháp đề xuất đều có tính cấp thiết và tính khả thi cao, đồng thời có mức độ tương quan khá phù hợp với nhau và được mô tả bằng biểu đổ 3.1.
2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 3 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Biện pháp 7 Tính cấp thiết Tính khảthi
Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của 7 biện pháp
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở lý luận ở chương 1 và thực trạng hoạt động đánh giá, hoạt động bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho GV và công tác quản lý hoạt động BDNLĐG trong dạy học cho GV THCS trên địa bàn huyện Hoành Bồ ở chương 2, căn cứ các văn bản chỉ đạo và định hướng phát triển GD&ĐT của Bộ, của Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh, luận văn đã xây dựng và đề xuất được 7 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho GV THCS trên địa bàn huyện Hoành Bồ.
Mỗi biện pháp đều có vai trò, ý nghĩa nhất định, việc thực hiện đồng bộ các biện pháp được trình bày tại chương 3 sẽ nâng cao năng lực đánh giá trong dạy học cho giáo viên THCS, tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ đối với công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trên cơ sở thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn, tác giả đã giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho GV THCS như sau:
1.1. Về lý luận
Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hoá các kết quả nghiên cứu về lý luận, luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về công tác bồi dưỡng GV, cũng như việc quản lý công tác bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho GV THCS. Đặc biệt, nghiên cứu đã chú trọng phân tích NLĐG, các yếu tố hình thành NLĐG trong dạy học của GV và biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho GV THCS nói chung và của huyện Hồnh Bồ nói riêng.
1.2. Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy: chất lượng giáo dục THCS vẫn cịn thấp so u cầu; cơng tác bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho GV vẫn còn bộc lộ những yếu kém trong quản lý, biểu hiện rõ nhất là ở các vấn đề: nhận thức về công tác bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho GV; kế hoạch công tác bồi dưỡng GV; chỉ đạo các tổ bộ môn định hướng nội dung cần bồi dưỡng; công tác chỉ đạo các tổ bộ môn kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ tự bồi dưỡng và các điều kiện hỗ trợ giáo viên trong việc tự học, tự bồi dưỡng; nội dung, chương trình, phương pháp bồi dưỡng GV; hình thức bồi dưỡng GV cịn nghèo nàn, chưa thể hiện rõ tính phù hợp và thích ứng; việc đầu tư các nguồn lực cho công tác bồi dưỡng GV chưa được quan tâm đúng mức, công tác quản lý còn lúng túng trong việc xác lập cơ chế phối hợp, chưa tìm được hướng đi thích hợp để tăng cường quản lý công tác bồi dưỡng GV đáp ứng nhu cầu đặt ra. Những yếu kém trên nếu không được khắc phục kịp thời sẽ là nguyên nhân làm chậm tiến trình đổi mới giáo dục.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã xác lập được các biện pháp quản lý nhằm bồi dưỡng và nâng cao NLĐG trong dạy học cho GV THCS bao gồm 7 biện pháp:
Biện pháp 1: Tập huấn nâng cao nhận thức của GV về đổi mới hoạt động đánh giá trong dạy học và về kế hoạch, quy trình kiểm tra đánh giá cho
các môn học.
Biện pháp 2: Lâp kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học cho GV.
Biện pháp 3: Phối hợp các hình thức tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV về năng lực đánh giá trong dạy học.
Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng chuyên đề về phát triển khả năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của học sinh cho giáo viên cốt cán các trường THCS.
Biện pháp 5: Bồi dưỡng nâng cao năng lực Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới kiểm tra - đánh giá.
Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra hoạt động kiểm tra - đánh giá của
giáo viên
Biện pháp 7: Xây dựng môi trường và tạo động lực để giáo viên THCS tham gia vào quá trình bồi dưỡng NLĐG trong dạy học
Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ hữu cơ với nhau, đan xen nhau, kết nối với nhau tạo nên sự thống nhất trong q trình quản lý cơng tác bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho GV. Mỗi biện pháp có tính độc lập tương đối, có khả năng phát huy tác dụng trong từng thời điểm, từng hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, khơng có biện pháp nào là “vạn năng”. Do vậy, chúng chỉ phát huy tác dụng tối đa khi được vận dụng một cách đồng bộ, linh hoạt và sáng tạo.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở Giáo dục& Đào tạo Quảng Ninh
- Tăng cường chỉ đạo đối với các Phòng GD&ĐT, các nhà trường thực hiện công tác bồi dưỡng GV một cách đồng bộ, sâu sát, hiệu quả; tổ chức nhiều hơn các đợt tập huấn, hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng lực của học sinh cho GV; tham mưu với UBND tỉnh và các Sở, Ngành liên quan xây dựng và ban hành thêm một số chính sách, chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với nhà giáo và CBQL trong công tác.
2.2. Với Ủy ban nhân dân huyện Hoành Bồ
- Dành nguồn kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại phục vụ công tác giảng dạy và bồi dưỡng cho GV; ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ CBQL, GV được học tập, bồi dưỡng trình độ, năng lực chun mơn nghiệp vụ…
2.3. Đối với Phịng Giáo dục&Đào tạo huyện Hoành Bồ
- Xây dựng kế hoạch tổng thể về công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các trường THCS trong việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng dần trình độ, năng lực chun mơn, nghiệp vụ cho GV.
- Tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng lực của học sinh cho GV.
- Tích cực tham mưu với UBND huyện trong việc huy động mọi nguồn lực của xã hội để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại phục vụ công tác giảng dạy và bồi dưỡng cho GV; ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ CBQL, GV được học tập, bồi dưỡng trình độ, năng lực chun mơn nghiệp vụ…
- Có cơ chế khen thưởng, đãi ngộ đối với CBQL, GV có nhiều thành tích xuất sắc trong dạy học và bồi dưỡng trong năm học.
2.4. Đối với các trường Trung học cơ sở trong huyện
- CBQL các trường tạo điều kiện tối đa để GV được tham gia các kỳ bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá trong dạy học nói riêng, nâng cao năng lực dạy học nói chung.
- Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho GV, đồng thời phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong đơn vị; tăng cường tổ chức các hoạt động chuyên