Đơn vị: triệu USD
378.9 225.6 271.2 278.9 357.4 360.5 367.1 571.3 687.2 651.3 887.3 1020 869 1010 1642 1830 1829 1972 2448 2759 2548.2 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Năm 1994, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Liên bang Nga chỉ đạt khoảng 379 triệu USD và con số này khơng có sự thay đổi nhiều 6 năm sau đó. Cho đến năm 2000, tổng kim ngạch thương mại hai nước cũng chỉ ở mức 367,1 triệu USD. Tuy nhiên, đến năm 2001, từ khi Tổng thống Nga Putin đến thăm Việt Nam và ký kết nhiều văn kiện cấp cao với nước ta về hợp tác kinh tế, kim ngạch thương mại song phương đã có bước tiến lớn khi tăng gần 36% so với năm trước, đạt 571,3 triệu USD. Đến năm 2005, kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đã tăng đến con số 1020 triệu USD, tăng gần gấp đơi trong vịng 4 năm.
Duy chỉ trong năm 2006, kim ngạch thương mại hai nước giảm đáng kể xuống còn 869 triệu USD (giảm khoảng 15% so với năm trước). Tuy vậy, hai nước đã cố gắng phục hồi lại quan hệ thương mại song phương ngay sau đó. Năm 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu ổn định trở lại với 1010 triệu USD và lại tiếp tục tăng trong những năm sau đó. Ngay cả trong khủng hoảng tài chính thế giới, kim ngạch thương mại hai chiều vẫn tăng 11,4 % (từ 1642 triệu USD năm 2008 đến 1830 triệu USD năm 2009) và đến năm 2014 đã đạt 2548,2 triệu USD. Như vậy, trong vòng 20 năm kể từ năm 1994, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đã tăng gấp 7 lần. Tuy con số này là chưa cao so với một số nước khác như Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Đức; nó vẫn thể hiện một sự tăng trưởng liên tục trong quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy dù tỷ trọng xuất nhập khẩu so với tổng kim ngạch còn hạn chế (0,9%) và chưa xứng với tiềm năng, Nga vẫn là một đối tác thương mại lớn khi xếp thứ 6 trên thị trường châu Âu, xếp thứ 23 trên tổng số thị trường của Việt Nam về kim ngạch xuất nhập khẩu.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga và Tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu từ năm 1994 – 2014
Năm Kim ngạch xuất khẩu sang Nga (triệu USD)
Tăng trưởng xuất khẩu (%)
1994 288,7 - 1995 144,8 -49,8 1996 186,5 28,8 1997 159,1 -14,7 1998 224,8 41,3 1999 114,9 48,9 2000 122,5 6,6 2001 194,5 58,8 2002 187 -3,9 2003 159,5 -14,7 2004 216,1 35,5 2005 252 16,6 2006 413 63,9 2007 458 10,9 2008 672 46,7 2009 415 -38,2 2010 830 100 2011 1278 54 2012 1618 26,6 2013 1906 17,8 2014 1728 -9,3
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Có thể thấy, từ năm 1994 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Liên bang Nga đã tăng xấp xỉ 6 lần. Tuy nhiên, qua các năm trong thời kỳ, tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu không đồng đều. Từ năm 1994 đến năm 2000, kim ngạch xuất khẩu tăng và giảm xen kẽ nhau. Tức là nếu tỷ lệ tăng trưởng của năm trước tăng, thì tăng trưởng của năm sau đó sẽ giảm và ngược lại. Năm 1994, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nga của Việt Nam giảm mạnh - 49,8% (từ 288,7 triệu USD xuống 144,8 triệu USD). Tuy nhiên năm 1995 lại tăng trở lại 28,8%. Tương tự, năm 1998 chứng kiến sự tăng mạnh trở lại của kim ngạch xuất khẩu lên 41,3% sau khi giảm 14,7% trong năm 1997. Năm 1999 là năm có con số kim ngạch xuất khẩu ảm đạm nhất trong vòng 20 năm khi tăng trưởng đi xuống 48,9%, từ 224,8 triệu USD năm 1998 chỉ còn 114,9 triệu USD.
Cùng với bước tiến của quan hệ thương mại hai nước trong năm 2000, kim ngạch xuất khẩu tử Việt Nam sang Nga cũng có sự tăng trở lại. Nếu như năm 2000, tăng trưởng cịn khiêm tốn (6,6%) thì năm 2001, tăng trưởng tăng ấn tượng - tăng 58,8% đạt 194,5 triệu USD. Từ đây, kim ngạch xuất khẩu một vài năm cũng giảm nhưng chỉ giảm tương đối nhẹ (3,9% năm 2002; 14,7 % năm 2003; 38,2% năm 2009). Các năm còn lại, kim ngạch xuất khẩu sang Nga của Việt Nam liên tục tăng, đặc biệt năm 2010, tăng trưởng 100%, gần đạt mốc 1 tỷ USD. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sag Nga đạt 1,728 tỷ USD. Điều này có được là nhờ những chính sách hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu của chính phủ cũng như những nỗ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu.
Hiện tại, Nga xếp thứ 20/28 thị trường có tổng kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam. Trong đó, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản là những thị trường chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam lớn nhất.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nga và Tăng trƣởng kim ngạch nhập khẩu qua các năm 1994 – 2014
Năm Kim ngạch nhập khẩu từ Nga (triệu USD)
Tăng trưởng kim ngạch (%)
1994 90,2 - 1995 80,8 -10,4 1996 84,7 4,8 1997 119,8 41,4 1998 132,6 10,7 1999 245,6 85,2 2000 244,6 -0,4 2001 376,8 54 2002 500,6 32,6 2003 491,8 -1,8 2004 671,2 36,5 2005 768 14,4 2006 456 -40,6 2007 552 21,1 2008 970 75,7 2009 1415 45,9 2010 999 -29,4 2011 694 -30,5 2012 830 19,6 2013 853 2,8 2014 820.2 -3,8
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Nhìn chung, tổng kim ngạch nhập khẩu từ Nga vào Việt Nam tăng qua các năm nhưng gần đây, tốc độ tăng trưởng lại giảm. Điều này là phù hợp với chính sách thương mại định hướng xuất khẩu của nước ta.
Những năm giữa thập niên 90 của thế kỷ 20, kim ngạch nhập khẩu vào thị trường Việt Nam từ Nga chỉ ở mức 80 đến 90 triệu USD. Tuy nhiên, từ năm 1995 đến năm 2002, kim ngạch tăng trưởng khá ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân 27,2% / năm; trong đó có một số năm tăng trưởng ở mức trên 50% như năm 1999 với 85,2%, năm 2001 với 54%. Năm 2002, giá trị kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nga là 500,6 triệu USD. Mặc dù tốc độ tăng trưởng giảm nhẹ ở năm sau đó ( năm 2003, tăng trưởng là -0,4%), năm 2005, kim ngạch nhập khẩu tăng trở lại, đạt 768 triệu USD. Đến năm 2008, kim ngạch nhập khẩu gần đạt mốc 1 tỷ USD (970 triệu USD). Năm 2009, bất chấp bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, Việt Nam có giá trị kim ngạch nhập khẩu từ Nga tăng vọt lên 45,9% và đạt 1,415 tỷ USD. Tuy vậy, đây là con số kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong vòng 20 năm trở lại đây. Từ năm 2012 đến năm 2014, kim ngạch nhập khẩu trung bình là 834,4 triệu USD. Cụ thể, giá trị kim ngạch nhập khẩu năm 2012 là 830 triệu USD, năm 2013 là 853 triệu USD và năm 2014 là 820,2 triệu USD.
Có thể thấy, kim ngạch nhập khẩu tử Nga vào thị trường Việt Nam còn thấp. So với tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu, con số 820,2 triệu USD năm 2014 của Nga chỉ chiếm 0,6%. Tuy vậy, Nga vẫn nằm trong danh sách 20 nhà nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam cùng với Trung Quốc, Mỹ, EU, v.v.
2.3.2. Cơ cấu các mặt hàng buôn bán hai chiều Việt Nam – Liên bang Nga.
2.3.2.1. Cơ cấu hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Liên bang Nga
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Bảng 2.3: Kim ngạch và tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu chủ yếu từ Việt Nam sang Nga năm 2014
STT Tên hàng Trị giá (triệu USD) So sánh cùng kỳ (%) Tỷ trọng(%) Trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nga Trong tổng kim ngạch mặt hàng đó xuất khẩu của Việt Nam
1 Điện thoại , linh kiện điện tử 674,15 -14,1 39 2,85 2 Hàng dệt may 138,39 2,05 8,1 0,66 3 Cà phê 122,5 31 7,1 3,5 4 Hàng thủy sản 104,47 1,08 6,05 1,33 5 Máy vi tính 124,28 -52,6 7,2 1,08 6 Giày dép các loại 87,2 -12,3 5 0,84 7 Hạt điều 56,81 -2,6 3,3 2,85 8 Hàng rau quả 37,1 15 2,15 2,5 9 Hạt tiêu 27,02 6,2 1,56 2,25 10 Hàng hóa khác 383.08 -1,9 22,16 0,56 Tổng cộng 1728 -9,3 100 1,15
Nguồn: Tổng cục Hải quan (2014)
Theo số liệu từ Bảng 2.3, có thể thấy trong cơ cấu các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang Nga, điện thoại các loại và linh kiện là nhóm mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất, thậm chí chiếm gần 1 nửa trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nga, ở mức 39% với 674,15 triệu USD. Đứng thứ hai về kim ngạch là nhóm hàng dệt may với 138,9 triệu USD nhưng tỷ trọng của mặt hàng này chỉ đạt 8,1%. Tiếp theo đó, các mặt hàng cà phê; thủy sản; máy vi tính, điện tử và hàng linh kiện; giày dép các
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
loại có tỷ trọng kim ngạch trong tổng kim ngạch xuất khẩu tương đương nhau lần lượt là 7,1% , 6,05%, 7,2% và 5%. Các mặt hàng cịn lại trong nhóm 9 mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường Nga của Việt Nam đều là hàng nông sản. Cụ thể, hạt điều có tỷ trọng 3,3%; rau quả chiếm 2,15% và hạt tiêu đạt mức thấp nhất 1,56% trong tổng kim ngạch xuất khẩu Việt – Nga. Tuy vậy, xét trên quy mô tổng kim ngạch xuất khẩu của từng mặt hàng ra tất cả các thị trường của Việt Nam, cà phê lại là mặt hàng có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với 3,5% tương ứng với giá trị xuất khẩu 122,5 triệu USD; con số thấp nhất là của hàng dệt may với 0,66% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2014.
Về tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ, các mặt hàng sau có kim ngạch gia tăng : hàng dệt may, cà phê, thủy sản, hàng rau quả và hạt tiêu. Trong đó phải kể đến mặt hàng cà phê, là mặt hàng có tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, cũng là mặt hàng có tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2014, ở mức 31%. Hàng rau quả tăng lên ¼ trong trị giá xuất khẩu sang Liên bang Nga. Mặt khác, nhóm mặt hàng có tăng trưởng âm lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ở mức -52,6%. Điện thoại cũng có tăng trưởng đi xuống mạnh với - 14,1%. Điều này được lý giải do các mặt hàng giảm về tăng trưởng vẫn có giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Nga đi lên nhưng với tốc độ chậm hơn so với tổng kim ngạch sang tất cả các thị trường.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực
Điện thoại, linh kiện điện tử
Điện thoại và linh kiện luôn là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu ra thế giới của Việt Nam những năm gần đây. Như vậy, khơng khó để lý giải việc ở thị trường Nga, đây cũng là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của nước ta. Điều này được thể hiện qua Bảng 5:
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu và tăng trƣởng kim ngạch điện thoại, linh kiện điện tử từ Việt Nam sang Nga giai đoạn 2011 – 2014
Năm 2011 2012 2013 2014 Trị giá (Triệu USD) 536,1 770,6 785,6 674,1 Tăng trưởng (%) - 43,8 1,9 -14,2
Nguồn: Tổng cục Hải quan (2014)
So với năm 2011, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Nga của nước ta trong năm 2012 đã tăng lên 43,8%. Đây là mức tăng vượt bậc trong giai đoạn 2011 – 2014. Điều này có được một phần là nhờ quy mơ vốn FDI vào lĩnh vực điện thoại và linh kiện của Việt Nam khá lớn và các hoạt động xúc tiến kinh doanh được tiến hành một cách nhanh chóng. Tuy kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này ra thế giới của nước ta vẫn tăng bình quân 140%/năm (Theo Tổng cục Thống kê) và vẫn ở mức cao tại Nga, những năm sau đó chứng kiến con số kim ngạch xuất khẩu không mấy phát triển ở thị trường Nga, chỉ tăng trưởng 1,9% vào năm 2013 và thậm chí giảm 14,2% vào năm 2014. Có thể giải thích điều này dựa vào lý do quen thuộc: nước Nga vừa trải qua một số biến động chính trị, kéo theo kinh tế có phần ảm đạm khiến sức mua của người dân giảm xuống, đây lại là mặt hàng người dân khơng có nhu cầu thường xuyên. Do đó kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện các loại của nước ta vào Nga giảm xuống rõ rệt.
Tính riêng về mặt hàng điện thoại của Việt Nam, ngoài Liên bang Nga, các quốc gia và vùng lãnh thổ có sức tiêu thụ lớn nhất bao gồm: Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) với kim ngạch hơn 391 triệu USD (chiếm 16% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước), Hoa Kỳ với kim ngạch gần 188 triệu USD, Indonesia với 128 triệu USD kim ngạch, Ấn độ với 69 triệu USD kim ngạch xuất khẩu điện thoại từ Việt Nam.
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Hàng dệt may
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu và tăng trƣởng kim ngạch hàng dệt may từ Việt Nam sang Nga từ năm 2009 đến 2014
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Trị giá (Triệu USD) 56,1 75,5 106 122,1 135,2 138,5 Tăng trưởng (%) 34,6 40,4 15,2 10,7 2,4
Nguồn: Tổng cục Hải quan (2014)
Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu dệt may. Hàng dệt may cũng là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang Nga lớn thứ hai của Việt Nam sau điện thoại các loại và linh kiện. Đây cũng là thị trường truyền thống cho mặt hàng này của Việt Nam. Thơng tin từ Tập đồn dệt may Quốc gia Việt Nam cho biết năm 2014, hàng dệt may xuất khẩu chủ yếu sang Nga là áo sơ mi, quần tây, quần áo trẻ em, áo thun, váy, áo khoác.
Tuy giá trị kim ngạch tăng qua các năm, tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nga lại có xu hướng giảm những năm gần đây. Trong vòng 6 năm, tăng trưởng lớn nhất là 40,4% năm 2011. Từ sau năm này, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Nga giảm mạnh, năm 2014 chỉ còn 2,4%. Kim ngạch xuất khẩu trong năm 2014 đạt 138,5 triệu USD. Điều này có thể giải thích là từ năm 2012, Nga thực hiện lộ trình giảm thuế nhập khẩu dệt may xuống 2 lần theo cam kết với WTO, hàng dệt may Việt Nam ở thị trường Nga gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu dệt may khác.
Bên cạnh đó, giá trị xuất khẩu hàng dệt may sang Nga năm 2014 của Việt Nam chiếm 8,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nga. Con số này vẫn còn rất nhỏ so với các thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam như EU với 38%, Nhật Bản với 30% (Tập đoàn dệt may Quốc gia Việt Nam).
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Cà phê
Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang Liên bang Nga