Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
Các tiêu chí đánh giá
SL % SL % SL % SL % 1. Vận dụng linh hoạt về hình thức, thời
gian kiểm tra, đánh giá trong dạy học 61 40,6 74 49,3 9 6 6 4,1 2. Đảm bảo kiểm tra đánh giá mang
tính khách quan, toàn diện và phát huy được năng lực của học sinh (giả quyết vấn đề dựa trên vốn hiểu biết của nhiều mơn học và gắn với tình huống thực tế)
55 36,6 68 45,3 20 13,3 7 4,8
3. Đảm bảo việc đánh giá phù hợp với đối tượng học sinh và tạo điều kiện để học sinh có thể tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau
66 44.0 70 46,6 14 9,4 0 0 4. Trong quá trình kiểm tra đánh giá
có nhận xét, rút kinh nghiệm cho học sinh theo hướng thúc đẩy sự phát triển người học
43 28,6 57 38.0 39 26.0 11 7,4 5. Đánh giá học tập theo chuẩn kiến
thức, kỹ năng 115 76.7 27 18.0 8 5.3 0 0
6. Đánh giá học tập theo quan điểm
phát triển năng lực HS 45 30.0 48 32.0 30 20.0 27 18.0 7. Tiêu chí đánh giá khác (bổ sung) 0 0 0 0 0 0 0 0 ĐÁNH GIÁ CHUNG (tổng hợp các
Qua bảng 2.7 cho thấy: GV đã có năng lực tổ chức các hoạt động đánh giá trong dạy học tương đối tốt, trong đó đứng đầu là năng lực đánh giá học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, mức độ tốt đạt 76.7%, mức độ khá là 18.0%. Đứng thứ hai là năng lực vận dụng linh hoạt các hình thức, thời gian kiểm tra và đánh giá trong dạy học, mức độ tốt đạt 40.6%, mức độ khá đạt 49.3%; đảm bảo đánh giá mang tính khách quan, tồn diện và phát huy được năng lực của HS, mức độ tốt đạt 36.6%, mức độ khá 45.3%; đánh giá phù hợp với đối tượng HS và tạo điều kiện để HS có thể tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, mức độ tốt đạt 44.0%, mức độ khá 46.6%,... Cuối cùng là đánh giá học tập theo quan điểm phát triển năng lực học sinh, mức độ tốt đạt 30.0%, mức độ khá đạt 32.0%.
Tuy nhiên vẫn còn GV chưa biết vận dụng linh hoạt các hình thức đánh giá (chiến tỷ lệ 4,1%); việc đánh giá chưa phát huy được năng lực sở trường của học sinh, nhất là chưa đặt HS vào giải quyết các tình huống mang tính tổng hợp đòi hỏi vốn hiểu biết và vận dụng kiến thức liên mơn. Đặc biệt là có 7,4% giáo viên chưa thực hiện được lời nhận xét, rút kinh nghiệm cho HS sau mỗi lần kiểm tra, đánh giá; 20% giáo viên đánh giá học tập theo quan điểm phát triển năng lực học sinh ở mức độ đạt, 18% ở mức độ chưa đạt. Đây được xem là một trong những điểm yếu của GV THCS huyện Hoành Bồ hiện nay.
Đánh giá chung năng lực tổ chức hoạt động đánh giá trong dạy học của giáo viên THCS huyện Hoành Bồ hiện nay mức độ tốt đạt 38.7%; mức độ khá đạt 40.0%, mức độ đạt là 16.0% và 5.3% chưa đạt. Như vậy, việc bồi dưỡng cho giáo viên THCS huyện Hoành Bồ về năng lực tổ chức hoạt động đánh giá trong dạy học trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết.
2.3.1.3. Thực trạng nhu cầu của giáo viên THCS về bồi dưỡng NLĐGTDH a) Nhận thức về vai trò của đổi mới đánh giá trong dạy học