Năng lực và năng lực giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học cho giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 31)

1.3. Lý luận về bồi dưỡng năng lực giáo viên

1.3.1. Năng lực và năng lực giáo viên

1.3.1.1. Khái niệm “Năng lực”

Sự thành công của mỗi người phụ thuộc phần lớn vào năng lực (NL) thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp của họ trong hoạt động đó.

NL là “Tổng hợp các thuộc tính độc đáo của nhân cách phù hợp với yêu cầu mà một hoạt động nhất định, đảm bảo cho các hoạt động đó đạt kết quả” [8].

Trong cuốn “Tổng luận giáo viên dạy nghề Việt Nam” [24], các tác giả cho rằng: năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó, hoặc là: Phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người có khả năng hồn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao.

Kế thừa những đặc trưng nêu ở các định nghĩa trên, trong luận văn này tác giả sử dụng định nghĩa Năng lực là khả năng thực hiện các hoạt động dựa

trên sự huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, các giá trị bản thân để giải quyết hiệu quả vấn đề hay có cách hành xử phù hợp trong bối cảnh thực và năng lực được đánh giá thông qua kết quả hoạt động.

Có thể thấy rằng, NL là một yếu tố của nhân cách nên mang dấu ấn cá nhân, thể hiện tính chủ quan trong hành động và được tạo nên theo quy luật hình thành và phát triển nhân cách, trong đó việc giáo dục, hoạt động và giao lưu có vai trị quyết định. Do vậy NL ở mỗi người có được nhờ vào sự bền bỉ, kiên trì học tập, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm của bản thân trong hoạt động thực tiễn.

Thông thường, người ta chia là 2 loại NL:

- Năng lực chung, cốt lõi: Là loại NL mọi người bình thường đều có, để hồ đồng cùng xã hội: NL giao tiếp, NL tính tốn, NL giải quyết vấn đề… NL chung là cơ sở cho sự phát triển NL chuyên biệt. Trong giáo dục, phát triển và hoàn thiện NL chung là nhiệm vụ mà giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông rất quan tâm.

- Năng lực chuyên biệt: Là loại NL thể hiện sự riêng biệt trên những

nghề nghiệp, năng khiếu, ví dụ năng khiếu về thể thao, năng khiếu âm nhạc. NL dạy học là một trong những NL chuyên biệt.

1.3.1.2. Năng lực giáo viên (năng lực sư phạm)

Năng lực sư phạm thuộc loại năng lực chuyên biệt (năng lực của một nghề nghiệp chuyên biệt), đặc trưng cho nghề dạy học, là một thành tố tạo nên nhân cách của người giáo viên.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc, “Năng lực sư phạm là tổ hợp những đặc

tính tâm lý của nhân cách nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt động sư phạm và quyết định sự thành công của hoạt động ấy” và “Năng lực sư phạm tựa

như là hình chiếu của hoạt động sư phạm” [20].

Năng lực sư phạm có cấu trúc gồm: Năng lực dạy học, năng lực giáo dục và năng lực tổ chức [dẫn theo Nguyễn Văn Cường 11].

- Năng lực dạy học là một thành tố quan trọng của năng lực sư phạm đảm bảo thực hiện có hiệu quả các hoạt động dạy học. Năng lực dạy học bao gồm các năng lực thành phần: Năng lực chuẩn bị, năng lực thực hiện và năng lực đánh giá.

- Năng lực giáo dục: giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục các

phẩm chất đạo đức cho học sinh. Năng lực giáo dục gồm các năng lực thành phần: Năng lực thiết kế mục tiêu, kế hoạch các hoạt động giáo dục; năng lực cảm hóa, thuyết phục học sinh; năng lực hiểu biết đặc điểm học sinh; năng lực phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường.

- Năng lực tổ chức: giúp giáo viên phối hợp các hoạt động dạy học và giáo dục, tổ chức các quan hệ giữa thầy và trò, giữa các học trò với nhau, giữa các giáo viên với giáo viên; phối hợp nguồn lực (học sinh và những người khác) xung quanh mình để giải quyết vấn đề của học tập và cuộc sống.

1.3.1.3. Năng lực đánh giá trong dạy học

Năng lực đánh giá trong dạy học là một loại năng lực dạy học. Có thể xem xét và miêu tả NLĐG trong dạy học từ ba góc độ khác nhau.

Một là, từ góc độ thực tiễn sử dụng, NLĐG trong dạy học là một năng lực

tích hợp và phổ quát đối với người giáo viên không chỉ ở phương diện dạy học mà cả phương diện học tập. Điều này càng được khẳng định trong xu hướng giáo dục ngày nay là chú trọng phát triển các kỹ năng học tập suốt đời cho người học.

Hai là, từ góc độ cơ cấu và bản chất nội tại của quá trình đánh giá,

NLĐG trong dạy học là một tổng thể của các yếu tố kỹ năng, kiến thức chuyên nghiệp và một số phẩm chất tương ứng. Theo Rogiers (1996), mọi năng lực phải được đề cập trong quan điểm tích hợp. Để có năng lực, người học phải vận dụng tích hợp những điều đã biết, đã học (kiến thức, kỹ năng, phẩm chất thái độ, niềm tin...). Kỹ năng huy động các kiến thức đã có vào những tình huống cụ thể là một tập hợp các kỹ năng khác nhau. Do vậy, mặc dù NLĐG trong dạy học là một năng lực nghề nghiệp của giáo viên, nhưng khi được phát triển thành thạo thì phần cốt lõi của kỹ năng đánh giá này cũng trở thành kỹ năng xuyên ngành, kỹ năng học tập suốt đời. Phần cốt lõi của năng lực đánh giá là một tập

hợp kỹ năng được sử dụng trong tiến trình thực hiện đánh giá liên tục quá trình

học tập và giảng dạy. Đó là các kỹ năng liên hồn như sau:

- Xác định, mơ tả mục tiêu và nhiệm vụ dạy học cụ thể để từ đó phát triển chúng thành hệ thống các chỉ báo (chuẩn) đánh giá.

- Thiết kế các hoạt động để đánh giá quá trình học sinh thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ học tập: mức độ lĩnh hội, sự tiến bộ, đồng thời phát triển khả năng tự đánh giá việc học của học sinh.

- Thu thập, xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá trên cơ sở đó cho những thơng tin phản hồi để hướng dẫn hay động viên người học tiếp tục nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập hoặc để điều chỉnh hay cải tiến chương trình dạy học.

- Thiết kế các hoạt động, công cụ để đánh giá kết quả học tập và đưa ra những quyết định về cá nhân người học như xét lên lớp, xác định những khả năng và phẩm chất của người học...

- Phân tích và đánh giá tính hiệu quả của hoạt động dạy học và đề xuất những biện pháp thích hợp để nâng cao năng lực chun mơn.

- Đối chiếu và xem xét tính tương thích giữa mục tiêu dạy học với các hoạt động hay công cụ đánh giá.

Ba là, từ góc độ nội dung đánh giá, NLĐG trong dạy học là tổng thể

- Đánh giá chương trình đào tạo;

- Đánh giá sách giáo khoa, tài liệu, phương tiện dạy và học; - Đánh giá các dự án giáo dục;

- Đánh giá giáo viên;

- Đánh giá sản phẩm/ thành quả học tập; - Đánh giá quá trình học tập;

- Đánh giá phương pháp và thiết kế dạy học;

- Đánh giá các điều kiện vật chất phục vụ cho dạy và học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học cho giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 31)