Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học cho giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 70 - 72)

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực

2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, công tác BD NLĐG trong dạy học cho GV vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Cụ thể là:

- Về hoạt động BD: Nội dung mang tính đồng loạt, phần lớn xuất

phát từ nhu cầu của công tác quản lý, chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu của học viên (CBQL và GV) nên chưa phát huy được hứng thú, tích cực của học viên. Hình thức chủ yếu là BD tập trung, trực tiếp, theo bậc thang (giảng viên BD cho cán bộ cốt cán câp tỉnh, cốt cán cấp tỉnh BD cho cốt cán cấp huyện hoặc đại trà cho giáo viên và cán bộ quản lý ở địa phương). Hình thức BD qua nhiều tầng bậc dẫn đến nội dung BD bị rơi rụng, “tam sao thất bản”. Việc tập trung số lượng lớn người học tại một địa điểm với lượng thời gian nhất định nên khó đảm bảo chất lượng, nhiều khi cịn mang tính hình thức. Phương pháp BD chưa coi trọng việc tự học, tự nghiên cứu của học viên.

- Công tác quản lý chưa khoa học: Việc lập kế hoạch QL BDGV,

thiết kế chương trình bồi dưỡng nói chung và BD NLĐG trong dạy học cho GV ở trường THCS nói riêng chưa có tính kế hoạch cao. Việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện chưa khoa học, đặc biệt việc kiểm tra, đánh giá kết quả BD chưa được quan tâm; việc động viên, hỗ trợ học viên có kết quả BD tốt cũng chưa được chú ý nên người học có tâm lý ỷ lại, thụ động, tiếp thu nội dung BD một chiều.

- Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS chưa giúp

cho việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học mang lại hiệu quả cao. Số GV

thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS cịn chưa nhiều. Việc ứng dụng cơng nghệ thông tin - truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa thực sự hiệu quả trong các trường trung học cơ sở.

- Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác, cơng bằng; việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá qua điểm số, HS học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức. Nhiều GV chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra nên các bài kiểm tra cịn nặng tính chủ quan của người dạy. Hoạt động kiểm tra đánh giá ngay trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp chưa được quan tâm thực hiện một cách khoa học và hiệu quả.

Thực trạng nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản sau:

- Đây là hệ quả của việc kéo dài thói quen và cách làm cũ của cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung; nhiều quy định mới của cấp trên chưa được cấp dưới chủ động triển khai, vận dụng linh hoạt, cụ thể cho phù hợp với điều kiện và nhu cầu của từng đơn vị; việc phân cấp cho cấp dưới và thực hiện quyền tự chủ của nhà trường, tổ chuyên môn và của giáo viên chưa thực hiện triệt để; việc nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát, hướng dẫn kịp thời của cấp trên trong quá trình thực hiện phân cấp và giao quyền tự chủ chưa được quan tâm.

- Nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và ý thức thực hiện đổi mới của một bộ phận CBQL và GV chưa cao. Năng lực của đội ngũ GV về vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thơng trong dạy học cịn hạn chế, chủ yếu là các giáo viên trẻ, giáo viên có tuổi và giáo viên địa phương (dân tộc ít người).

- Lý luận về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá chưa được nghiên cứu và vận dụng một cách có hệ thống; cịn tình trạng vận dụng lí luận một cách chắp vá nên chưa tạo ra sự đồng bộ, hiệu quả; nghèo nàn các hình thức tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục.

- Chỉ chú trọng đến đánh giá cuối kỳ mà chưa chú trọng việc đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học, giáo dục.

- Năng lực quản lý, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá từ các cơ quan quản lý giáo dục và BGH của một số trường THCS còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc tổ chức hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá chưa đồng bộ và chưa phát huy được vai trò thúc đẩy của đổi mới kiểm tra đánh giá đối với đổi mới phương pháp dạy học. Cơ chế, chính sách quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá chưa khuyến khích được sự tích cực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá của GV.

- Nguồn lực phục vụ cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong nhà trường như: cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông vừa thiếu, vừa chưa đồng bộ, làm hạn chế việc áp dụng các phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá hiện đại.

Những thành công và hạn chế, cũng như những nguyên nhân của các thực trạng trên đã là những gợi ý quan trọng cho việc nghiên cứu tiếp theo của đề tài luận văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học cho giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)