Kim ngạch nhập khẩu phân bón của Việt Nam từ Nga giai đoạn 2007-2014

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) quan hệ thương mại và đầu tư giữa việt nam và liên bang nga trong bối cảnh ngày nay thực trạng và giải pháp (Trang 67)

Công thương cho biết Việt Nam chủ yếu xuất dầu thô và nhập về xăng, dầu diesel, nhiên liệu v.v.

Tổng cục Hải quan cho biết các nguồn nhập khẩu xăng dầu chính của nước ta năm 2014 là: Singapore (2,6 triệu tấn với kim ngạch 2,28 tỷ USD), Trung Quốc(1,73 triệu tấn với kim ngạch 1,57 tỷ USD), Đài Loan(1,26 triệu tấn với kim ngạch 1,11 tỷ USD). Như vậy, dù có giá trị xuất khẩu xăng dầu sang Việt Nam lớn nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu sang nước ta, con số đó của Nga cịn rất nhỏ so sánh với của các đối tác xuất khẩu trên. Nguyên nhân phần nào do nước Nga đang trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, chính trị; đồng rúp giảm giá mạnh khiến cho xăng dầu của Nga có giá rẻ tương đối so với các nước khác. Thêm vào đó, cuối năm 2014, nước ta cũng tăng thuế nhập khẩu nhiên liệu, dầu diesel và xăng (thuế nhập khẩu dao động từ 20%-40% trong khi mức tối đa trước đó là 30%), cùng với việc các nước như Singapore, Đài Loan, Trung Quốc có thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu xăng dầu, khoảng cách vận chuyển ngắn khiến chi phí được hạn chế rất nhiều.

Phân bón

Bảng 2.9: Kim ngạch nhập khẩu phân bón của Việt Nam từ Nga giai đoạn 2007-2014 giai đoạn 2007-2014 Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 201 4 Kim ngạch NK (triệu USD) 55,7 156,2 110,2 108,1 75,3 87,4 122,3 138, 3 Tăng trưởng (%) - 180,4 -29,4 -1,9 -30,3 16,1 39,9 13,1

Nguồn: Tổng cục Hải quan (2014) Chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng cho biết hiện nay, Việt Nam đã tự đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu phân bón trong nước, chủ yếu về các chủng loại

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

phân urê, phân NPK. Tuy nhiên, con số này là chưa đủ đối với một nước có đến gần 70% dân số làm trong ngành nông nghiệp. Việt Nam hiện vẫn phải nhập khẩu phân SA, phân kali (nhập 100%).

Từ Bảng 2.9, ta thấy trong năm 2008, kim ngạch nhập khẩu phân bón từ Nga vào nước ta tăng vọt, mức tăng trưởng vượt bậc 180,4% đưa kim ngạch tăng từ 55,7 triệu USD của năm 2007 lên 156,2 triệu USD. Đây là con số kim ngạch nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong vịng 8 năm trở lại đây. Các năm sau đó, kim ngạch có xu hướng giảm với tỷ trọng tăng trưởng trung bình -20,5%/năm. Từ năm 2012, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này từ Nga tăng trở lại và ổn định. Năm 2014, nước ta nhập 373 nghìn tấn phân bón của nước bạn với trị giá 138,3 triệu USD cùng mức tăng trưởng 13,1% so với năm trước.

Nga hiện là nhà cung cấp phân bón lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ sau Trung Quốc. Tuy vậy, thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho biết Trung Quốc lại chiếm tới trên 53% thị phần phân bón Việt Nam trong khi con số của Nga chỉ là 11,14%. Năm 2014, Việt Nam nhập khẩu của Trung Quốc trên 2 triệu tấn phân bón chủ yếu là phân SA với 636,1 triệu USD, giảm 20,7% so với năm 2013. Lý do chủ yếu là phân bón Trung quốc có mức giá cạnh tranh do thuế xuất khẩu sang Việt Nam thấp hơn trong nước và các nước khác. Tuy vậy, những năm gần đây, tỷ trọng tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này ln âm (năm 2014 có tăng trưởng -25,46%). Trong khi đó, tốc độ nhập khẩu mặt hàng này ở những thị trường lớn khác như Nga, Nhật Bản, Canada v.v. liên tục tăng. Điển hình hơn là thị trường Hàn quốc với số lượng xuất khẩu phân bón vào Việt Nam đạt con số ấn tượng 2456,93% và tăng 116,38 về kim ngạch so với năm trước. Bên cạnh đó, năm 2014, Việt Nam có thêm đối tác nhập khẩu mới là Đức với 7,2 triệu USD kim ngạch. Có thể thấy, Việt Nam đang cố gắng chuyển dịch nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc sang các thị trường khác để giảm sự phụ thuộc vào thị trường này . Đây cũng chính là cơ hội cho Nga và các nước khác đẩy mạnh hợp tác xuất khẩu phân bón sang Việt Nam, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương.

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

2.4. THỰC TRẠNG HỢP TÁC ĐẦU TƢ VIỆT NAM – LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Vị trí địa lý nối liền Á-Âu, tình hình chính trị phức tạp cùng xu thế phát triển tồn cầu ngày càng đẩy mạnh sự cần thiết phải tăng cường vị thế của Liên bang Nga trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Trong đó, Nga coi Việt Nam – một trong 5 nền kinh tế hiệu quả nhất của ASEAN là điểm đến quan trọng trong lĩnh vực hợp tác đầu tư song phương. Về phần mình, Việt Nam cũng có một động lực lớn trong hợp tác đầu tư với Nga.

2.4.1. Đánh giá chung quy mô và khối lƣợng các dự án đầu tƣ trực tiếp của Nga vào Việt Nam Nga vào Việt Nam

Theo Viện Nghiên cứu chiến lược Liên bang Nga (RISS), Nga hiện đang đứng thứ 17 trong số hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Tính đến tháng 12/2014, Nga đã triển khai 104 dự án đầu tư vào Việt Nam với trị giá hơn 1,9 tỷ USD, tương đương với 8,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam cùng năm.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư, một dự án đầu tư của Nga tại Việt Nam có vốn trung bình là 18,82 triệu USD/ dự án, cao hơn so với quy mơ trung bình một dự án đầu tư nước ngồi tính chung (14,3 triệu USD).

Bảng 2.10: Đầu tƣ của các nƣớc vào Việt Nam năm 2014.

Nước Giá trị/dự án (triệu USD)

Số dự án

Quy mô/tổng

đầu tư(%) Tăng trưởng so với năm trước(%) Hàn Quốc 7,7 4063 35,1 8,33

Hồng Kông 3 869 13,9 17,8 Singapore 2,89 1351 13,2 24 Nhật Bản 2,05 2477 10 14,89 Nga 1,9 104 8,7 18,82

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Từ Bảng 2.10, ta có nhận xét mặc dù tổng vốn đầu tư của Nga vào Việt Nam còn thấp so với các nước đầu tư nhiều nhất vào nước ta năm 2014 như Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Nhật; quy mô các dự án đầu tư của Nga lại lớn hơn (trừ Singapore có quy mơ đầu tư 24 triệu USD/dự án) . Điều này là nhờ các nhà đầu tư Nga vào Việt Nam chủ yếu là các tập đoàn đa quốc gia với tiềm lực tài chính lớn, hoạt động trong các ngành cơng nghiệp chủ chốt như dầu khí, than đá, điện lực. Các dự án đầu tư được thực hiện về lâu dài với số vốn hầu hết trên 100 triệu USD.

2.4.2.Cơ cấu FDI của Nga vào Việt Nam

2.4.2.1.Cơ cấu FDI của Nga theo lĩnh vực

Bảng 2.11: Cơ cấu FDI của Nga vào Việt Nam theo ngành

Ngành Số dự án Vốn đầu tư (triệu USD)

Tỷ trọng (%)

Công nghiệp chế biến, chế tạo 35 1120 57,7 Khai khoáng 7 581 29,7 Kinh doanh bất động sản 3 72,7 3,7 Lĩnh vực khác 59 191,2 8,9

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài (2014)

Việt Nam hiện có 18 phân ngành kinh tế, trong đó có 13 ngành có đầu tư của Nga. Năm 2014, các dự án đầu tư tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 35 dự án có giá trị vốn 1,12 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 57,7% trong tổng vốn đầu tư của Nga vào Việt Nam. Tiếp đến là lĩnh vực khai khoáng với 7 dự án có tổng vốn đầu tư là 581 %, chiếm tới gần 30% tổng vốn đầu tư của Nga. Đứng thứ 3 là kinh doanh bất động sản, lĩnh vực này chưa có sức hút đầu tư đối với các nhà đầu tư Nga nên chỉ có 3 dự án với vốn đầu tư 72,7 triệu USD, đạt tỷ trọng trên tổng vốn đầu tư là 3,7%. Các lĩnh vực cịn lại có tổng vốn FDI của Nga là 191,2 với 59 dự án. Về cơng nghiệp chế biến, chế tạo, khai khống, các nhà đầu tư chủ yếu

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Bên cạnh đó, tính đến nay, Nga cũng có 6 dự án dầu khí với 531 triệu USD tổng vốn đầu tư tương đương với 27% tổng vốn FDI đăng ký (Theo Cục Đầu tư nước ngoài)

2.4.2.2. Cơ cấu FDI của Nga vào Việt Nam theo địa bàn đầu tư và hình thức đầu

Liên bang Nga có dự án đầu tư trên 24 tỉnh thành của Việt Nam, tập trung ở những thành phố lớn. Hình thức chủ yếu của FDI từ Nga là 100% vốn nước ngoài với 1,26 tỷ USD vào 63 trong số dự án, chiếm 64,5% tổng vốn. Hình thức này tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam do các nhà đầu tư thường chọn nơi có nền kinh tế linh hoạt, năng động, địa điểm phù hợp để thành lập khu công nghiệp. Đáp ứng được điều này, năm 2014, Bình Định là nơi thu hút được nhiều FDI từ Nga nhất (1 tỷ USD).

Tiếp đến là hình thức liên doanh chiếm 13% tổng vốn đầu tư của Nga vào Việt Nam với 35 dự án trị giá 256 triệu USD. Các doanh nghiệp liên doanh tập trung nhiều ở Hà Nội và khu vực miền Bắc nói chung. Năm 2014, Hà Nội cũng là thành phố xếp thứ 2 trong thu hút đầu tư của Nga với 25 dự án có vốn đầu tư là 129,5 triệu USD.

19% là tỷ trọng vốn đầu tư của hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đây là hình thức đầu tư phổ biến thứ 3 từ Nga vào Việt Nam. Nga đầu tư 4 dự án theo hình thức này với 381 triệu USD. Ngồi ra cịn có các loại hình BOT và cơng ty cổ phần. Theo Cục đầu tư nước ngoài, đứng thứ 3 về địa bàn được đầu tư nhiều nhất từ Nga là Bà Rịa – Vũng Tàu, chiếm 2,6% tổng vốn đầu tư của nước bạn với 4 dự án giá trị 52 triệu USD.

Một số dự án đáng chú ý do các công ty Nga thực hiện: Dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng Cam Ranh Flowers Resort với tổng vốn đầu tư 90 tỷ USD bao gồm 256 phòng khách sạn, 111 căn hộ và 56 biệt thự của Tập đoàn State Development – Moscow ; dự án xây dựng nhà máy sản xuất đầu máy và toa xe với công suất 2000

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

toa tàu có vốn đầu tư hơn 100 triệu USD của công ty Uralvagonzavod ; dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1, Sông Hậu 1 của cơng ty Power Machines v.v.

2.4.3. Tình hình đầu tƣ từ Việt Nam sang Nga

Năm 2013, Việt Nam đã thực hiện 16 dự án đầu tư ở Nga và số lượng công ty Việt Nam tại Nga năm này là 40. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã thành lập được 17 dự án đầu tư tại Nga với tổng vốn đầu tư lên tới 2,4 tỷ USD. Đây đều là thành viên của Hiệp hội các doanh nghiệp Việt Nam tại Nga. Mặc dù đầu tư của Việt Nam vào Nga chưa ở mức cao, Đài tiếng nói nước Nga (The Voice of Russia, 12/2014) cho hay Nga đứng thứ 3 trong danh sách 68 quốc gia thu hút đầu tư từ Việt Nam, chỉ sau Lào và Campuchia. Theo ông Pavel Kochkin, cố vấn của Bộ Phát triển kinh tế Liên bang Nga, các nhà đầu tư nước ta rất quan tâm đến thị trường Nga do nhìn thấy tiềm năng dồi dào trong nhiều lĩnh vực tại đây.

Hai dự án đầu tư lớn nhất với sự tham gia của Việt Nam là hai liên doanh trong ngành cơng nghiệp dầu mỏ và khí đốt. Dự án thứ nhất là dự án khai thác dầu khí ở cực Bắc của nước Nga của Liên doanh Rusvietpetro. Cho đến nay, liên doanh đã khai thác được vài triệu tấn dầu đầu tiên. Trong tương lai gần, liên doanh này được mong đợi sẽ đuổi kịp Vietsovpetro – Liên doanh Nga-Việt hàng đầu trong ngành cơng nghiệp dầu khí của Việt Nam. Dự án đầu tư thứ 2 của Việt Nam tại Nga không thể không kể đến là dự án về văn hóa, thương mại - khách sạn “Hanoi- Moscow”. Cơng trình này đã được hồn thành và đã có một lượng khách hàng nhất định.

Những dự án này đã cho thấy rõ rằng Nga đã và đang tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của các nhà đầu tư Việt Nam. Bên cạnh đó, sự thành công của những dự án này cũng ngày càng thu hút sự chú ý của doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga, nâng cao vị thế của Nga trong vai trò một đối tác đầu tư lớn của Việt Nam. Những lĩnh vực nhà đầu tư Việt Nam tập trung chủ yếu tại Nga là khách

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

các nhà đầu tư nước ta cũng muốn phát triển quan hệ đối tác với các công ty khai thác và vận chuyển than của Nga để tạo thành chuỗi sản xuất trong khu vực Primorsky, một số dự án phát triển công nghệ sản xuất vải cao su và vải lụa của Việt Nam cũng đang được các nhà đầu tư thảo luận để triển khai.

2.5. CÁC YẾU TỐ CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ VIỆT NAM – LIÊN BANG NGA MẠI VÀ ĐẦU TƢ VIỆT NAM – LIÊN BANG NGA

2.5.1. Hiệp định thƣơng mại WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO – World Trade Organization) là một tổ chức liên chính phủ trong đó các nước thành viên hợp tác về thương mại dựa trên hệ thống các Hiệp định của tổ chức. Đây là những văn bản pháp lý quy định về những lĩnh vực thương mại như nông nghiệp, công nghiệp, ngân hàng v.v. Trong đó, có một số nguyên tắc cơ bản được tổng hợp từ “Sách tìm hiểu về WTO” của Ủy ban Hợp tác kinh tế quốc tế như sau: (1)Thương mại tự do. (2)Thương mại không phân biệt đối xử dựa trên nguyên tắc tối huệ quốc(MFN) – tức là không phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại của mình và nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) – tức là đối xử bình đẳng giữa sản phẩm nước ngoài và trong nước. (3) Thúc đẩy môi trường cạnh tranh bình đẳng. (4) Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế - dành ưu đãi hơn cho các nước kém phát triển. (5) Dễ dự đoán nhờ cam kết, ràng buộc, minh bạch.

Tháng 1/1995, Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO. Sau 12 năm đàm phán và ký kết, ngày 11/1/2007, nước ta chính thức trở thành thành viên của WTO. 5 năm sau, ngày 22/8/2012, Liên bang Nga trở thành thành viên thứ 156 của tổ chức này.

Việc Việt Nam và Nga đều là thành viên của WTO tạo cơ hội cho hai nước tiếp cận thị trường của nhau với mức thuế đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mở, các hoạt động chuyển giao kỹ thuật công nghệ được thực hiện thuận lợi hơn, cùng với đó là những dòng chảy to lớn về nguồn vốn giữa hai bên. Mặt khác, WTO

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

cũng làm tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường thế giới trong đó khơng loại trừ Nga và Việt Nam, dẫn đến những rủi ro cao về kinh tế, tình trạng phá sản luôn tiềm tàng. Đây là một mơi trường vừa thuận lợi vừa khó khăn đối với quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nga.

2.5.2. Đàm phán FTA giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga–Belarus–Kazakhstan Kazakhstan

Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan là một khu vực hải quan tổng hợp được hình thành ngày 1/1/2010 dựa trên một hiệp ước được ký kết giữa Nga, Belarus và Kazakhstan. Theo EU-Mutrap, đây là một khu vực với tổng diện tích hơm 20 triệu km2, có dân số khoảng 170 triệu người. Với sự phát triển kinh tế năng

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) quan hệ thương mại và đầu tư giữa việt nam và liên bang nga trong bối cảnh ngày nay thực trạng và giải pháp (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)