Ý kiến Về vai trò của đổi mới đánh giá trong dạy học
SL (%)
1. Đối với học sinh:
1.1. Chỉ cho học sinh thấy mình đã tiếp thu điều vừa học đến mức
độ nào, còn thiếu sót nào cần bổ khuyết 115 76.7
1.2. Là cơ hội giúp HS ôn tập, củng cố tri thức, phát triển trí tuệ 150 100 1.3. Là cơ sở để động viên, thúc đẩy sự tiến bộ, có ý thức vươn lên
đạt những kết quả cao hơn, củng cố lịng tin vào khả năng của mình,
nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan tự mãn
123 82 1.4. Ý kiến khác(bổ sung) 0 0
2. Đối với giáo viên:
2.1. Cung cấp các liên hệ ngược ngoài giúp GV nắm mức độ kiến thức, tư duy HS và điều chỉnh hoạt động dạy phù hợp
150 100 2.2. Ý kiến khác(bổ sung) 0 0
3. Đối với cán bộ quản lý:
3.1. Cung cấp cho cán bộ QLGD thông tin về thực trạng dạy và học trong một đơn vị để có thể chỉ đạo kịp thời, uốn nắn được những lệch lạc
128 85.3 3.2. Là cơ sở để xây dựng các nội dung cần bồi dưỡng cho giáo viên 135 90 3.3. Ý kiến khác (bổ sung) 0 0
Qua số liệu ở bảng 2.8 cho thấy: Hầu hết CBQL và giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở 14 trường có cấp THCS đều có nhận thức tương đối đúng và đầy đủ về vai trò của đổi mới đánh giá trong dạy học. Điều đó thể hiện: có 100% ý kiến đồng ý đổi mới đánh giá trong dạy học là cơ hội giúp HS ôn tập, củng cố tri thức, phát triển trí tuệ; có 82% ý kiến đồng ý là cơ sở để động viên, thúc đẩy sự tiến bộ, có ý thức vươn lên đạt những kết quả cao hơn, củng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan tự mãn; có 76.7% ý kiến đồng ý chỉ cho học sinh thấy mình đã tiếp thu điều vừa học ở mức độ nào, cịn thiếu sót nào cần bổ khuyết.
Như vậy, đánh giá đúng thực chất, đồng thời xem xét trong những bối cảnh thực tế của học sinh thì việc đánh giá rất có ý nghĩa rất lớn trong việc động viên, thúc đẩy học sinh.
Với 100% số GV cho rằng đánh giá cung cấp các liên hệ ngược ngoài giúp GV nắm mức độ kiến thức, tư duy HS và điều chỉnh hoạt động dạy phù hợp. Chúng ta thấy có sự tác động 2 chiều ở đây, một là theo chiều từ phía giáo viên đến HS. Tức là HS là đối tượng chịu sự tác động của GV, thông qua đánh giá GV biết được lượng kiến thức và năng lực mà học sinh đã có, để điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động học tập của HS đồng thời hướng dẫn HS tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động học của mình. Hai là theo chiều từ phía học sinh đến giáo viên, qua đánh giá giáo viên thấy được với những kiến thức và năng lực của học sinh đã có, cần phải điều chỉnh, thiết kế các hoạt động dạy của mình sao cho phù hợp.
Như vậy mối quan hệ tác động hai chiều giữa vai trò chủ đạo của GV và vai trò chủ động, tích cực của HS phải được thể hiện trong việc đánh giá. Muốn vậy, cần cơng khai hố các tiêu chí đánh giá, thơng báo cho HS biết đáp án, thang điểm để các em có thể tự đánh giá bản thân và đánh giá lẫn nhau. Sau mỗi bài kiểm tra GV phân tích cho HS những ưu điểm, những sáng tạo trong bài làm cần phát huy, đồng thời phân tích kĩ những sai sót để cải tiến việc học tập của các em, qua đó GV có những điều chỉnh trong hoạt động dạy của mình và giúp HS khắc phục những thiếu sót và hạn chế đó.
b) Nhận thức về nhu cầu bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học
Tác giả đã khảo sát và lấy ý kiến của của BGH, TTCM và giáo viên về nhu cầu bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học cho đội ngũ giáo viên trong các trường có cấp THCS trên địa bàn huyện.
Kết quả khảo sát về nhu cầu bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học thể hiện trong bảng 2.9: