Mức độ
Rất cần Cần Ít cần Khơng cần
Các tiêu chí đánh giá
SL % SL % SL % SL %
1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới hoạt động KT-ĐG (phát triển năng lực HS)
86 57.3 58 38.7 6 4.0 0 0 2. Bồi dưỡng về các kỹ thuật ra ma
trận, đề kiểm tra 47 31.3 83 55.3 17 11.3 3 2.0 3. Bồi dưỡng về ứng dụng CNTT
trong đánh giá 67 44.7 77 51.3 6 4.0 0 0
4. Bồi dưỡng cho giáo viên khả năng hướng dẫn cho học sinh tự suy ngẫm, tự đánh giá
61 40.7 83 55.3 3 2.0 3 2.0 5. Bồi dưỡng cho giáo viên các kiến
thức đánh giá HS thông qua trải nghiệm thực tiễn, vận dụng giải quyết tình huống trong thực tế
75 50.0 75 50.0 0 0 0 0 6. Bồi dưỡng kỹ năng kết hợp linh
hoạt các phương pháp, hình thức đánh giá trong dạy học...
80 53.3 67 44.7 3 2.0 0 0 7. Các hoạt động bồi dưỡng khác có liên
quan như: bồi dưỡng phương pháp dạy học, ngoại khóa, NGLL...
44 29.3 89 59.3 14 9.4 3 2.0
8. Ý kiến khác(bổ sung): 0 0 0 0 0 0 0 0
Số liệu bảng 2.9 cho thấy: đa số CBQL và GV đều thống nhất cao các nội dung rất cần và cần bồi dưỡng đổi mới đánh giá trong dạy học, đây chính là cơ sở để nhà quản lý giáo dục xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và xác định các nội dung bồi dưỡng cho giáo viên trong thời gian tiếp theo.
- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về các chủ trương, quan điểm của Bộ, của Sở và của Phòng GD&ĐT đối với hoạt động KT, ĐG (đặc biệt là KT, ĐG theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh)
Về nội dung này, hầu hết CBQL và GV đã xác định được vai trò của việc bồi dưỡng thể hiện mức độ rất cần và cần đạt 96%. Thực tế tại các nhà trường hiện nay, việc nâng cao nhận thức cho giáo viên về vai trò của đánh giá vẫn cịn coi nhẹ, chính điều này đã làm cho giáo viên chỉ dừng lại ở một lối mòn đánh giá đã xây dựng từ trước đến nay, không chịu cập nhật những cái mới, cái hay của xã hội dẫn đến lạc hậu trong khâu đánh giá.
- Bồi dưỡng về các kỹ thuật ra ma trận, đề kiểm tra
Với kết quả rất khả quan về nội dung này khi mức độ rất cần và cần đạt 86.6%, có 13.3% ý kiến ít cần và khơng cần. Có thể thấy đây là việc làm đã được Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT triển khai rất lâu rồi, chính vì vậy mà các trường đã thường xun quan tâm bồi dưỡng nên cho thấy hiệu quả tương đối cao.
- Bồi dưỡng về ứng dụng CNTT trong đánh giá
Hiện nay việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và đánh giá là một vấn đề rất quan trọng, nó giúp cho các cơng đoạn của việc đánh giá được thu ngắn lại và chính xác hơn. Chính vì điều này mà có 96% CBQL và GV cho rằng việc bồi dưỡng về ứng dụng CNTT rất cần và cần. Tuy nhiên sự bồi dưỡng này chỉ dừng lại ở các việc làm đơn giản như: chuẩn bị đề thi bằng việc đánh máy tính và in sao cho mỗi học sinh một bản, sử dụng camera trong phịng thi, tính điểm, cộng điểm trên máy tính, trình chiếu đề kiểm tra... mà chưa ứng dụng cách chấm thi trên máy tính.
- Bồi dưỡng cho giáo viên khả năng hướng dẫn cho HS tự suy ngẫm, tự
đánh giá
Khi được hỏi về vấn đề này thì 96% số CBQL và GV xác định đây là nội dung rất cần và cần bồi dưỡng, chỉ có 4% cho rằng khơng cần và ít cần.
Đây là một thực trạng về ĐG tại các trường THCS, hầu hết GV là người đánh giá HS mà ít cho HS cơ hội để tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, đây được xem là yếu tốt quyết định đến sự tiến bộ của học sinh, tạo cho học sinh sự sáng tạo, thúc đẩy khả năng của bản thân mình và tự tin trước kết quả đánh giá.
- Bồi dưỡng cho giáo viên các kiến thức đánh giá HS thông qua trải
nghiệm thực tiễn, vận dụng giải quyết tình huống trong thực tế cuộc sống
Với nội dung bồi dưỡng này, thì 100% số CBQL và GV được hỏi đều cho rằng đây là nội dung rất cần và cần được bồi dưỡng.
Giải thích về vấn đề này, CBQL cho rằng, trong chương trình dạy học hiện nay hầu hết thời gian đánh giá học sinh chỉ bó hẹp trong khoảng 15 phút đầu tiết học, 45 phút kiểm tra 1 tiết hoặc học kỳ nên chỉ kiểm tra một lượng
kiến thức nhỏ, rất ít GV có thể bố trí cho học sinh trải nghiệm thực tế và kiểm tra thông qua việc giải thích vận dụng vào các tình huống cụ thể. Mặt khác rất nhiều giáo viên chưa hình dung và hiểu hết việc đánh giá HS thông qua trải nghiệm thực tiễn, vận dụng giải quyết tình huống trong thực tế. Đây là một sự yếu kém của ĐG trong nhà trường hiện nay, cũng là một vần đề rất quan trọng mà trong việc nghiên cứu đề tài này mong muốn được tháo gỡ phần nào đó cho GV.
Ở hai nội dung tiếp theo: Bồi dưỡng kỹ năng kết hợp linh hoạt các
phương pháp, hình thức đánh giá trong dạy học và các hoạt động bồi dưỡng khác có liên quan như: bồi dưỡng phương pháp dạy học, tổ chức ngoại khóa, NGLL..., hầu hết CBQL và GV xác định rất cần và cần bồi dưỡng thường xuyên trong các năm học.
2.3.2. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS trên địa bàn huyện
Kết quả khảo sát về thực trạng tổ chức các hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS trên địa bàn huyện Hoành Bồ được thể hiện ở bảng sau: